Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu có sẵn đã được công bố có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp, nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo, từ Internet, từ các luận văn, luận án để có các thông tin về vai trò của hội nông dân đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, kinh nghiệm về nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở một số địa phương trong nước và những tư liệu có liên quan đến đề tài.
Thông tin thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của huyện
qua các năm liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn qua đó nhằm phân tích thực trạng vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Thu thập từ những cơ quan Nhà nước qua các báo cáo hoạt động có liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, các công trình nghiên cứu, tham khảo văn bản pháp quy, chính sách được thu thập ở các Sở, ban ngành, phòng có liên quan.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các thông tin sơ cấp chúng tôi thu thập chủ yếu về các hoạt động của hội nông dân hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các hội viên, và cộng đồng nông thôn nói riêng, những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của hội nông dân trên địa bàn huyện. Chúng tôi sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn sâu để tiến hành thu thâp thông tin. Các đối tượng chúng tôi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin bao gồm.
- Lãnh đạo HĐND, UBND huyện chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi chuẩn bị để thu thập các thông tin. Các thông tin được thu thập bao gồm các văn bản chính sách trong việc nâng cao vai trò của hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện; những tồn tại, bất cập, khó khăn, hạn chế trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của hội nông dân huyện; định hướng nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế
- xã hội ở huyện. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện với hội nông dân để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Cùng với đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ cấp xã, thị trấn, cán bộ và lãnh đạo Hội nông dân huyện, và các xã thị trấn trên địa bàn huyện. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội nông dân huyện (2 người); cán bộ chuyên môn Hội nông dân huyện (2 người); Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội nông dân các xã thị trấn trên địa bàn huyện (19 người); Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (19 người). Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 42 người. Phương pháp thu thập được sử dụng là phỏng vấn bán cấu trúc với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, kết hợp với phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, những tồn tại, khó khăn, bất cập,...
trong việc nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bảng 3.4. Số lượng mẫu khảo sát
Đối tượng
1. Lãnh đạo UBND huyện
2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội nông dân huyện
3. Cán bộ Hội nông dân huyện
4. Lãnh đạo UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện 5. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội nông dân các xã, trị trấn
6. Hội viên Hội nông dân
- Hội viên Hội nông dân xã Cao An - Hội viên Hội nông dân xã Cẩm Sơn - Hội viên Hội nông dân xã Ngọc Liên
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) - Các hội viên của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng. Phương pháp được sử
dụng để thu thập là phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các nội dung đánh giá những kết quả hoạt động của Hội nông dân, bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho hội viên phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Những đề xuất, kiến nghị đối với hội nông dân để hỗ trợ hội viên tốt hơn nữa trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên và phát triển kinh tế - xã hội nói chung tại địa phương.
Các hội viên được lựa chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên ở 3 xã đại diện cho huyện Cẩm Giàng. Các xã được chọn là các địa phương có đặc thù về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội. Xã Cao An được chọn vì đây là xã mà vai trò của Hội nông dân thể hiện rõ nét trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế xã hội và là xã có Hội nông dân hoạt động hiệu quả. Xã cũng được chọn làm điểm để làm đại hội Hội nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023 trong huyện.
Xã Cẩm Sơn được chọn vì đây cũng là xã mà hội nông dân hoạt động khá hiệu
quả trong việc hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.
Xã Ngọc Liên được chọn vì đây là xã mà qua khảo sát và đánh giá của chủ tịch hội nông dân huyện thì hội nông dân của xã hoạt động kém hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng hội viên được chọn để phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiễn dựa trên danh sách hội viên mà hội nông dân xã cung cấp. Do nguồn lực có hạn và đảm bảo nguyên tắc số lớn trong chọn mẫu thống kê nên tác giả dự định lựa chọn phỏng vấn mỗi xã từ 35 hội viên để đảm bảo đủ dung lượng mẫu số lớn được chọn theo quy định của thống kê, nhưng trong quá trình thực tế khảo sát thì số lượng hội viên chọn khảo sát ở xã Cao An là 37 hội viên; xã Cẩm Sơn là 38 hội viên; và xã Ngọc Liên là 37 hội viên. Tổng số hội viên khảo sát là 112 hội viên.