Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hội nông dân trong phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 113 - 121)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hội nông dân trong phát triển

4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và nhà nước đối với vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Chủ trương, chính sách cũng là một trong những nhân tố tác động lớn việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội đến các phong trào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong đó có Hội nông dân. Nếu các chủ trương và chính sách ưu tiên sự tham gia và đóng góp của các tổ chức đoàn thể thì các tổ chức đoàn thể sẽ có cơ hội phát huy được vai trò của mình hơn.

Bảng 4.24. Số lượng các văn bản chính sách có liên quan nâng cao vai trò của Hội nông dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Diễn giải 1. Nghị cấp tỉnh 2. Quyết cấp tỉnh

3. Cấp huyện

nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với người dân trên địa bàn huyện

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) Trong những năm qua chính quyền cả nước và địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách để nâng cao vai trò của hội nông dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước như Hội nông dân phải phát huy được vai trò trung tâm, nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, có những bước tiến trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát động phù hợp với lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp nông dân, được hội viên, nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Trong đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” được triển khai đồng bộ, tạo cho nông dân tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh.

Hội đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương tích cực tuyên truyền, động viên hội viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân về giống cây, con, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân... được tổ chức rộng khắp. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tích cực. Hội đã chủ động trong việc phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân đóng góp công sức và tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi xã hội.

Đẩy mạnh phong trào nông dân tham gia giữ gìn an

ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được các cấp hội đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo Hội nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện theo các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước như triển khai có hiệu quả Chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong nhiệm kỳ qua. Các cấp Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên và nông dân; xây dựng Hội Nông dân là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nông dân. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Hội, trong đó trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng Quỹ hội, Quỹ hỗ trợ nông dân và thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ nông dân về giống, vốn, vật tư phân bón, khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, xây dựng cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả kinh tế cao. Quan tâm thường xuyên tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ hội có đủ năng lực, trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

4.2.2. Nguồn vốn và kinh phí hoạt động của hội nông dân

Vốn được coi là vấn đề cấp bách đối với mọi tổ chức đoàn thể nói chung và Hội nông dân huyện Cẩm Giàng nói riêng. Hội Nông dân không phải là một tổ chức sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn và nguồn kinh phí hoạt động của hội dựa vào nguồn đóng góp của các hội viên, sự hỗ trợ và cấp kinh phí của các cấp chính quyền địa phương, Hội nông dân tỉnh và thông qua các chương trình dự án.

Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ hội viên thường rất ít, bởi các hội viên không góp vốn hoặc góp ít theo quy định của Hội nông dân Việt Nam. Nguồn kinh phí được cấp chủ yếu là phục vụ các hoạt động quản lý hành chính của hội, bên cạnh

đó các nguồn thu từ các hoạt động khác, sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất ít. Như phân tích ở trên nguồn vốn và quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng hiện nay là rất thấp nên các hoạt động của hội nhiều khi mang tính phong trào. Chứ không phát huy được hết vai trò của hội.

Hộp 4.1. Sự khó khăn về nguồn vốn và kinh phí hoạt động của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng

Nguồn vốn và kinh phí hoạt động của hội là rất ít, nhiều khi Ban chấp hành Hội nông dân huyện và một số chi hội của huyện đề xuất thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xã hội nhưng khi xây dựng xong đề án thì không có nguồn vốn hoạt động. Các hội viên mong muốn được vay vốn từ nguồn quỹ của hội nhưng hội lại không có để cho hội viên vay. Các nguồn kinh phí được hỗ trợ từ trên chủ yếu chỉ đủ chi trả các hoạt động quản lý và hành chính của hội. Nên trong thời gian qua nhiều hoạt động của hội chỉ hoạt động theo phong trào và phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong huyện.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Vũ Văn Quỳnh, Chủ tịch Hội nông dân huyện Cẩm Giàng (2019) Do nguồn vốn hoạt động của hội ít nên hoạt động hỗ trợ của Hội nông dân còn gặp nhiều khó khăn, một số hoạt động còn mang tính hình thức, phong trào.

Nhiều hoạt động muốn hỗ trợ cho phát triển của hội viên nhưng cũng không làm gì được do thiếu nguồn kinh phí hoạt động; các hoạt động dịch vụ hỗ trợ của hội hoạt động theo dạng cầm chừng và sự hỗ trợ từ cấp trên hoặc phối hợp theo các cơ quan ban ngành khác nên không thể hoạt động độc lập. Do đó, ảnh hưởng đến hoạt động của hội nông dân và khả năng đáp ứng nhu cầu đối với các hội viên.

4.2.3. Trang thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của hội nông dân

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là các công cụ phục vụ cho con người trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có hoạt động của hội nông dân. Muốn các hoạt động của hội được hoạt động một cách thuận lợi, đảm bảo cho hội viên làm việc và cung cấp các hỗ trợ tốt nhất cho hội viên thì các trang thiết bị máy móc phục vụ các công việc của cán bộ các chi hội và hội nông dân huyện phải phù hợp và đồng bộ. Tuy nhiên, theo khảo sát, huyện Cẩm Giàng đã làm một huyện nông thôn mới được đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho công việc nhưng mới chỉ cho khối quản lý của UBND các xã, thị trấn. Chứ việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc cho các tổ chức đoàn thể, trong đó có hội nông dân

còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hội chưa được đầu tư đồng bộ; các thiết bị máy móc đã xuống cấp và không đảm bảo được nhu cầu làm việc của các cán bộ cũng như của các hội viên. Hiện tại tất cả các chi hội nông dân đều mới có một phòng làm việc tại UBND xã và thời gian làm việc của cán bộ chi hội chủ yếu là linh hoạt theo công việc.

Bảng 4.25. Trang thiết bị phục vụ công việc của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng năm 2018

Chỉ tiêu 1. Phòng làm việc

- Cấp huyện - Cấp xã, thị trấn 2. Máy vi tính

- Cấp huyện - Cấp xã, thị trấn 3. Máy photocopy

- Cấp huyện - Cấp xã, thị trấn

Nguồn: Hội Nông dân huyện Cẩm Giàng (2018) Hiện nay mỗi chi hội nông dân ở các xã, thị trấn đã được cấp một máy vi tính có kết nối mạng internet để làm việc, và có phòng làm việc riêng tại trụ sở UBND xã. Đối với Hội nông dân cấp huyện thì có 4 phòng làm việc và được cấp 6 máy vi tính có kết nối mạng internet và 01 máy photocopy để phục vụ quá trình làm việc. Tuy nhiên, các máy vi tính này chủ yếu là máy tính cũ, hoạt động chậm nên gây rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc của cán bộ hội.

Trang thiết bị và cơ sở vật chất hỗ trợ cho các hoạt động của cán bộ hội nông dân còn thiếu thốn. Việc đầu tư các trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình làm việc, hoạt động của cán bộ hội, và lãnh đạo Hội nông dân cùng với các chủ tịch hội nông dân ở xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, kinh phí hỗ trợ còn thấp nên nhiều khi cán bộ và lãnh đạo hội không mặn mà với những hoạt động phong trào của hội. Do đó, nhiều hoạt động của hội chỉ mang tính chất phong trào, làm cho xong chưa phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế, và đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ quá trình làm việc của cán bộ hội nông dân huyện Cẩm Giàng

ĐVT: % ý kiến Chỉ tiêu

1. Kinh phí ít từ ngân sách nhà nước

2. Chưa có chính sách huy động

kinh phí xã hội hóa

3. Thiếu máy móc, thiết bị thiết yếu

4. Chế độ phụ cấp, trợ cấp hạn hẹp

4.2.4. Năng lực trình độ cán bộ, lãnh đạo hội nông dân các cấp

Đội ngũ cán bộ của Hội nông dân thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng năng lực, trình độ còn hạn chế, việc điều hành vẫn làm theo cảm tính, chưa có quy chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm chưa cụ thể. Do khó khăn trong thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại Hội nông dân, nên việc áp dụng quản lý và vận hành các phong trào của hội, trợ giúp hội viên còn nhiều hạn chế. Hiện hoạt động của nhiều chi hội còn phụ thuộc vào các hoạt động từ cấp trên chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể khác chủ động phối hợp và mời vào tham gia cùng tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên; không ít cán bộ các chi hội thiếu kiến thức, trình độ chuyên môn để hỗ trợ về mọi mặt cho hội viên.

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ Hội nông dân (Hội nông dân huyện và hội nông dân các xã thị trấn) ở huyện Cẩm Giàng, cho thấy trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội nông dân với các chức danh là chủ tịch và phó chủ tịch Hội nông dân huyện, chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa cao. Ngoài trừ chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân huyện có trình độ đại học hệ vừa học vừa làm và 02 cán bộ của Hội nông dân huyện có trình độ đại học chính quy thì 19 chủ tịch, hoặc phó chủ tịch hội nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện mới chỉ có trình độ sơ cấp và trung cấp. Điều nảy ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Hội nông dân, đặc biệt là các hoạt động trợ giúp về pháp lý, trợ giúp về kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh của hội viên. Các cán bộ lãnh đạo của Hội nông dân ở các xã, thị trấn ở Cẩm Giàng chủ yếu là hoạt động tốt ở các hoạt động phong trào như tuyên truyền chủ trương pháp luật của nhà nước, vận động hội viên tham gia

các hoạt động phong trào của hội, và phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác, cơ quan ban ngành khác để vận động hội viên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Bảng 4.27. Trình độ cán bộ và lãnh đạo Hội nông dân huyện Cẩm Giàng Chỉ tiêu

1.Số lượng cán bộ, lãnh đạo 2.Tuổi bình quân

3.Kinh nghiệm hoạt động trong hội nông dân 4.Trình độ chuyên môn

- Đại học - Trung cấp - Sơ cấp

- Chưa qua đào tạo

Theo kết quả điều tra cho thấy, cán bộ Hội nông dân huyện đều đang bị hạn chế về trình độ, đặc biệt là lãnh đạo hội nông dân các xã, thị trấn. Tuy nhiên, cán bộ lãnh đạo hội nông dân đều có kinh nghiệm công tác tương đối dài. Các cán bộ đều xuất thân từ hộ nông dân, trình độ còn thấp nhưng được tín nhiệm, bầu lên chính vì vậy họ thường thiếu nhiều khả năng nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lý và phát huy vai trò của Hội nông dân đối với các hoạt động phát triển kinh tế cho hội viên. Do vậy, cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho lãnh đạo hội nông dân các xã, thị trấn đi học nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó để cho hội nông dân phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2.5. Trình độ hiểu biết của hội viên hội nông dân

Để thực hiện tốt vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội thì cũng cần sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của các hội viên thì mới hoàn thành một cách xuất sắc được. Hội viên của hội nông phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Số lượng và chất lượng phải cân đối nhau. Khả năng nhận thức của hội viên tốt sẽ đảm bảo được hoạt động, cũng như quá trình hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên tham gia sẽ thuận lợi và đạt được kết quả cao.

Bảng 4.28. Trình độ của hội viên hội nông dân huyện Cẩm Giàng

Chỉ tiêu 1.Số hội viên phỏng vấn 2.Tuổi

3.Số năm đi học bình quân

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Qua khảo sát cho thấy đa phần hội viên nông dân của huyện Cẩm Giàng mới học hết hết cấp 02 (số năm đi học bình quân khoảng 9 năm) và chưa qua đào tạo. Do trình độ của các hội viên nông dân còn thấp nên việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất mới, sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, quy cách sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hàng hóa quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn và các hoạt động tuyên truyền, vận động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xã hội của hội nông dân cần phải được thực hiện thường xuyên liên tục hơn nữa để nâng cao trình độ nhận thức cho hội viên.

4.2.6. Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành đối với hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành cho hội nông dân để nâng cao vai trò của hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách trong việc nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ ở địa phương thì nhiều chủ trương, chính sách còn chung chung, chưa cụ thể, việc thực hiện chính sách còn hạn chế, chậm triển khai tới cơ sở. UBND huyện, xã chưa có chính sách cụ thể khuyến khích hay hỗ trợ trực tiếp nâng cao vai trò của hội nông dân.

Hiện nay, Nhà nước hiện nay rất quan tâm đến các chương trình, chính sách trợ giúp cho các hội nông dân hoạt động, và nâng cao vai trò ở địa phương như giao kinh phí, giao nhiệm vụ cho các hoạt động như đào tạo nghề cho nông dân; nhận ủy thác vay vốn ưu đãi cho hội viên, đứng ra vay tín chấp cho hội viên;

cùng với đó là phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan ban ngành ở địa phương để tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kỹ thuật sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất mới, hay vận động hội viên nông dân tham gia vào các phong trào thi đua ở địa phương để góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hội viên, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Theo đánh giá của cán bộ và hội viên nông dân thì sự phối hợp giữa hội nông dân với các tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w