Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 20 - 28)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của hội nông dân trong phát triển

2.1. Cơ sở lý luận về vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng và dân tộc.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới (Hội nông dân Việt Nam, 2019).

Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đoàn kết của nông dân; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hoá, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Hội nông dân Việt Nam, 2019).

b. Khái niệm về phát triển kinh tế - xã hội

* Phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Với mỗi góc cạnh thì tăng

trưởng kinh tế đều được hiểu cặn kẽ hơn. Và khái niệm mang tính bao quát, cụ thể “Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ”

(Robert, 1991; Gregory et al., 1992).

Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát triển dân trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Lý thuyết về phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là Smith (1723-1790), Malthus (1776- 1838), Ricardo (1772-1823), Marx (1818- 1883), Keynes (1883- 1946) đưa ra qua việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế, tiên đoán về phát triển kinh tế. Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Michael and Stephen, 2012).

Sự phát triển bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên có thể đi đến một định hướng tổng quát là: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raanan Weitz,1995).

“Phát triển” là một khái niệm đóng góp kể về mặt lý thuyết lẫn chính trị, nó phức tạp và mơ hồ (Thomas, 2004). “Phát triển” là một sự việc (sự kiện) cấu thành một giai đoạn mới trong một tình trạng thay đổi hoặc là sự thay đổi bản chất của một quá trình. Nếu không đủ điều kiện, “phát triển” ngầm được hiểu là một sự thay đổi tích cực. Khi đề cập về mặt xã hội hay hệ thống kinh tế xã hội,

“phát triển” thường có nghĩa là cải thiện trong cả một hệ thống hay trong một số yếu tố thành phần. Một định nghĩa rộng hơn, “phát triển” là một khái niệm đa chiều, bởi vì bất kỳ một cải thiện nào của hệ thống phức tạp, như hệ thống kinh tế xã hội, có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau với cách khác nhau, tốc độ khác nhau và được thúc đẩy bởi các lực lượng khác nhau. Ngoài ra sự phát triển của một phần trong hệ thống có thể tạo ra sự bất lợi đến sự phát triển của các bộ phận khác, dẫn đến những xung đột. Do vậy, đo lường sự phát triển tức là phải xác định, sự phát triển cho dù ở mức độ nào cũng phải được xem xét dưới nhiều góc độ (Lorenzo, 2011).

Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).

Trên phạm trù triết học, “phát triển” được dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về mặt lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).

Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải (Gregory et al., 1992).

Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát triển dân trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Michael and Stephen, 2012).

Cho đến này có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế dưới góc độ của các trường phái. (1) Quan điểm cổ điển, phát triển là tăng trưởng kinh tế;

Phát triển là hiện đại: tính hiện đại bao gồm công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng việc sử dụng công nghệ trong tất cả các khu vực, các ngành của nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực xã hội và văn hóa. (2) Quan điểm hiện đại, với Amartya Sen cho rằng:

“Phát triển phải được hiểu là sự tập trung để nâng cao cuộc sống và hưởng sự tự do”.

Tiếp cận của Amartya Sen dường như đúng hơn đối với các nước đã phát triển. (3) Quan điểm của liên hợp quốc: quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu phát triển con người là vì con người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người một cách bền vững chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế. Phát triển là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt tới một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người (Baker et al., 1997; UN, 1992).

Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng phát triển kinh tế là khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã hội, thông thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách toàn diện. Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia” (Lương Việt Hải, 2008).

Cho đến nay, nhiều trường phái có quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế dưới góc độ của các trường phái. (i) Quan điểm cổ điển, phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế; Phát triển kinh tế là hiện đại, tính hiện đại bao gồm công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng việc sử dụng công nghệ trong tất cả các khu vực, các ngành của nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực xã hội và văn hóa. (ii) Quan điểm hiện đại, với Amartya Sen cho rằng: “Phát triển kinh tế là sự tập trung đầu tư để nâng cao năng suất lao động cải thiện cuộc sống và hưởng sự bình đẳng”. Tiếp cận của Amartya Sen dường như đúng hơn đối với các nước đã phát triển. (iii) Quan điểm của liên hợp quốc cho rằng: Phát triển kinh tế không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế còn có mục tiêu phát triển con người là vì con người (Baker et al., 1997; UN, 1992). Ở góc độ khác, phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, ngành kinh tế (Lương Việt Hải, 2008).

* Phát triển xã hội

Trên thế giới, các lý thuyết phát triển xã hội cố gắng giải thích những thay đổi về chất trong các cấu trúc và cơ cấu xã hội, để xã hội thực hiện tốt hơn mục đích và mục tiêu của nó. Phát triển có thể được định nghĩa để áp dụng cho tất cả các xã hội ở tất cả các giai đoạn lịch sử như một chuyển động tăng dần lên đến cấp độ cao hơn của hiệu quả, chất lượng, năng suất; gia tăng tính phức tạp, sự hiểu biết,

sự sáng tạo, năng lực làm chủ, những nhu cầu và thành tựu. Phát triển là một quá trình thay đổi xã hội, không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chính sách và các chương trình lập ra nhằm đạt được một số kết quả cụ thể (Phan Xuân Sơn, 2015).

Đặc tính của phát triển xã hội là tính khuynh hướng của quá trình phát triển. Các nghiên cứu về phát triển, không chỉ ghi nhận các sự kiện mà là cần phải tính tới sự chi phí thời gian cụ thể, trình độ, tình trạng và nhịp độ phát triển.

Nhiều tác giả đã đưa ra quan niệm về phát triển xã hội. “Phát triển xã hội là thúc đẩy một cách bền vững xã hội xứng đáng với phẩm giá con người bằng cách trao quyền cho các nhóm yếu thế, phụ nữ và nam giới, để họ có thể tìm được cách thức riêng cải thiện cộng đồng của họ về địa vị kinh tế và để họ có được vị trí xứng đáng trong xã hội...”. “Phát triển xã hội là bình đẳng về cơ hội xã hội”

(Phan Xuân Sơn, 2015).

Trong khi chưa có một định nghĩa cụ thể, nhiều tổ chức quốc tế chỉ đưa ra các lĩnh vực, các tiêu chí cho phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển xã hội tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995, xác định phát triển xã hội gồm ba tiêu chí cơ bản: Xoá đói giảm nghèo; Việc làm; Công bằng xã hội (dẫn theo Phan Xuân Sơn, 2015).

Trên cơ sở nhận thức về phát triển xã hội như đã nêu trên, WB và IMF đã đề xuất các nguyên lý phát triển xã hội, như sau: (i) Phát triển xã hội được xem xét trong phạm vi xã hội rộng lớn nhất. Chính là sự vận động đi lên của xã hội từ cấp độ nhỏ đến lớn hơn của những năng lượng, hiệu quả, chất lượng, sản lượng, tính phức tạp, mức độ hoàn thiện, tính sáng tạo, sự lựa chọn, quyền làm chủ, mức độ hưởng thụ và mức độ hoàn thiện. Phát triển của các cá nhân và các xã hội làm tăng thêm mức độ tự do lựa chọn và tăng năng lực hoàn thiện các lựa chọn bằng năng lực và sáng kiến riêng; (ii) Tăng trưởng và phát triển thường song hành với nhau, nhưng chúng là những hiện tượng khác nhau, phụ thuộc vào quy luật riêng.

Phát triển liên quan đến sự chuyển hóa chất lượng theo chiều dọc của cấp độ tổ chức; (iii) Phát triển xã hội được điều khiển bởi ý chí, khát vọng từ trong tiềm thức đến kinh nghiệm đến ý thức của xã hội. Quá trình phát triển xã hội diễn ra nơi ý chí đủ mạnh, đủ chín muồi, đã tích lũy đủ năng lượng và tìm cách thể hiện.

Quá trình phát triển xã hội sẽ thành công trước hết ở các lĩnh vực mà xã hội đã nhận thức rõ ràng các cơ hội, các thách thức, có ý chí tận dụng cơ hội và vượt qua các thách thức; (iv) Bản chất của quá trình phát triển là các thể chế và các tổ chức xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, nhằm khai thác và hướng các nguồn lực xã hội cho sự hoàn thiện xã hội ở cấp độ cao hơn với các hệ thống thể chế và

các giá trị văn hóa tạo thành một mạng lưới cấu trúc xã hội; (v) Phát triển là một quá trình chứ không phải là một chương trình, và là một quá trình không giới hạn; (vi) Con người là nguồn lực quyết định và nhân tố quyết định cuối cùng của phát triển. Phát triển là quá trình, trong đó con người ngày càng nhận thức rõ các tiềm năng, các sáng kiến sáng tạo của mình và tận dụng các cơ hội để hiện thực hóa các tiềm năng, các sáng kiến đó. Tiềm năng của con người là vô tận, tiềm năng phát triển cũng vô tận. Các chiến lược phát triển cần hướng đến giải phóng tiềm năng và sáng kiến sáng tạo của con người, chứ không phải thay thế cho các tiềm năng và sáng kiến sáng tạo đó (dẫn theo Phan Xuân Sơn, 2015).

Trong khi chưa có sự đồng thuận về định nghĩa sự phát triển xã hội, mà chủ yếu được hiểu là bao gồm một tập hợp các mục tiêu, World Bank đồng tình với nội hàm phát triển xã hội mà Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Xã hội (WSSD) năm 1995 nêu ra, coi bản chất của phát triển xã hội là quá trình tăng lên: Tài sản và khả năng của cá nhân để cải thiện phúc lợi của họ; Năng lực của các nhóm xã hội trong thay đổi các mối quan hệ của họ với các nhóm khác và tham gia vào quá trình phát triển; Khả năng của xã hội trong việc hài hòa lợi ích của các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội, quản lý hòa bình các quá trình xung đột và sự thay đổi (dẫn theo Phan Xuân Sơn, 2015).

Hiểu theo một nghĩa khác: Phát triển xã hội là kết quả mà xã hội đạt được khi tạo dựng được đầy đủ khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn nhân lực, tài lực và vật lực để khắc phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc sống đem lại trong suốt tiến trình lịch sử (Lưu Văn An, 2014).

Tóm lại, phát triển xã hội là quá trình phát triển con người xã hội, con người cộng đồng, con người trong sự liên hiệp tự do và bình đẳng về quyền và cơ hội; là làm cho con người được sống trong những điều kiện ngày càng đầy đủ về vật chất và tinh thần trong một môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, lành mạnh, an toàn; làm cho con người có đủ sức khỏe, tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để sống, lao động và hoàn thiện mình, xứng đáng là Con người, trong các quá trình lịch sử của một quốc gia dân tộc và của toàn nhân loại.

* Phát triển kinh tế, xã hội

Dựa trên các quan điểm trên, phát triển kinh tế - xã hội là sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế, tạo ra các điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Trên cơ sở các tiền đề phát triển kinh tế, phát triển xã hội là cải thiện chất lượng dân số, giải quyết một cách cơ bản vấn đề lao động, việc làm; tăng phúc lợi xã hội, tăng cơ hội cho toàn dân đối với chữa bệnh, giáo dục phổ thông, giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w