Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Cẩm Giàng
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình biến động và sử dụng đất đai
Cẩm Giàng có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.011,85 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.401,72 ha, chiếm 58,13% so với tổng diện tích tự nhiên và đất phi nông nghiệp là 4.609,31 ha (chiếm 41,86%); còn lại là đất chưa sử dụng (0,82 ha) chiếm 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 43,45% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, còn lại 14,50% là đất nuôi trồng thủy sản và 0,18% là đất nông nghiệp khác. Trong đất sản xuất nông nghiệp, 42,84% là đất trồng cây hàng năm, chủ yếu là trồng lúa (chiếm 99,75%). Đất nông nghiệp ngày càng giảm đi thì đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất thổ cư và đất chuyên dùng) đang tăng dần lên (Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng, 2019).
39
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Cẩm Giàng năm 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Tổng diện tích tự nhiên I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
a. Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác b. Đất trồng cây lâu năm
2. Đất nuôi trồng thuỷ sản
3. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
3. Đất phi nông nghiệp khác
III. Đất chưa sử dụng
Năm 2016, diện tích đất phi nông nghiệp là 4.607,11 ha, chiếm 41,84%
tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2017 tăng lên 4.609,31 ha, chiếm 41,86%
tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp (chiếm 58,93%), trong đó có tới 88,98% là đất có mục đích công cộng; Đồng thời đất chuyên dùng có sự biến động tăng dần, năm 2016 là 2.717,09 ha, năm 2016 tăng lên 2.716,49 ha, đến năm 2017 là 2.727,32 ha (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
Hiện nay, huyện Cẩm Giàng vẫn còn một phần diện tích đất chưa sử dụng, nhưng chiếm tỷ lệ không lớn khoảng 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, việc khai hoang, cải tạo diện tích đất này sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hay sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp diễn ra chậm. Qua đây ta có thể thấy, đất đai của huyện đã được tận dụng, đầu tư, khai thác để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng cần có các biện pháp sử dụng đất hợp lý, khai thác hết hiệu quả sử dụng đất và cần phải chú ý đến bảo vệ môi trường (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Trong mọi quá trình sản xuất, lao động luôn là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng, đó là yếu tố quan trọng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội trong quá trình sản xuất cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dân số tăng dẫn tới lực lượng lao động tăng.
Sự biến động của dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của xã. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn đề việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo.
Qua bảng 3.2 ta thấy tổng dân số của huyện năm 2016 là 134.866 người, năm 2017 là 137.657 người, năm 2018 là 140.358 người, bình quân 3 năm tăng 2,02%. Mật độ dân số của huyện năm 2018 là khoảng 1275 người/km2. Trong cơ cấu lao động của huyện thì lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu vẫn là ngành nông nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản), các ngành khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của huyện cũng đang dần dần chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là ngành dịch vụ (Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng, 2019).
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Cẩm Giàng (2016 - 2018)
41
Chỉ tiêu
1. Tổng dân số - Nam - Nữ
2. Tổng số lao động
3. Mật độ dân số (người/km2)
Nguồn lực lao động của huyện tương đối dồi dào, năm 2018 toàn huyện có 86.405 lao động chiếm 61,56% dân số, đây là nguồn lao động lớn cho phép chúng ta phát triển các lĩnh vực kinh tế. Song chất lượng lao động còn thấp, phần lớn chưa được đào tạo. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lại có xu hướng tăng lên trong tổng số lao động của huyện. Điều này là do trong những năm gần đây các cụm công nghiệp trong huyện thu hút được nhiều nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động có hiệu quả thu hút nhiều lao động (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Giàng
*Về giao thông: Nhờ công tác xây dựng nông thôn mới được thực hiện một cách tích cực, có hiệu quả nên hầu hết các tuyến đường trên địa bàn huyện đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Hạt đường bộ thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường huyện quản lý đảm bảo giao thông thông suốt. Ban An toàn giao thông huyện tổ chức giải toả các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên một số đoạn của đường tỉnh 394, đường huyện 194B, 194C và 195B. Triển khai sửa chữa các điểm mất an toàn giao thông trên một số tuyến đường huyện: sửa chữa bảo trì 1,2km đường 5B; xây dựng rào phản quang và mở rộng nền, mặt đường, sơn gờ giảm tốc trên đoạn mất an toàn giao thông tại xã Cẩm Vũ, trên tuyến đường Đền Bia - Hải Hội. Đã tổ chức khảo sát xong phương án xử lý, mở rộng 2 cầu hẹp trên đường 195B, hiện đang xin chủ trương đầu tư (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
*Về thủy lợi: Công tác thủy lợi được đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu nước hoặc ngập úng cho lúa, rau màu; đáp ứng nhu cầu sản xuất, tưới tiêu của nhân dân. Trong năm toàn huyện đào đắp được 93.900m3, đạt 113,5% kế hoạch: kênh dẫn 36.400m3/ 35.000m3, đạt 104 % kế hoạch, tiểu thủy lợi 61.500m3/ 50.000m3, đạt 123% kế hoạch; xây dựng và triển khai kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân 2015 - 2017. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nên đã hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại do mưa bão gây ra (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
*Về y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện có hiệu quả các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chương trình phòng, chống sốt rét, bướu cổ, lao, phòng chống HIV/AIDS. Công tác quản lý Nhà nước về y tế được tăng cường, chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Duy trì kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, 100%
trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đủ 7 loại vacxin. Năm 2017, toàn huyện có 91 ca mắc/ nghi mắc bệnh sốt xuất huyết tại 15 xã, thị trấn, 91 trường hợp đã điều trị khỏi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 11%. Công tác quản lý nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện được tăng cường. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 9%, giảm 2,1% so với năm 2014; tỷ lệ giới tính khi sinh là 117 nam/100 nữ; tỷ suất tăng dân số tự nhên là 1,09%. Tuy nhiên, chất lượng khám chữa bệnh của các trạm y tế chưa tốt, trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc còn hạn chế. Năm 2017, có thêm 03 xã, thị trấn: Cẩm Vũ, Cao An, thị trấn Cẩm Giàng đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020, nâng tổng số xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 trong toàn huyện là 19/19 xã, thị trấn, đạt tỷ lệ 100% (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
*Về giáo dục và đào tạo: Quy mô trường lớp ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững và nâng cao; chất lượng học sinh giỏi được duy trì; tỷ lệ xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,2%, tỷ lệ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 100%, điểm thi bình quân vào Trung học phổ thông và tỷ lệ học sinh thi đỗ Đại học nguyện vọng 1 thuộc tốp đầu của Tỉnh. Công tác phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở được duy trì (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
*Về văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền thanh: Công tác thông tin tuyên truyền phục vụ các ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị ở địa phương được thực hiện tốt. Trong năm 2017 đã xây dựng và phát sóng trên đài phát thanh huyện được 256 chương trình, 2.455 tin, bài, 62 gương người tốt, việc tốt, 182 chuyên mục tìm hiểu chính sách pháp luật nhà nước và phát sóng thêm 05 chuyên mục. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa tiếp tục được tập trung chủ đạo, năm 2017 có 91% số hộ đăng ký gia đình văn hoá; 23 làng, khu dân cư đăng ký xây dựng làng, khu dân cư văn hoá. Kết quả: có 86,2%
số hộ đạt gia đình văn hoá; 89,1% cơ quan văn hoá; 18 thôn, khu dân cư được công nhận danh hiệu văn hoá; 100% làng, khu dân cư văn hoá được công nhận theo định kỳ 3 năm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện quan trọng của địa phương (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, nền kinh tế của huyện Cẩm Giàng cũng có sự phát triển nhanh chóng.
* Công nghiệp và xây dựng: Là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện (năm 2016 là 79,31%; năm 2017 là 79,60%; năm 2018 là 79,22%). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 3 năm tăng 12,91% (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
Xây dựng: Trong năm 2015 toàn huyện xây dựng được 43,509 km đạt 111% kế hoạch năm (trong đó đường xóm 7,6 km; đường ra đồng, nội đồng 24,1 km), kinh phí đầu tư là 30,54 tỷ đồng (tỉnh cấp 4.872 tấn xi măng thành tiền 6,3 tỷ đồng, còn lại dân đóng góp). Năm 2016 thi công 25,239 km đường với kinh phí đầu tư là 28,163 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 5.188,25 tấn xi măng (giảm so với cùng kỳ là 6,461 km với kinh phí đầu tư là 2,377 tỷ đồng). Năm 2017, tổ chức và thi công được 5,328 km đường ra đồng; triển khai sửa chữa các điểm mất an toàn giao thông trên một số tuyến đường huyện: sửa chữa bảo trì 1,2 km đường 5B;
xây dựng rào phản quang và mở rộng nền, mặt đường, sơn gờ giảm tốc trên những đoạn mất an toàn giao thông (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
* Dịch vụ: là ngành đứng thứ 2, năm 2018 chiếm 18,15% tổng giá trị sản xuất. Các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ đa dạng, đáp ứng yêu cầu của thị trường và tiêu dùng của nhân dân, hình thức kinh doanh đa dạng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của huyện. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải phát triển khá. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, tập trung vào kiểm tra, kiểm soát các hoạt đông sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm tra các mặt hàng phục vụ các dịp lễ tết, hoạt động kinh doanh bến bãi, lò gạch thủ công, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
*Nông nghiệp - Thuỷ sản: Là ngành đứng thứ ba trong cơ cấu kinh tế của huyện (năm 2018 là 2,62%). Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 ước đạt 11.136 ha, bằng 103,11 % kế hoạch năm, giảm 175ha so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: Diện tích gieo cấy lúa đạt 8.300 ha, giảm 48 ha. Diện tích trồng cây rau màu các loại đạt 2.836ha, bằng 107,02 % kế hoạch, giảm 127 ha so với cùng kỳ năm 2017. Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo các ban ngành trong huyện tích cực thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp và đã được những kết quả tích cực.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Cẩm Giàng (2016 - 2018)*
Các chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất1
- Ngành Nông nghiệp - Thủy sản - Ngành Công nghiệp, xây dựng - Ngành Dịch vụ
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2019)
Ghi chú: (1) Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh 2010
Năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 124,2 tạ/ha (cao hơn 6,7 tạ/ha so với năm 2017); sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 54.072 tấn (riêng lúa 51.506 tấn). Tiếp tục thực hiện “Đề án quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao”. Năm 2018, đã thực hiện được khoảng 246 vùng quy hoạch sản xuất tập trung từ 5ha trở lên với tổng diện tích 3.689 ha, đạt 100,4% kế hoạch (tăng 2 vùng=196ha so với cùng kỳ năm 2017), gồm: 179 vùng lúa = 2.464 ha và 67 vùng rau màu =1.225 ha (trong đó có 8 vùng có diện tích quy hoạch từ 30 ha trở lên/1 vùng. Toàn huyện có 80,44 ha ruộng bỏ không gieo cấy (tăng 16,37 ha so với cùng kỳ năm 2017, trong đó vụ chiêm xuân 34,03 ha, vụ mùa 46,41 ha) tập trung ở các xã: Tân Trường, Thạch Lỗi, Kim Giang, Cẩm Định, Cẩm Hoàng, Ngọc Liên, Cẩm Đông, Cẩm Điền, Cẩm Vũ, Lai Cách, Cẩm Hưng.
Các xã có diện tích bỏ ruộng tăng là: Tân Trường và Cẩm Đông; các xã mới phát sinh bỏ ruộng năm 2018 là Cẩm Điền, Cẩm Vũ, Lai Cách và Cẩm Hưng (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).
Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển khá, tổng đàn trâu, bò, lợn hiện có 31.243 con, tăng 526 con so với cùng kỳ năm 2017; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 5.784 tấn, tăng 386 tấn so với cùng kỳ năm 2017; tổng đàn gia cầm hiện có 910.600 con, tăng 4.400 con so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng gia cầm xuất chuồng ước đạt 3.500 tấn, tăng 212 tấn so với cùng kỳ năm 2017.