Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành 45 1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất dứa
4.1.2. Đầu tư cho sản xuất dứa
Đầu tư công trong nông thôn tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế của hộ và tác động thông qua cộng đồng. Các hoạt động đầu tư công trong nông nghiệp như khuyến nông, thủy lợi, bảo vệ sản xuất. Sẽ trực tiếp làm thay đổi thu nhập của các hộ sản xuất. Các hoạt động đầu tư công ở huyện Thạch Thành cũng trực tiếp tác động làm thay đổi thu nhập của các hộ trồng dứa. Trong thời gian qua các hộ trồng dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền huyện Thạch Thành, UBND huyện Thạch Thành phối hợp cùng với các ban ngành liên quan hỗ trợ các hộ nông dân trồng dứa với quy mô lớn, bao gồm hỗ trợ về giống chất lượng cao, hỗ trợ về phân bón và mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT. Đồng thời UBND huyện và các ban ngành liên quan cũng hỗ trợ đối với các tổ chức đại diện nông dân. Cụ thể như sau
- Nhà nước hỗ trợ nông dân: Đối với hộ nông dân thực hiện sản xuất và bán dứa theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận thì sẽ được hưởng những khoản đầu tư sau đây:
+ Được hỗ trợ về tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất dứa và thông tin thị trường miến phí liên quan đến dứa khi các hộ tham gia vùng sản xuất dứa.
+ Hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống dứa có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để trồng vụ dứa đầu tiên trong dự án vùng sản xuất dứa.
+ Hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp với thời hạn là 7 ngày.
- Nhà nước hỗ trợ đối với tổ chức đại diện nông dân: Đối với các tổ chức đại diện như hội nông dân, hợp tác xã có hợp đồng và thực hiện cung ứng đầu vào hoặc tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ dứa cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn huyện thì sẽ được hưởng những khoản đầu tư sau đây:
+ Được miến tiền sử dụng đất hoặc thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở phục vụ cho dự án vùng sản xuất dứa.
+ Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế mua thuốc BVTV, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ BVTV chung cho các thành viên.
+ Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ HTX, liên hiệp HTX về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất dứa; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo.
+ Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất dứa theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan các mô hình sản xuất, nhà máy chế biến.
Bảng 4.2. Kết quả hỗ trợ cho phát triển sản xuất dứa từ 2013-2015 Chỉ tiêu
1. Hỗ trợ các hộ trồng dứa - Giống
- KHKT - Nilon Tổng
2. Hỗ trợ các tổ chức đại diện nông dân
- Thuốc BVTV - Chi phí thuê máy
- Kinh phí tổ chức lớp tập huấn Tổng
4.1.2.2. Đầu tư tư nhân a. Nguồn lực đất đai
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất dứa ở các nhóm hộ điều tra năm 2015
Diễn giải Số hộ điều tra
1.Diện tích hiện có 2.Diện tích bình quân/hộ 3.Năng suất bình quân/ha 4.Sản lượng chồi/ha
Diện tích, năng suất, sản lượng dứa là các chỉ tiêu thống kê quan trọng.
Nó cho ta thấy được khả năng phát triển của cây dứa và hiệu quả sản xuất đem lại. Sau khi tiến hành điều tra và xử lý số liệu tôi đã tổng hợp bảng 4.6.
Các hộ sản xuất dứa trồng chủ yếu là giống dứa Queen. Qua bảng 4.6, hiện tại nhóm hộ có quy mô lớn có diện tích hiện có lớn nhất là 107,5ha, hộ có quy mô trung bình là 70,2ha, hộ có quy mô nhỏ là 2,4ha. Diện tích dứa bình quân/hộ của nhóm hộ có quy mô lớn là 2,5ha/hộ, hộ có quy mô trung bình là 1,8ha/hộ, hộ có quy mô nhỏ là 0,3ha/hộ. Sở dĩ như vậy là do nhóm hộ có quy mô lớn có điều kiện sản xuất hơn cả về vốn và diện tích đất. Vì các hộ nghèo và trung bình do không được hỗ trợ nên không dám sản xuất nhiều và diện tích được chuyển sang trồng cây khác hoặc chuyển sang dự án trồng cây khác được đầu tư hỗ trợ từ nhà nước. Mặc dù, biết cây khác không có hiệu quả kinh tế hơn cây dứa. Bên cạnh đó thì việc sản xuất còn mang tính tập quán cũ trì trệ theo tính đại trà. Cho nên nhóm hộ có quy mô lớn vẫn là hộ đạt năng suất cao nhất với 42,9 tấn/ha, hộ có quy mô trung bìnhlà 41,5tấn/ha, hộ có quy mô nhỏ là 38,2tấn/ha. Sự chênh lệch về năng suất là do mức đầu tư và trình độ thâm canh khác nhau. Sản lượng chồi của nhóm hộ có quy mô lớn là 23 nghìn chồi, hộ có quy mô trung bình là 15 nghìn chồi, hộ có quy mô nhỏ là 11 nghìn chồi. Với sản lượng chồi thu được hàng năm thì việc trồng lại diện tích dứa khi kết thúc 1 chu kỳ và có thể chủ động tiến hành rải vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay thì các hộ sản
xuất tính theo 1 chu kỳ là 26 tháng thì có 2 vụ thu hoạch dứa trái vụ vào tháng 3 dương lịch được sự tư vấn hướng dẫn của các kỹ sư người dân đã và đang thoát nghèo nhờ trồng dứa trái vụ
Trước năm 2000 dứa được trồng 18 tháng mới thu hoạch 1 vụ mà dứa thu hoạch chính vụ tháng 5,6 dương lịch nên các nhà máy chế biến dứa không kịp thu mua và chất lượng dứa kém nên giá rất thấp, việc áp dụng thành công trồng dứa trái vụ đã thay đổi cuộc đời người dân trồng dứa.
Như vậy, diện tích, năng suất, sản lượng hộ có quy mô lớn cao nhất đến hộ trung bình và hộ nghèo là thấp nhất. Nguyên nhân là do mức đầu tư và trình độ thâm canh giữa các nhóm hộ có quy mô khác nhau. Để biết được kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tôi đi đến nghiên cứu phần chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế sản xuất dứa của các hộ điều tra trên địa bàn huyệnThạch Thành.
b. Nguồn lực lao động cho sản xuất dứa
Điều kiện sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất hộ có quy mô lớn, hộ trung bình, hộ nghèo có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, các yếu tố có tính chất quyết định là lao động, vốn, diện tích, công cụ sản xuất và trình độ chuyên môn.
Bảng 4.4. Tình hình lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Số nhân khẩu BQ/hộ Lao động BQ/hộ
Lao động tham gia sản xuất dứa Trình độ văn hóa của chủ hộ Kinh nghiệm sản xuất dứa
Qua bảng 4.10 cho thấy: Hộ có quy mô lớn có số bình quân lao động nhiều hơn hộ có quy mô trung bình và hộ có quy mô nhỏ, hộ có quy mô lớn là 4,14 người, hộ có quy mô trung bình 3,8 người, hộ có quy mô nhỏ là 3,3 người. Tuy nhiên lao động tham gia vào sản xuất dứa chỉ có bình quân 2,7 lao động/hộ quy mô lớn, 2,4 lao động/ hộ có quy mô trung bình và 2,1 lao động/ hộ có quy mô
nhỏ. Nguyên nhân có sự chênh lệch về lao động như vậy là do các hộ có quy mô lớn cần nhiều lao động, và họ xác định sản xuất dứa mang lại lợi nhuận kinh tế cao vì vậy họ không lựa chọn việc dịch chuyển lao động sang ngành khác mà tập trung lao trung tham gia vào sản xuất dứa.Tuy nhiên xét về tổng thể số lượng lao động trong mỗi hộ còn ít đó là vấn đề khó khăn khi sản xuất dứa. Bởi nếu lao động gia đình ít thì chi phí thuê lao động ngoài sẽ lớn, làm giảm lợi nhuận.
Trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung các chủ hộ thường có trình độ học vấn thấp nhưng đổi lại họ rất dồi dào kinh nghiệm trong sản xuất. Thường thì số tuổi và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có độ tuổi càng cao thì có kinh nghiệm càng nhiều. Do cây dứa xuất hiện từ rất sớm ở huyện Thạch Thành và là loại cây dễ trồng, phù hợp với đất đai nên người dân địa phương chọn cây dứa làm cây chủ lực. Chính vì vậy nông dân nơi đây có thâm niên sản xuất dứa.
Qua kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi của chủ hộ sản xuất khá đa dạng, chủ hộ trẻ tuổi nhất là 30 tuổi và chủ hộ lớn tuổi nhất là 75 tuổi. Tuổi của chủ hộ có vai trò rất lớn trong trồng dứa, đối với những chủ hộ có độ tuổi còn trẻ thì kinh nghiệm chưa có nhưng tính mạo hiểm cao nên có nhiều phương hướng mới trong việc sản xuất và cũng dễ tham gia những lần tập huấn của các cán bộ cũng như tiếp thu những tiến bộ KHKT; ngược lại đối với những chủ hộ có độ tuổi cao họ đã tích lũy được kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ KHKT đối với họ là hơi khó.
Kết quả phỏng vấn 90 các hộ đại diện địa bàn nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ không cao, trình độ cấp I chiếm 10% tổng số mẫu điều tra, cấp II chiếm 60%, trong khi đó cấp III chiếm chỉ có 40%. Mặc dù không có chủ hộ nào mù chữ nhưng với sự tiến bộ của KHKT ngày nay và những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm thì với trình độ học vấn như trên chưa đáp ứng kịp sự phát của KHKT, tiếp thu kiến thức mới trong sản xuất để khẳng định vị thế thương hiệu trái cây trên thị trường trong nước và quốc tế.
Qua đây cho thấy nguồn lực sản xuất dứa của hộ nông dân còn nhiều hạn chế: thiếu lao động chính phục vụ sản xuất dứa, trình độ học vấn không cao, điều này cũng là một trong những hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Lao động tham gia sản xuất dứa đa phần ở độ tuổi trung niên nên đây cũng là khó khăn trong việc nâng cao trình độ học vấn cho hộ nông dân.
c. Nguồn vốn để phát triển sản xuất dứa
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nguồn vốn cần để sản xuất không nhiều như các ngành nghề kinh doanh khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao họ cần phải có một số vốn đầu tư đủ để chăm sóc cho quá trình sản xuất trong vụ. Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho trồng dứa là vốn tự có của các hộ nông dân và một số ít vay từ Ngân hàng chính sách và Ngân hang NN&PTNT. Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu chủ yếu là cải tạo đất, mua giống. Đa phần các hộ tham gia sản xuất dứa tại địa bàn nghiên cứu mua phân bón tại các đại lý địa phương theo hình thức trả sau (hoặc theo hình thức gối đầu) cũng có nghĩa là vụ đầu tiên khi bắt đầu trồng dứa họ phải bỏ tiền ra mua phân bón, thuốc trừ sâu sau đó thu hoạch xong mới thanh toán tiền. Qua quan sát trên địa bàn nhu cầu về vốn của hộ được khai quát qua bảng sau:
Bảng 4.5. Tình hình vay vốn sử dụng trong sản xuất của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Số hộ có vay vốn
Số hộ không vay vốn Tổng
Qua bảng thống kê cho thấy, chỉ có 11 hộ vay vốn, chiếm 12,2% trong tổng số mẫu điều tra với lãi suất 8%/năm, trung bình mỗi hộ vay 50 triệu đồng/chu kỳ, thời gian vay 1 năm. Mặc dù vậy khả năng tiếp cận nguồn vay với lãi suất thấp từ các tổ chức ngân hàng, tín dụng Nhà Nước còn rất ít vì hộ không đủ điều kiện thế chấp và không có thói quen vay vốn từ Ngân hàng.
Do đó khả năng đầu tư vào việc trồng dứa của hộ chưa được đảm bảo hoàn toàn đặc biệt là đối với hộ khó khăn. Qua đây ta thấy rằng chưa có sự quan tâm đúng mức về nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển cây dứa. Mặc dù cây dứa tuy dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng cần phải đầu tư thì mới mang lại lợi nhuận cho hộ nông dân. Đặc biệt là đầu tư vào cải tạo đất, đất trồng ở địa phương đã rất bạc màu làm cho cây trồng kém năng suất.
Bảng 4.6. Đầu tư chi phí cho 1 ha dứa Queen của các nhóm hộ điều tra năm 2015
Chỉ tiêu
A. Chi phí trung gian (IC) Vụ 1
I. Làm đất - San ủi - Cày
- Rạch hàng II. Vật tư
- Giống - Vôi bột - NPK
- Thuốc kích thích ra hoa, BVTV - Kali Clorua
Vụ 2 - NPK
- Kali Clourua
- Thuốc kích thích ra hoa, BVTV B. Lao động sống
Công lao động vụ 1 Công lao động vụ 2 Tổng chi phí (TC)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Như chúng ta đã biết dứa là loại cây yêu cầu chi phí đầu tư cho sản xuất tương đối cao. Chi phí này thường không cố định mà thay đổi phụ thuộc vào chất lượng giống và trình độ thâm canh của chủ đầu tư. Quá trình điều tra ở 3 nhóm hộ, tôi nhận thấy có sự khác nhau trong quy trình sản xuất dứa ở các nhóm hộ tham gia.
Qua điều tra thì hầu như các hộ đều chỉ trồng có 1 loại giống là Queen. Vì theo như điều tra thì giống Queen quả nhỏ hơn nhưng ngọt, thơm dễ tiêu thụ giá cao hơn giống Cayenne quả to nhưng nhạt khó tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tiêu dùng hằng ngày và sản xuất.
Qua bảng 4.14 ta thấy chi phí cho sản xuất dứa Queen giao động từ 112,45 – 126,65 triệu đồng đối với từng nhóm hộ tham gia sản xuất. Đối với hộ có quy mô nhỏ sản xuất có chi phí thấp nhất là 112,45 triệu đồng, hộ có quy mô trung bình là 126,65 triệu đồng, cao nhất là nhóm hộ có quy mô lớn với chi phí là 120,4 triệu đổng. Trong các khoản mục chi phí cho sản xuất dứa trồng mới ở 3 nhóm hộ thì chi phí trung gian là khoản mục đầu tư giao động từ 102,3-114,75 triệu đồng, chi phí lao động sống giao động từ 10,5-11,9 triệu đồng . Về chi phí làm đất ở các nhóm hộ có chi phí từ 5-5,5-triệu đồng trong đó hộ có quy mô nhỏ chi phí là 5triệu đồng, hộ có quy mô trung bìnhcó chi phí là 5,2 triệu đồng, nhóm hộ có quy mô lớn có chi phí là 5,5 triệu đồng. Trong các khoản mục chi phí trung gian thì đầu tư cho chi phí vật tư là chủ yếu (bao gồm chi về giống, phân bón, thuốc kích thích ra hoa và bảo vệ thực vật) chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể là với nhóm hộ có quy mô lớn 57,25 triệu đồng, hộ có quy mô trung bình54,45 triệu đồng, 50,7 triệu đồng đối với hộ có quy mô nhỏ. Trong chi phí trung gian thì vụ 1 nhóm hộ có quy mô lớn là 68,75 triệu đồng, hộ có quy mô trung bình64,85 triệu đồng, hộ có quy mô nhỏ là 60,05 triệu đồng. Vụ 2 đầu tư chi phí cũng khá cao về lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất và đầu tư cho việc thu hoạch chồi, so với vụ 1 thì mức đầu tư cho phân bón, thuốc kích thích ra hoa, BVTV còn cao hơn so với vụ 1 (nhóm hộ có quy mô lớn cao hơn 10,5 triệu đồng, hộ có quy mô trung bìnhcao hơn 10,3 triệu đồng, đối với nhóm hộ có quy mô lớn thì cao hơn 10,38 triệu đồng). Qua bảng ta thấy các khoản mục chi phí khác nhau rõ rệt và có sự chênh lệch rất lớn. Đặc biệt là hộ nghèo có chi phí thấp nhất.
Nguyên nhân là do tập quán và điều kiện sản xuất của hộ tham gia sản xuất còn hạn chế nên lượng đầu tư thấp hơn hộ có quy mô lớn, hộ trung bình. Các hộ tham gia sản xuất không sử dụng phân vi sinh để bón lót, nhưng do việc sản xuất dứa đã được nhiều năm nên đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Ở các hộ về việc bón phân NPK thì có bón thêm Kaliclorua. Vì qua điều tra thì việc bón thêm kaliclorua ở các hộ cho năng suất cao hơn.
Về chi phí lao động sống, qua biểu ta thấy chi phí lao động các nhóm hộ tham gia sản xuất cũng khác nhau và giảm dần nhưng không chênh lệch nhiều.
Nếu như nhóm hộ có quy mô lớn là 11,9 triệu đồng thì hộ có quy mô trung bìnhlà 11,05 triệu đồng, còn hộ có quy mô nhỏ là 10,5 triệu đồng. Đầu tư lao động cũng khác nhau trong các giai đọan. Ở hai nhóm hộ, hộ có quy mô lớn và hộ trung bình chú trọng đến giai đoạn chăm sóc dứa hơn, chính giai đoạn này là