Ý kiến cán bộ phòng Lao động – TB&XH về trợ giúp y tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 106 - 157)

Trong 3 năm qua các đối tượng yếu thế trên địa bàn huyện Sơn Động đã được hưởng trợ giúp về y tế đặc biệt là việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng đã được chính quyền quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác thực hiện, nhưng không tránh khỏi một số hạn chế:

Việc cấp thẻ chồng tréo vào đầu năm 2014 khi cơ quan BHXH chưa có phần mềm lọc trùng, sau đó đối tượng trùng thẻ giảm dần và đấn đầu năm 2016 không còn có đối tượng bị trùng thẻ BHYT nữa.

Tuy đối tượng bảo trợ xã hội không nhiều nhưng việc các xã, thị trấn lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm vẫn còn chưa kịp thời để gián đoạn thẻ BHYT của các đối tượng.

Từ những hạn chế trên thời gian tới huyện sẽ tích cực phối kết hợp với UBND các xã, thị trấn lãnh chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác cấp thẻ BHYT nói chung và cấp thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ngày 24/7/2017

4.1.6. Thanh tra, xử lý các vi phạm

a. Công tác thanh kiểm tra và các vi phạm

Kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá kết quả thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Thông qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế của các năm trên địa bàn huyện để chỉ ra những mặt mạnh, những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục tại xã, thị trấn, đề ra phương hướng để khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

Qua kiểm tra, giám sát tổng hợp các kiến nghị của cấp xã, cấp thôn, khu dân cư và đối tượng thụ hưởng chính sách đề xuất với cấp trên hoàn thiện hơn về chính sách trợ giúp xã hội.

Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ cấp xã, thị trấn trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

b. Kết quả kiểm tra từ năm 2014-2016

Nhìn vào bảng 4.24. ta thấy công tác kiểm tra được UBND huyện chỉ đạo thực hiện thường xuyên mỗi năm định kỳ một lần trên 23 xã, thị trấn, kiểm tra toàn diện các đối tượng đang thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội, Trong 3 năm từ 2014-2016 qua kiểm tra đã phát hiện 22 đối tượng vi phạm hoặc hưởng trợ cấp không đúng mức hưởng, tập trung chủ yếu vào 2 nhóm đối tượng đó là người cao tuổi và người khuyết tật; cụ thể:

Năm 2014 có 5 hồ sơ hưởng trợ cấp sai so với mức trợ cấp hiện hành trong đó có 01 đối tượng là người cao tuổi đồng thời hưởng trợ cấp tuyết bảo hiểm xã hội khi kiểm tra đã truy thu toàn bộ số tiền đã hưởng và ngừng trợ cấp đối với đối tượng đó, bên cạnh đó còn có 4 người khuyết tật đang bị liệt giường những cán bộ xã, thị rấn vẫn cho hưởng mức độ nặng.

Năm 2015 có 10 đối tượng hưởng trợ giúp sai so với quy định, trong đó có 1 người cao tuổi đồng thời hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm và đã truy thu số tiền hưởng, còn 9 đối tượng người khuyết tật hưởng trợ cấp không theo quy định.

Năm 2016 phát hiện 7 đối tượng hưởng sai múc hưởng so với quy định, không có đối tượng hưởng đồng thời hai loại trợ cấp.

Bảng 4.22. Kết quả kiểm tra và xử lý các vi phạm thực hiện trợ giúp xã hội

Diễn giải

1. Số lần thanh kiểm tra 2. Số hố sơ thanh kiểm tra 3. Số hồ sơ, kinh phí vi phạm - Số hồ sơ

- Kinh phí (tr.đồng) - Loại đối tượng + Người cao tuổi + Khuyết tật

4. Hình thức xử lý

- Truy thu

- Đề xuất thay cán bộ xã - Rà soát, chuyển mức hưởng

Phòng Lao động – TB&XH huyện Sơn Động (2017)

Biện pháp: Sau khi phát hiện sai phạm trong công tác quản lý, chi trợ giúp xã hội tổ kiểm tra đã tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định truy thu trợ cấp noopj vào ngân sách nhà nước đối với 2 đối tượng hưởng đồng thời 2 loại trợ cấp, kinh phí truy thu 22,5 triệu đồng.

Còn các xã, thị trấn có đối tượng đang hưởng trợ giúp mức hưởng không theo mức khuyết tật yêu cầu xã, thị trấn rà soát lại toàn bộ các đối tượng đang hưởng trợ cấp với người khuyết tật, cấp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật và điều chỉnh mức hưởng trợ cấp theo quy định.

Riêng có một xã qua kiểm tra phát hiện cán bộ xã, thị trấn không chi trả trợ cấp kịp thời cho đối tượng, đặc biệt là các khoản truy lĩnh và còn nhận tiền của người dân trong quá trình hướng dẫn thủ tục hoàn thiện hồ sơ, tham mưu chuyển vị trí công tác với cán bộ này.

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG

4.2.1. Đánh giá của các nhóm đối tượng về tình hình thực thi chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động

Để đánh giá được tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động tôi tiến hành điều tra 30 NCT, 6 TE, 24 NKT, 30 đối tượng khác.

Đúng đối tượng: 100% NKT đánh giá công tác thực thi chính sách TGXH là đúng đối tượng; 96,67% trẻ em đánh giá đúng; 93,33%

NCT đánh giá đúng; 91,67% nhóm đối tượng khác đánh giá đúng.Còn lại một phần trăm nhỏ các đối tượng đánh giá không đúng.

Đủ đối tượng: 71,67% NKT đánh giá công tác thực thi chính sách TGXH là đủ đối tượng; 93,33% trẻ em đánh giá đủ; 78,33% NCT đánh giá đúng; 90,83% nhóm đối tượng khác đánh giá đúng.Còn lại một phần trăm nhỏ các đối tượng đánh giá không đúng.

Chế độ: Có 88,33% trẻ em đánh giá chính sách TGXH trên địa bàn là đúng đối tượng, 85% NCT đánh giá đúng; 80% nhóm khác đánh giá đúng, 78,33% NKT đánh giá đúng, còn lại phần trăm NKT đánh giá sai chế độ là cao nhất với 21,67% tiếp đến là nhóm khác, NCT và trẻ em.

Đúng thời gian: Đa phần các đối tượng đánh giá thời gian chi trả tiền trợ giúp cho họ đều rất đúng, có 78,33% NKT đánh giá thời gian chi trả đúng, 70% trẻ em đánh giá đúng, 68,33% NCT đánh giá đúng; 64,17% nhóm khác đánh giá đúng.

Bảng 4.23. Đánh giá chung của các nhóm đối tượng được hưởng TGXH về tình hình thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động

Đối tượng

Đúng

Người cao tuổi 93,33

Trẻ em 96,67

Người khuyết tât 100,00

Nhóm khác 91,67

Thủ tục: Đa phần các đối tượng đánh giá thủ tục của công tác lập hồ sơ, chi trả cho các đối tượng TGXH đối với cán bộ cấp xã, thị trấn là tốt, quá nhiều giấy tờ. Thái độ của cán bộ cán bộ thực thi chính sách TGXH trên địa bàn huyện là trung bình, xã Dương Hưu có 2 đối tượng cho biết thái độ cán bộ xã đôi khi còn gây phiền hà cho đối tượng và cần điều chỉnh.

4.2.2. Kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động

a. Kết quả

Chính sách trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội đã được chính quyền các cấp các đơn vị chức năng của từ huyện đến xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách trợ giúp xã hội, đến nay về cơ bản đã bao phủ hết số đối tượng bảo trợ xã hội có đủ điều kiện hưởng trợ cấp trên địa bàn toàn huyện, đồng thời trong quá trình thực hiện từ huyện đến cơ sở đã kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách trợ gúp xã hội.

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; có sự phối hợp tốt giữa các ngành chức năng do vậy các chế độ trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội cơ bản được thực hiện công bằng, kịp thời, đúng đối tượng.

- Đối tượng được hưởng TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động ngày càng tăng lên qua 3 năm 2014-2015. Năm 2014 tổng số đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội là 2.325 đối tượng, năm 2015 tăng lên 2334 đối tượng tương ứng 0,3% so với năm 2014. Năm 2016 số lượng đối tượng được trợ giúp tăng lên 2.404 đối tượng tương ứng 2,9%. Trong đó số lượng đối tượng được hưởng TGXH năm 2016 nhóm có đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đối tượng NCT chiếm 36,59%, tiếp theo là NKT chiếm 36,23%, đối tượng đơn thân chiếm 15,98 còn lại 11,2% các nhóm đối tượng đặc biệt khác.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng tăng qua các năm Lượng kinh phí phân bổ cho chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động qua 3 năm là 25.578,54 triệu đồng; trong đó: năm 2014 tổng kinh phí được phân bổ là trên 6.328,8 triệu đồng, năm 2015 con số này tăng lên 8.604,18 triệu đồng tương ứng 135% so với năm 2014, năm 2016 tổng kinh phí tăng lên 10.645,56 triệu đồng tương ứng 23,7% so với năm 2015.

b. Hạn chế

Những hạn chế của hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động

Tiêu chí xác định đối tượng quá chặt, nhiều đối tượng khó khăn chưa được thụ hưởng chính sách. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Sơn Động vẫn còn rất nhiều đối tượng chưa được hưởng chính sách trợ giúp xã hội, vẫn còn rất nhiều đối tượng bị bỏ sót nguyên nhân chưa bảo đảm mức độ bao phủ là do tiêu chí xác định đối tượng quá chặt, gắn với nhiều tiêu chí. Mặc dù từ năm 2010 đã bỏ tiêu chí hộ nghèo đối với NTT, nhưng vẫn còn 3 nhóm gắn với điều kiện hộ nghèo đó là nhóm NCT không có người có quyền nghĩa vụ phùng dưỡng, trẻ em và người dân tộc thiểu số. Các đối tượng có hoàn cảnh cần đến sự trợ giúp, nhưng để được trợ cấp lại phải bảo đảm các điều kiện không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người chăm sóc. Các tiêu chí này đã giới hạn phạm vi hưởng chính sách. Bên cạnh đó, còn những bộ phận dân cư khó khăn chưa được đưa vào đối tượng thụ hưởng. Lý do chủ yếu vẫn là thiếu nguồn ngân sách để thực hiện chính sách. Ví dụ người già không có lương hưu, không có nguồn thu nhập phải sống phụ thuộc gia đình, con cháu; phụ nữ đơn thân nuôi con; những người có thu nhập thấp không bảo đảm mức sống tối thiểu.

- Mức trợ cấp xã hội thấp, chưa phù hợp với thực tiễn

Mục tiêu của công tác trợ giúp xã hội là bảo đảm cho đối tượng hưởng lợi sống ở mức sống tối thiểu (không rơi vào tình trạng nghèo). Tuy nhiên, với mức trợ cấp hiện tại theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP mức chuẩn trợ cấp 270.000đ/chuẩn/tháng thì đời sống của đối tượng yếu thế trên địa bàn huyện Sơn Động còn ở mức dưới chuẩn nghèo, cần có nghiên cứu đề xuất một cách khoa học và thực tiễn về mức chuẩn trợ cấp và các hệ số điều chỉnh phù hợp.

Hầu hết đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội là những đối tượng sống trong các gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số, cuộc sống hết sức khó khăn với họ và với mức trợ cấp xã hội hiện tại thì khó có thể bảo đảm cuộc sống ở mức tối thiểu, nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội. Với quan điểm xã hội hoá cần thiết và việc nhà nước trợ giúp chỉ là một phần còn phần khác là gia đình, cộng đồng, xã hội, song cũng phải tính đến bảo đảm an toàn cuộc sống cho các đối tượng và gia đình của họ ở mức tối thiểu.

- Nhiều văn bản dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện

Nhiều văn bản được ban hành dẫn đến sự chồng chéo về nội dung giữa các văn bản. Hiện tại trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và cả tỉnh, cả nước nói chung thực tế đã có nhiều nội dung chính sách được quy định ở nhiều văn bản, mỗi văn bản lại có cơ chế tổ chức thực hiện khác nhau. Sự chồng chéo giữa các văn bản dẫn đến có một số đối tượng được hưởng một lúc nhiều chính sách trợ giúp. Trường hợp NCT đủ 80 tuổi trở lên thuộc diện hộ nghèo một lúc được hưởng 2 chính sách trợ giúp là: trợ giúp NCT và trợ giúp người nghèo.

Hệ thống chính sách không đồng bộ đó chính là nguyên nhân dẫn đến chồng chéo ví dụ như đối tượng người cao tuổi do ngành Lao Động quản lý, nhưng bảo hiểm xã hội lại ngành Bảo hiểm quản lý việc người 80 tuổi đồng thời hưởng người cao tuổi bên ngành lao động đồng thời hưởng hưu vẫn còn xảy ra, thêm vào đó là sự kiểm soát lỏng lẻo của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa tốt nên dẫn đến các trường hợp nhầm lẫn như vậy.

- Tổ chức bộ máy ở cơ sở chưa đủ mạnh đáp ứng với yêu cầu thực tiễn Để thực hiện được chính sách cần có hệ thống sự nghiệp đủ mạnh để triển khai thực hiện. Trong những năm qua chính quyền huyện Sơn Động mới chỉ quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý hành chính ở các cấp, các ngành có chức năng nhiệm vụ đến thực hiện chính sách trợ giúp xã hội. Chưa quan tâm đến hệ thống các đơn vị sự nghiệp chăm sóc đối tượng xã hội ở cộng đồng và ở cấp cơ sở. Chính vì chưa có hệ thống dịch vụ sự nghiệp chăm sóc đủ với nhu cầu đòi hỏi đã dẫn đến hầu hết các dịch vụ hỗ trợ kém chất lượng. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, thực hành về công tác xã hội, dẫn đến hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách chưa nghiêm, thường chậm so với hiệu lực của chính sách.Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Sơn Động vẫn còn những trường hợp chính sách trợ giúp được thực hiện nhưng vẫn còn chậm chễ so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự làm việc thiếu chuyên nghiệp của cán bộ chi trả chính sách trợ giúp trên địa bàn các xã, sự hạn chế về kiến thức trợ giúp xã hội dẫn đến quá trình chi trả bị chậm chễ.

- Nguồn tài chính thiếu, cơ chế quản lý liên ngành dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm nguồn lực cho chính sách

Việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu ngân sách của địa phương và số

đối tượng hưởng lợi. Mà thông thường đối tượng luôn biến động. Biểu tổng hợp dự toán ngân sách địa phương chỉ dùng một chỉ tiêu tổng hợp duy nhất là chi bảo đảm xã hội, thiếu chi tiết các khoản chi cụ thể, thiếu quy định trách nhiệm phối kết hợp của ngành quản lý và ủy ban nhân dân cấp dưới (Sở LĐTBXH và ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc là trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan quản lý đối tượng (ngành LĐTBXH) với cơ quan quản lý tài chính cùng cấp (Sở Tài chính); cấp huyện và cấp trung ương cũng có tình trạng như vậy. Sự tách biệt tương đối rõ của hệ thống quản lý tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện đã ảnh hưởng đến việc lập dự toán, duyệt dự toán, phân bổ ngân sách và chi tiêu thực tế. Sự tách biệt này đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ở tất cả các cấp. Sự phối kết hợp chưa chặt chẽ này dẫn đến tình trạng dự toán chi ngân sách và phân bổ ngân sách chi bảo đảm xã hội nói chung, chi thực hiện chính sách TGXH không đủ theo yêu cầu thực tế là khá phổ biến đặc biệt là huyện nghèo như Sơn Động . Đồng thời các quy định cũng chưa thật sự chặt chẽ, nên thực tiễn trên địa bàn huyện thời gian quan vẫn tồn tại thực tế là lập dự toán chi, duyệt, phân bổ ngân sách trợ giúp xã hội từ không có sự phối hợp của Sở LĐTBXH và các phòng TBXH cấp huyện. Việc cấp bổ sung ngân sách không căn cứ vào quy mô, nhu cầu của chính sách TGXH ở địa phương mà căn cứ theo định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội, dẫn đến chưa minh bạch trong tạo nguồn cho các địa phương thực thi chính sách.

Quy định nguồn và định mức chi cho bảo đảm xã hội tính theo đầu dân, không theo quy mô đối tượng dẫn đến khó khăn trong việc chủ động ngân sách thực hiện TGXH ở địa phương. Do tính chất tương đối của việc phân bổ ngân sách chi cho trợ giúp xã hội ở địa phương nên thời gian qua trên địa bàn huyện cũng xảy ra một số trường hợp những xã có dân số ít, các xã dân tộc miền núi nhưng đối tượng cần trợ giúp xã hội lại đông dẫn đến hệ số phân bổ không lớn từ đó gặp khó khăn do nguồn kinh phí không bảo đảm.

- Chưa xác định được công cụ, phương tiện giáo dục phù hợp và làm chưa thường xuyên đã dẫn đến hiệu quả chưa cao

Thời gian qua trên địa bàn huyện công tác giáo dục tuyên truyền các chính sách TGXH mới chỉ được người dân tiếp nhận thông tin qua các buổi họp bản, thôn, qua đài phát thanh huyện, xã, còn công tác tuyên truyền qua các hội nghị hoặc giới thiệu thông tin, hình ảnh về các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp những ngày lễ, tết qua báo đài, tivi ít được người dân biết đến. Nội dung chính sách, kỹ thuật nghiệp vụ thường ít được đưa vào nội dung giáo dục ở cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 106 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w