Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 63)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

a. Dữ liệu thứ cấp

Bao gồm các tài liệu, số liệu, phản ánh về công tác quản lý trợ giúp xã hội như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …).

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau:

Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, các sách lý luận (giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành), số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, chi cục thống kê), công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án), mạng internet, báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở.

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

b. Dữ liệu sơ cấp

Gồm những tài liệu phản ánh nghiên cứu các đối tượng trợ giúp, để tiến hành thu thập số liệu tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ làm chính sách trợ giúp xã hội từ cấp huyện xuống xã phường, thị trấn ngoài ra còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ: (i) Khảo sát về tình hình thi hành pháp luật NKT, thực hiện năm 2014 (gọi tắt điều tra NKT) và (ii) khảo sát tình hình thực hiện pháp lệnh NCT và chương trình hành động quốc gia NCT giai đoạn 2014 - 2016 (gọi tắt là điều tra NCT), Điều tra người cao tuổi năm 2015 và điều tra người khuyết tật năm 2016 trên địa bàn huyện Sơn Động.

Phân tích các số liệu từ cơ sở dữ liệu các cuộc điều tra này làm cơ sở đánh giá thực trạng đời sống, nhu cầu trợ giúp, kết quả, hiệu quả chính sách đối với NCT và NKT.

Người cao tuổi và NKT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đối tượng BTXH.

Bảng 3.4. Số lượng người thuộc đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội chọn điều tra

Diễn giải

1. Tổng số đối tượng đang hưởng trợ giúp bảo trợ xã hội

- Người Cao tuổi - Người Khuyết tật - Người Đơn thân - Các loại đối tượng khác 2. Số đối tượng điều tra - Người cao tuổi

- Người Khuyết tật - Người Đơn thân - Các loại đối tượng khác 3. Tỷ lệ đối tượngđiều tra/tổng số đối tượng - Người cao tuổi - Người Khuyết tật - Người Đơn thân

- Các loại đối tượng khác Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH, (2017) Đồng thời trong quá trình nghiên cứu đã thực hiện: (i) Điều tra 90 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc các nhóm đối tượng khác nhau tại thị trấn An Châu, xã Dương Hưu và xã Long Sơn, đây là các xã, thị trấn đại diện cho các vùng có những đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến tác động của các đối tượng trợ giúp xã hội khác nhau và cũng là các xã, thị trấn có nhiều đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện; Trong đó tôi tiến hành điều tra 6 đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng (Dương Hưu 01 trẻ, thị trấn An Châu 5 trẻ). Điều tra 24 NKT (trong đó Long Sơn 7, Dương Hưu 7 và thị trấn An Châu 10). Điều tra 30 NCT trong đó mỗi xã, thị trấn điều tra 10 đối tượng. Điều tra 01 đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại thị trấn An Châu. Điều tra 21 đối tượng người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi 01 con và nuôi 02 con, trong đó mỗi xã, thị trấn điều tra 7 đối tượng bao gồm 03 đối tượng nuôi một con và 04 đối tượng nuôi 2 con. Điều tra các nhóm đối tượng còn lại với 8 đối tượng.

Để đánh giá thực trạng và nhu cầu, kết quả công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 9 lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp huyện, xã (cấp huyện 3 người, cấp xã, thị trấn 6 người) và 10 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tại cấp xã đó là cán bộ văn hóa xã hội phụ trách công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội để xin ý kiến về đối tượng thụ hưởng, mức trợ cấp hàng tháng, tác động của chính sách và những bất cập trong công tác quản lý và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên...

Hai nhóm đối tượng điều tra này được thiết kế dưới dạng câu hỏi với các phương án trả lời đơn giản.

Bảng 3.5. Số lượng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được chọn phỏng vấn

Diễn giải

1. Lãnh đạo cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại phòng Lao động - TB&XH huyện

- Lãnh đạo - Cán bộ

2. Lãnh đạo và cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại xã, thị trấn - Lãnh đạo xã, thị trấn

- Cán bộ văn hóa xã hội

Nguồn: Số liệu điều tra ( 2017) Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, nhu cầu, mong muốn, thực trạng trợ giúp tường xuyên đang diễn ra, các vấn đề bất cấp trong công tác quả lý nhà nước về trợ giúp xã hội và thụ hưởng chính sách của đối tượng hưởng thụ chính sách trợ giúp xã hội, mức trợ cấp của đối tượng được hưởng, ý kiến nhận xét đánh giá về công tác bảo trợ xã hội.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin a. Xử lý thông tin

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của chương trình EXCELL.

b. Phân tích thông tin

Đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu

+ Thống kê mô tả trong phần đánh giá thực trạng các đối tượng bảo trợ xã hội như người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người đơn thân …số tương đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội của từng loại đối tượng, nhóm đối tượng và toàn huyện.

+ Phương pháp so sánh: So sánh mức độ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với dự toán, so sánh kết quả trợ giúp xã hội từng năm, các năm với nhau và giữa nhu cầu và thực tế .

+ Phương pháp SWOT: Sử dụng phương pháp này nhằm xác định, phân tích tổng thể quá trình quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trong 3 năm thực hiện trên địa bàn huyện Sơn Động, từ năm 2014 đến 2016 và đưa ra các cơ hội và thách thức trong công tác quản lý nhà nước về giải pháp trợ giúp xã hội trong những năm tiếp theo.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏn vấn đối với 9 lãnh đạo huyện, xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác trợ giúp xã hội và 10 cán bộ văn hóa xã hội thực hiện trực tiếp công tác này để tổng hợp những hạn chế trong công tác quản lý thực hiện trợ giúp xã hội trên địa bàn trong khoảng thời gian từ 2014 -2016 bên cạnh đó còn phỏng vấn 90 đối bảo trợ xã hội đang hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên để tổng hợp ý kiến về quá trình chi trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến 2016 đồng thời tổng hợp nguyện vọng của đối tượng trong thời gian tiếp theo.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên - Số lượng người thuộc đối tượng trợ giúp xã hội.

- Cơ cấu số người thuộc đối tượng trợ giúp xã hội.

- Tốc độ tăng, giảm số người thuộc đối tượng đối tượng trợ giúp xã hội qua các năm.

- Số lượng các loại đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng như: người cao tuổi, người khuyết tật, người đơn thân và các đối tượng đặc biệt khác đang hưởng trợ cấp, một đối tượng hưởng trợ giúp xã hội

thường xuyên được hỗ trợ thẻ BHYT theo quy định.

- Tỷ lệ hưởng trợ cấp của các nhóm đối tượng từ 2014 đến 2016.

b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên từ năm 2014 đến 2016

- Số lượng văn bản pháp luật được phổ biến trên địa bàn huyện, bao gồm các Luật, Quyết định, Nghị định của Chính phủ, Thông tư các Bộ, Thông tư liên bộ, các quyết định UBND tỉnh.

- Số lượng cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội cấp huyện, cấp xã:

Đối với cấp huyện: Tác giả chủ yếu phỏng vấn phòng Lao động – TB&XH là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND huyện trong công tác trợ giúp xã hội đối trên địa bàn huyện.

Đối với cấp xã: Tác giả lựa chọn lãnh đạo một số xã và cán bộ văn hóa xã hội là cán bộ trực tiếp tham mưu giúp việc trong công tác quản lý đối tượng trợ giúp xã hội tại địa phương.

- Số lượng đối tượng được xét duyệt trợ cấp xã hội và số đối tượng đủ điều kiện hưởng, số đối tượng không đủ điều kiện hưởng trợ giúp xã hội theo các năm.

- Số lượng hội nghị triển khai chính sách, chính sách mới về trợ giúp xã hội trong những năm qua.

- Số lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho lãnh đạo, cán bộ thực hiện công tác trợ giúp xã hội từ huyện đến xã, thị trấn.

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện, kết quả quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội - Số tiền trợ giúp xã hội thường xuyên từ năm 2014 đến 2016 phân theo đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, người đơn thân và các nhóm khác và tổng số tiền đã chi (trong đó có phân tích, so sánh với dự toán).

- Số tiền chi hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng thụ hưởng chính sách và phân theo từng nhóm đối tượng cụ thể ( trong đó có phân tích, so sánh với dự toán).

- Số lượt thanh kiểm tra được thực hiện đột xuất, theo kế hoạch các năm.

- Số vụ việc xử lý hoặc khi phát hiện truy thu, ngừng trợ cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w