Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành 45 1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất dứa
4.1.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dứa
4.1.6.1. Diện tích, năng suất, sản lương dứa của huyện Thạch Thành Trên địa bàn huyện Thạch Thành hiện nay có 6 xã trồng dứa trong đó có 3 xã có diện tích trồng dứa lớn là xã Thành Vân, xã Thành Tâm và thị trấn Vân Du. Cụ thể như sau:
Bảng 4.13. Diện tích trồng dứa của huyện Thạch Thành từ năm 2013 - 2015
STT Xã, thị trấn
Tổng số
1 Thành Vân
2 Vân Du
3 Thành Tâm
4 Thành Thọ
5 Thành An
6 Ngọc Trạo
Qua bảng số liệu ta thấy, xét về tổng diện tích thì trong huyện có 2 xã có diện tích trồng dứa cao nhất là xã Thành Vân (110,8 ha) và thị trấn Vân Du (97,8 ha). Nhìn chung diện tích trồng dứa trên toàn huyện tăng đều qua các năm từ 2013-2015 (4,72%). Như vậy người dân huyện Thạch Thành ngày càng đánh giá cao giá trị kinh tế do cây dứa mang lại và đầu tư, chuyển đổi sang trồng dứa.
Trong đó xã có diện tích tăng cao nhất nhất trong tỉnh là xã Thành Tâm từ 2013 từ 72,3ha đến năm 2015 là 84,1ha đã tăng bình quân 7,39%. Tiếp đến là thị trấn Vân Du là thị trấn đứng thứ 2 trong huyện khi có diện tích tăng mạnh từ 2013 có diện tích là 86,6ha đến 2015 có 97,8ha tăng bình quân trong giai đoạn này là 56,27%. Tuy nhiên diện tích trồng dứa lại có xu hướng giảm nhẹ tại xã Thành
Thọ từ 2013 là 6,3ha đến năm 2014 chỉ còn 4,8ha diện tích, tuy nhiên lại có sự gia tăng mạnh vào năm 2015 với diện tích 6,9ha.
Nhìn chung diện tích dứa tương đối ổn định nhưng diện tích trồng dứa của một số hộ thì biến động do nông dân gặp phải tình trạng được mùa thì mất giá nên các hộ nông dân chuyển đổi cây trồng, thường là dứa sang mía. Các hộ nông dân có diện tích ít (thường 5.000m2 trở xuống) thì chuyển đổi chu kỳ canh tác giữa hai loại cây mía và dứa trên số đất nông nghiệp của mình, còn những hộ có diện tích đất nông nghiệp nhiều thì hộ chỉ chuyển một ít diện tích đất sang trồng mía.
Diện tích dứa tăng thêm cho toàn huyện chủ yếu là do xã Thành Vân, Thành Tâm và thị trấn Vân Du đóng góp vì đây là vùng nguyên liệu dứa chủ yếu cho toàn tỉnh nên được các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư nhân rộng nhiều hơn. Cụ thể là tại xã Thành Tâm vào năm 2014 nhiều hộ đã được hổ trợ kinh phí để tiến hành trồng theo mô hình VietGAP và che phủ bằng nilon nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng nên diện tích đã tăng lên đáng kể. Nhưng đáng tiếc những hộ nông dân tham gia các mô hình này chỉ tham gia thời gian đầu, sau đó thì không tham gia vào mô hình này do hộ thấy phiền phức khi bón phân, làm cỏ, thu hoạch, chi phí cao mà giá bán không có sự khác biệt so với dứa trồng thông thường.
Bảng 4.14. Năng suất dứa tại huyện Thạch Thành (2013-2015)
STT Xã, thị trấn
1 Thành Vân
2 Vân Du
3 Thành Tâm
4 Thành Thọ
5 Thành An
6 Ngọc Trạo
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thạch Thành (2015)
Trải qua nhiều năm, người dân đã biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời chú trọng đầu tư đầu vào (phân bón) nên năng suất và sản lượng dứa trên địa bàn xã cũng tăng dần.
Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, năng suất cây dứa liên tục tăng từ năm 2013-2015. Năm 2015 Xã Thành Vân đạt năng suất cao nhất 42,6 tấn/ha (tăng 8,6 tấn/ha so với năm 2013, tăng trưởng bình quân 10,13%), tiếp đến là xã Thành Tâm đạt 42,14tấn/ha (tăng 6,57tấn/ha so với năm 2013, tăng trưởng bình quân 8,85%). Đứng thứ 3 về sản lượng là thị trấn Vân Du với 41,58 tấn/
ha năm 2015 (tăng 6,2 tấn/ha so với năm 2013, tăng trưởng bình quân 8,44%).
Các xã còn lại cũng có sự gia tăng đáng kể về sản lượng, tăng trưởng bình quân cũng tương đối. Điều này chứng tỏ rằng, nhờ sự dìu dắt, giúp đỡ của chính quyền địa phương, được tư vấn kỹ thuật… mà người dân ở Thạch Thành đã và đang đi đúng hướng canh tác hiệu quả hơn, sản lượng được nâng cao hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các hộ nông dân trồng dứa.
Bảng 4.15. Sản lượng dứa của huyện Thạch Thành giai đoạn 2013 - 2015
STT Xã, thị trấn
Tổng số
1 Thành Vân
2 Vân Du
7 Thành Tâm
8 Thành Thọ
9 Thành An
10 Ngọc Trạo
Qua bảng số liệu cho thấy tổng sản lượng của toàn huyện Thạch Thành đạt 13336,7 tấn năm 2015. Trong đó hai xã Thành Vân và thị trấn Vân Du là hai xã, thị trấn có sản lượng cao nhất qua các năm. Nguyên nhân là diện tích và năng suất dứa ở hai xã, thị trấn này rất cao. Ở xã Thành Vân năm 2013 sản lượng đạt 3774,03 tấn nhưng đến 2015 toàn xã đã đạt 4720,08 tấn tăng bình quân trong gia đoạn 2013-2015 là 11,83%. Đứng thứ 2 về tổng sản lượng là thị trấn Vân Du năm 2013 đạt 3062,17 tấn đến năm 2015 đạt 4066,52 tấn, tăng trưởng bình quân
đạt 15,25% trong giai đoạn 2013-2015. Xã có sản lượng thấp hơn là Thành Tâm năm 2013 sản lượng chỉ đạt 2571,71 tấn nhưng đến năm 2015 sản lượng đã tăng lên đến 3543,97 do các hộ nông dân ở xã này mở rộng diện tích, đầu tư nguồn lực, tích cực học hỏi kinh nghiệm trồng dứa để tăng năng suất, và đây là xã có tốc độ tăng sản lượng cao nhất trong huyện với 17,4%.
4.1.6.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu cuối cùng cuả bất kỳ một ngành sản xuất nào. Đối với sản xuất dứa, việc nắm được kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh học và kết hợp mức đầu tư hợp lý là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất. Căn cứ vào thực trạng đầu tư chi phí cho sản xuất, năng suất và sản lượng thu họach của các nhóm hộ tham gia sản xuất dứa. Từ đó, tôi đã tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ được tổng hợp ở bảng 4.19.
Nhìn chung các nhóm hộ sản xuất có giá sản xuất cao nhất là hộ có quy mô lớn, sau là hộ trung bình, thấp nhất là hộ nghèo mặc dù chung một quy trình sản xuất. Điều này cho thấy tăng đầu tư cho thâm canh như giống, phân bón, chăm sóc … sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Trong quá trình sản xuất dứa Queen là nguyên liệu chủ yếu trong phục vụ sản xuất chế biến, của nhà máy nên yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí cao nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn.
Cụ thể ở 3 nhóm hộ tham gia sản xuất ta thấy chi phí trung gian (IC) cho sản xuất dứa Queen giao động từ 102,3-114,75 triệu đồng/ha và giá trị sản xuất ( GO) là từ 233,2-267,65 triệu đồng/ha. Về chi phí lao động sống ở nhóm hộ sản xuất thì hộ có quy mô lớn sử dụng nhiều hơn 2 nhóm hộ, nhóm hộ có quy mô lớn có chi phí lao động là 11,9 triệu đồng, hộ trung bình là 11,05 triệu đồng, hộ nghèo là 10,5 triệu đồng. Tổng chi phí cho sản xuất dứa giao động từ 112,45- 126,65 triệu đồng/ha. Qua nghiên cứu điều tra cho thấy thu nhập hỗn hợp/ha ở nhóm hộ có quy mô lớn là cao nhất 152,9 triệu đồng/ha, thấp nhất là hộ nghèo 130,9 triệu đồng/ha, còn hộ trung bình là 138,15 triệu đồng/ha. Lợi nhuận thu được của các nhóm hộ có sự chênh lệch rất lớn, nhóm hộ có quy mô lớn là 141 triệu đồng/ha, hộ có quy mô trung bình là 127,1 triệu đồng, hộ có quy mô nhỏ là 120,75 triệu đồng/ha. Như vậy, kết quả đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là hộ có quy mô lớn, sau đó là hộ trung bình, thấp nhất là hộ nghèo.
Về hiệu quả sử dụng chi phí trung gian ta thấy cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,33 triệu đồng GO và 1,33 triệu đồng VA, 1,33 triệu
đồng MI đối với hộ có quy mô lớn, 2,26 triệu đồng GO và 1,27 triệu đồng VA, 1,27 triệu đồng MI đối với hộ trung bình và đối với hộ nghèo 2,27 triệu đồng GO, 1,27 triệu đồng VA và 1,27 triệu đồng MI.
Bảng 4.16. Kết quả và hiệu quả sản xuất dứa tính trên 1 ha
Chỉ tiêu
Giá dứa quả Giá chồi dứa A. Kết quả
1. Khối lượng sản phẩm
- Quả - Chồi
2. Gía trị sản xuất (GO)
- Quả - Chồi
3. Chi phí trung gian(IC)
4. Công lao động (S)
5. Tổng chi phí (TC)
6. Gía trị gia tăng (VA)
7. Thu nhập hỗn hợp(MI)
8. Lợi nhuận (Pr) B. Hiệu quả
1. GO/IC
2. GO/Công lao động
3. VA/IC
4. VA/Công lao động
5. MI/IC
6. Pr/Công lao động
Về hiệu quả sử dụng lao động ta thấy ở hộ có quy mô lớn đạt hiệu quả nhất, cụ thể là với 1 đồng công chi phí lao động thì tạo ra 22,49 triệu đồng GO, 12,84 triệu đồng VA và 11,8 triệu đồng Pr; hiệu quả sử dụng thấp nhất là hộ nghèo với 1 đồng công chi phí lao động thì tạo ra 22,2 triệu đồng GO, 12,46 triệu đồng VA và 11,5 triệu đồng Pr ; còn đối với hộ trung bình là với 1 đồng công chi phí lao động thì tạo ra 22,39 triệu đồng GO, 12,5 triệu đồng VA và 11,5 triệu đồng Pr.
Trong 3 loại hình sản xuất thì hộ có quy mô lớn sử dụng chi phí có hiệu quả nhất đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thấp nhất là hộ nghèo. Vì vậy chúng ta thấy rằng để phát huy hết tiềm năng sử dụng đất đai thì sự đầu tư về chi phí là yếu tố quyết định lớn đến mức thu nhập hỗn hợp cho nên các hộ trung bình và hộ nghèo cần chú trọng đầu tư hơn. Điều này cho ta thấy nếu ta đầu tư số lượng yếu tố đầu vào càng nhiều mà thích hợp thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế càng cao. Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất là giống, điều kiện tự nhiên, quy trình đầu tư thâm canh.
4.1.6.3. Hiệu quả xã hội từ sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành Bảng 4.17. Hiệu quả xã hội từ sản xuất dứa
Tiêu chí
Lao động hàng năm Lao động thời vụ
Phát triển sản xuất dứa đã góp phần đẩy mạnh phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc, biến đồi trọc thành tư liệu sản xuất, từ đó tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, tăng thu nhập đáng kể cho người lao động. Năm 2013 giải quyết được 1353 lao động có việc làm hàng tháng và 414 lao động thời vụ, đến năm 2015 số lao động có việc làm hàng tháng tăng lên 1526 lao động tăng 173 lao động có việc làm, số lao động thời vụ cũng tăng 98 lao động thời vụ so với 2013 . Đồng thời phát triển sản xuất dứa tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế: CN-
Xây dựng, thương mại – dịch vụ phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm, công tác giáo dục đào tạo được quan tâm phát triển.
Tuy nhiên trong thời gian qua, một số hộ sản xuất dứa nhỏ lẻ, các hộ trồng mới chưa có kinh nghiệm sản xuất dứa dẫn đến năng suất thấp, lợi nhuận thấp gây hoang mang cho các hộ sản xuất này.Trong khi đó, phần lớn các hộ mới sản xuất và các hộ sản xuất nhỏ lẻ này đều phải vay vốn để đầu tư giống, phân bón, vì thế sản xuất không có hiệu quả dẫn đến không có khả năng thanh toán các khoản nợ vay.
Mặt khác, do người dân xử lý dứa không theo kế hoạch nên sản lượng thu hoạch lớn, đã tạo ra sức ép về nguồn nhân công lao động sản xuất theo thời vụ và tình hình an ninh trật tự, bảo đảm an toàn, giao thông tại địa phương.
4.1.6.4. Hiệu quả môi trường từ sản xuất dứa
Thạch Thành là huyện miền núi, chủ yếu là diện tích đồi, hàng năm phải gánh chịu những trận mưa lớn. Trước kia do kinh tế còn khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều hộ dân đã lên đồi núi đốt, phá chặt cây để mưu sinh, dẫn tới hàng năm huyện Thạch Thành phải gánh chịu những trận mưa xói mòn và rửa trôi đất. Trước tình trạng trên, dưới sự tuyên truyền của chính quyền địa phương đã dần dần làm thay đổi tập tục đốt, chặt phá cây tùy tiện của người dân, thay vào đó là sự phục hồi các cây xanh trên các đồi trống, đồi trọc vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa găn chặn mưa lũ, vừa đem lại kinh tế cho các hộ dân.
Số cây dứa được trồng mới có sự tăng dần qua các năm. Năm 2013 toàn huyện có 112 vạn cây dứa được trồng mới, đến năm 2015 số chồi dứa trồng mới tăng lên là 140 vạn cây, tăng 28 vạn cây so với năm 2013. Số cây dứa trồng mới góp phần ngăn cản xói mòn đất tạo không khí trong lành cho các hộ sống xung quanh. Bên cạnh những lợi ích từ cây dứa mang lại cho cây trồng thì việc trồng mới thêm các cây dứa nếu không được trồng, chăm đúng kỹ thuật, nhiều hộ lợi dụng phân bón, thuốc trừ sâu nên hàm lượng tồn dư trong đất lớn cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ việc trong quá trình trồng dứa chưa thể thoát li được với việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc dứa. Do đó, trong quá trình chăm sóc cây dứa người dân một phần kém hiểu biết, vì lợi trước mắt, nên không tôn trọng các quy trình chăm sóc, theo khuyến cáo của các Nhà khoa học; lạm dụng thuốc BVTV, không sử dụng thuốc theo danh mục quy định, chăm sóc và BVTV theo phong trào và kinh nghiệm. Bên cạnh đó việc thu hái dứa nếu
không tốt sẽ gây ra hiện tượng rụng nhiều, quả dứa bị dập nát, nhiều hộ dân, thương lái không sử lý vào đúng chỗ quy định, thải bừa bãi ra môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm.