Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 31)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển - sản xuất dứa

2.1. Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất dứa

2.1.3. Nội dung nghiên cứu

Quy hoạch phát triển sản xuất dứa tác động đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các hộ gia đình. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Quy hoạch phát triển sản xuất dứa bao gồm quy hoạch về đất đai, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch thời vụ…

Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện sản xuất và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Để làm rõ nội dung trong quy hoạch sản xuất cần phân tích làm rõ các nội dung như để phát triển sản xuất dứa cần có những quy hoạch gì, đã làm được đến đâu và cần tập trung vào nội dung nào chủ yếu.

2.1.3.2. Đầu tư cho sản xuất dứa a. Đầu tư công

Chính sách hỗ trợ của chính phủ có tác động rất lớn đối với phát triển sản xuất kinh doanh dứa. Mọi đối tượng tham gia kinh doanh sản xuất dứa đều được hưởng lợi ích từ chính sách như nhà doanh nghiệp, người nông dân, nhà khoa học. đối với nhà doanh nghiệp chính phủ luôn hỗ trợ xúc tiến thương mại , tổ chức hội chợ và hỗ trợ kinh phí tham gia, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp mới thành lập hay mới cổ phần hóa đều được hỗ trợ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là những hỗ trợ rất kịp thời của nhà nước giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh dứa. Đối với ngườinông dân, Chính phủ có nhiều hỗ trợ hơn như giao đất lâu dài, ổn định cho người dân trồng dứa trong khu vực quy hoạch vùng nguyên liệu. Riêng các xã thuộc đối tượng 135 người dân thuê đất trồng dứa được miễn thuế đất. Ngoài ra chính phủ còn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng với phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ”. Chính phủ còn hỗ trợ xây dựng các vườn giống để cung cấp cây giống cho bà con, hỗ trợ kinh phí cho khuyến nông giúp đỡ bà con trong khâu kĩ thuật. Tác động lớn nhất và kịp thời nhất hiện nay của chinh phủ là chính sách tín dụng, người dân trồng dứa được hỗ trợ lãi xuất vay tùy theo diện tích trồng mà không phải thế chấp nhưng phải được doanh nghiệp bảo lãnh. Với sự hỗ trợ này bước đầu khuyến khích người nông dân trồng dứa theo quy hoạch mang lai năng suất cao, thu nhập hơn hẳn các cây nông nghiệp truyền thống.

Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước bao gồm cả vốn NSNN, vốn tín dụng NN và vốn của các DNNN để đầu tư vào các chương trình dự án, không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng thu hoàn vốn trực tiếp. Vậy gắn với phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành, đầu tư công bao gồm những nội dung sau đây:

- Nhà nước hỗ trợ nông dân: Đối với hộ nông dân thực hiện sản xuất và bán dứa theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận thì sẽ được hưởng những khoản đầu tư sau đây:

+ Được hỗ trợ về tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất dứa và thông tin thị trường miến phí liên quan đến dứa khi các hộ tham gia vùng sản xuất dứa.

+ Hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống dứa có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để trồng vụ dứa đầu tiên trong dự án vùng sản xuất dứa.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp với thời hạn là 7 ngày.

- Nhà nước hỗ trợ đối với tổ chức đại diện nông dân: Đối với các tổ chức đại diện như hội nông dân, hợp tác xã có hợp đồng và thực hiện cung ứng đầu vào hoặc tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ dứa cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn huyện thì sẽ được hưởng những khoản đầu tư sau đây:

+ Được miến tiền sử dụng đất hoặc thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở phục vụ cho dự án vùng sản xuất dứa.

+ Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế mua thuốc BVTV, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ BVTV chung cho các thành viên.

+ Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ HTX, liên hiệp HTX về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất dứa; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo.

+ Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất dứa theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan các mô hình sản xuất, nhà máy chế biến.

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất dứa tại địa bàn huyện:

+ Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước giới thiệu sản phẩm dứa của địa phương; được giảm 50% chi phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại.

+ Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất dứa thử nghiệm.

b. Đầu tư tư nhân

- Đầu tư của Doanh nghiệp đối với các hộ sản xuất dứa:

+ Hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ thuật trồng dứa.

+ Hỗ trợ giống chất lượng đối với các hộ trồng mới.

+ Hỗ trợ chi phí bốc vác, vận chuyển.

+ Hỗ trợ kinh phí đối với các hộ tham gia mô hình sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGap và mô hình trồng dứa che phủ nilon.

- Các hộ nông dân đầu tư cho sản xuất dứa:

Đầu tư cho phát triển sản xuất dứa bao gồm các đầu tư về đất đai, lao động,về vốn, giống, phân bón,… Nguồn lực về đất đai cho phát triển dứa phải xem xét trên các tiêu chí : diện tích canh tác, diện tích có khả năng sản xuất dứa và diện tích đã sản xuất dứa của hộ, bên cạnh đó cần đánh giá chất lượng nguồn đất đai phù hợp cho sản xuất dứa. Nguồn lực vốn được xem xét trên phương diện vốn vay, chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV cho sản xuất dứa. Nguồn lực về lao động bao gồm số lượng lao động phục vụ sản xuất dứa, chất lượng nguồn lao động.

2.1.3.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất dứa a. Tuyển chọn giống

Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con người và là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông phẩm. Vì lý do đó giống giữ vai đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc chọn đúng các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác giúp cho con người sản xuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp. Từ ngàn xưa người nông dân Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của giống. Điều đó được đúc kết lại trong câu: “ Cố công không bằng tốt giống”. Các biện pháp kỹ thuật canh tác và công sức lao động bỏ chỉ có thể đạt được hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt. Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng.

Giống tốt có tác dụng tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mỗi giống cây trồng đều có tiềm năng, năng suất nhất định, khi các yếu tố đầu vào sản xuất khác:

nước, phân bón, chăm sóc,… được đáp ứng đầy đủ thì giống cũng không thể vượt qua ngưỡng tiềm năng năng suất của nó. Chỉ có sự đột phá về giống mới

có thể mang lại năng suất cao hơn. Trong thực tiễn sản xuất đã cho thấy, nhờ ứng dụng giống mới, năng suất đã từng bước được nâng cao.

Những thành tựu về ứng dụng giống cây trồng trong cuộc cách mạng xanh trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm 90 của thể kỷ 20 đã cho thấy vai trò của giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng.

b. Quy trình kỹ thuật

Sản xuất dứa có đặc điểm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao, đặc biệt trong quá trình chăm sóc (bón phân, xử lý dứa ra hoa,…). Tuy nhiên trong thực tế tại địa phương hầu hết các hộ sản xuất dứa đều không tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật dẫn đến năng suất dứa chưa cao và dứa bị bệnh, chết nhiều làm giảm năng suất dứa quả và cả chồi dứa.

2.1.3.4. Liên kết trong sản xuất dứa

Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao. Vì vậy, tổ chức sản xuất dứa theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết. Mục đích liên kết lại nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ , doanh nghiệp - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất từ đó góp phầnsa cho phát triển sản xuất dứa ổn định, bền vững. Vậy, phát triển sản xuất dứa cần có những liên kết gì, mức độ liên kết đó ra sao, đối tượng nào tham gia trong quá trình liên hết? Để phát triển sản xuất dứa thì cần làm rõ những câu hỏi trên.

2.1.3.5. Thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu - cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường dứa ở đây được đề cập đến

cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất dứa, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn.

Yếu tố thị trường ảnh hưởng tới phát triển sản xuất dứa bao gồm thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa, đối tượng thu mua sản phẩm dứa, phương thức tiêu thụ (trực tiếp, gián tiếp). Ngoài ra giá cả các vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư sản xuất dứa trong các hộ nông dân. Đầu tư vốn cho cây dứa có giá trị kinh tế đòi hỏi chi phí khá lớn về vật tư đầu vào. Nếu giá cả vật tư đầu vào tăng cao sẽ làm cho tăng chi phí sản xuất dẫn đến một số hộ gia đình nghèo, không có vốn sản xuất sẽ không có điều kiện mở rộng, đầu tư sản xuất dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

2.1.3.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dứa

Như trong khái niệm phát triển sản xuất dứa nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra được sản phẩm dứa đó là kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả sản xuất đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất dứa, kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dứa: Để phản ánh được khả năng phát triển sản xuất dứa thì việc đánh giá quy mô diện tích, cơ câu diện tích cây trồng, diện tích đất có khả năng khai thác phục vụ sản xuất dứa là điều quan trọng. Bên cạnh đó để thấy được tính hiệu quả hay chưa hiệu quả trong phương thức canh tác thì việc đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng , giá trị sản xuất của cây dứa diễn biến qua các năm để thấy được cây dứa có giá trị kinh tế như thế nào. Hiệu quả sản xuất dứa còn là sự thay đổi về chất: Bao gồm sự thay đổi tiến bộ về mặt xã hội (công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo) và sựu cải tạo, bảo vệ môi trường: Như trên đã nói, phát triển là quá trình tăng lên về cả lượng và chất. Trong phát triển sản xuất dứa, sự thay đổi về chất chính là những thay đổi tiến bộ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân và sự cải tạo, bảo vệ môi trường. Sản xuất dứa là một chuỗi quá trình sản xuất từ chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ. Trong mỗi khâu sản xuất đều cần một lực lượng lao động nhất định, việc mở rộng phát triển sản xuất dứa sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Ngoài ra còn góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc phát triển sản xuất dứa cần được đánh giá tính hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về hiệu quả xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w