Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành 45 1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất dứa
4.1.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất dứa
Trong những năm gần đây trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng đã có nhiều tiến bộ KHKT mới được nghiên cứu và ứng dụng KHKT vào sản xuất. Nhờ đó đã góp phần mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất dứa cho các hộ gia đình. Việc nghiên cứu sản xuất dứa chuyển giao một số mô hình và kỹ thuật mới cho các hộ nông dân sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành, trong đó có các giống dứa mới. Tuy nhiên, hiện nay đa số các hộ trồng dứa chưa áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất dứa nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Giống dứa chuẩn, chất lượng cao ít, phần lớn các hộ sử dụng chồi giống từ vườn dứa cũ của gia đình để trồng mới, chủ yếu là giống dứa ta.
Để giải quyết những vấn đề trên, năm 2012 phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành đã đứa giống dứa mới Queen vào trồng thử nghiệm. Qua thời gian theo dõi cho thấy, giống dứa Queen có khả năng chịu hạn tốt mặc dù thời vụ trồng trong điều kiện thời tiết ít mưa, khô hạn kéo dài vào những tháng cuối năm 2012 nhưng cây dứa vẫn sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, có khả năng kháng bệnh cao, và đặc biệt sau 1 vụ thu hoạch thì cho thấy năng
suất của loại dứa này cao hơn nhiều so với loại dứa ta mà trước đây các hộ nông dẫn vẫn trồng. Vì vậy trong những năm 2013-2015 các hộ nông dân chuyển sang trồng loại giống Queen với diện tích khá lớn.
Bảng 4.7. Cơ cấu giống dứa của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa qua các năm 2013-2015
Giống
Dứa ta Dứa Queen Tổng
Nhìn vào bảng có thể thấy rằng phần lớn diện tích dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành năm 2015 là giống dứa Queen với diện tích 258,15ha chiếm 81% tổng diện tích trồng dứa. Mặc dù giống dứa ta được người dân trồng từ lâu đời và cũng có hiệu quả kinh tế nhưng chưa cao, trong khi đó năm 2012 huyện đã thử nghiệm thành công giống dứa Queen vì vậy các hộ nông dân bắt đầu chuyển đổi giống dứa mới. Qua bảng số liệu cho thấy diện tích dứa Queen liên tục tăng từ 2013-2015, và diện tích dứa ta liên tục giảm.
Giống Queen năm 2013 mới được trồng với diện tích 100ha chiếm 34,7% thì đến năm 2014 diện tích đã tăng lên đến 173,12 chiếm 56,7%. Đến năm 2015 diện tích dứa Queen đã tăng lên đến 258,15ha chiếm 81%.
Giống dứa ta được các hộ nông dân đưa vào sản xuất từ rất lâu, đây là giống có khả năng chống chịu dịch hại sâu bênh tốt, nhưng lại cho quả bé, mắt hơi dày và năng suất thấp. Còn đối với giống dứa Queen có đặc điểm rất nổi bật là khả năng chống chịu sâu bệnh, dịch hại cao, năng suất dứa quả ổn định, mắt thưa, quả ngọt, mát và có thể duy trì đến vụ thứ 2, thứ 3 nếu được chăm sóc tốt và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Giống dứa Queen có hệ số nhân giống cao nên có khả năng dễ dàng mở rộng diện tích ở những vùng đồi núi trọc. Vì vậy sau 4 năm đưa vào sản xuất giống dứa Queen đã thay thế phần lớn diện tích giống dứa ta cũ. Tuy nhiên giống dứa này vẫn có một vài nhược điểm đó là
quả có mắt sâu, quả hơi bầu dục, nên đồ hộp khó đạt được năng suất lao động tối ưu và tỷ lệ cái/ nước cũng không được cao lắm.
Để đánh giá được hiệu quả của việc lựa chọn giống dứa Queen vào sản xuất thì cần có sự so sánh giữa 2 loại giống: giống dứa Queen và giống dứa ta
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế giống dứa Queen và giống dứa ta (trên 1ha) Chỉ tiêu
A. Chi phí trung gian (IC) Vụ 1
I. Làm đất - San ủi - Cày
- Rạch hàng II. Vật tư
- Giống - Vôi bột - NPK
- Thuốc kích thích ra hoa, BVTV - Kali Clorua
Vụ 2 - NPK
- Kali Clourua
- Thuốc kích thích ra hoa, BVTV B. Lao động
Công lao động vụ 1 Công lao động vụ 2 Tổng chi phí (TC) C. Kết quả
1. Khối lượng sản phẩm - Quả
- Chồi
2. Giá trị sản xuất - Quả
- Chồi 3. Lợi nhuận
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)
Qua bảng số liệu cho thấy trong cùng điều kiện chăm sóc và chế độ bón phân giống dứa Queen cho năng suất dứa quả 43 tấn/ha, cao hơn 5,5 tấn so với giống dứa ta.Theo điều tra từ các hộ nông dân trồng dứa thì giống dứa Queen ít gai hơn, khoảng cách trồng cũng thưa hơn so với giống dứa ta, vì thế dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và bón phân và tiết kiệm được công lao động hơn. Vì vậy khi trồng giống dứa Queen ngoài tiết kiệm được chi phí nhân công trong các khâu chăm sóc, thu hái còn cho năng suất sản lượng cao hơn nhiều so với giống dứa ta.
Qua bảng số liệu cũng cho thấy rõ hiệu quả kinh tế của giống dứa Queen đạt 144,78 triệu đồng/ha cao hơn mức 117,4 triệu đồng/ha của giống dứa ta. Như vậy có thể thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu giống dứa trên địa bàn huyện là hợp lý. Người trồng dứa chuyển dần từ giống dứa cũ năng suất chất lượng thấp sang giống dứa mới có năng suất và chất lượng cao hơn.Tuy nhiên hiện nay các hộ trồng dứa trên địa bàn huyện đang gặp phải một số khó khăn về giống. Nguyên nhân là do trước đây khi mới có chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống dứa thì các hộ được nhà nước hỗ trợ về giống từ trung tâm nghiên cứu và được hỗ trợ cả về kỹ thuật, đầu tư ban đầu. Tuy nhiên sau 3 năm nguồn hỗ trợ giảm dần và dừng lại thì các hộ nông dân phải tự chủ về giống. Vì vậy mà các hộ thường tìm đến các nguồn cung cấp giống bên ngoài hoặc là từ người quen. Bởi nếu đăng ký mua giống từ trung tâm sẽ mất thời gian vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giống, và chi phí cũng cao hơn khi mua giống từ các nguồn bên ngoài.
Những hộ nông dân mới bắt đầu trồng dứa vào những năm 2014-2015 có những hộ không có điều kiện kinh tế. Khi thấy các hộ có quy mô lớnc trồng dứa có hiệu quả kinh tế cao nên tham gia, vì vậy họ không có điều kiện đầu tư tốt như các hộ có quy mô lớnc đã có tiềm lực và không được nhận hỗ trợ như những năm trước đây mới triển khai trồng giống dứa mới. Từ đó dẫn đến kết quả sản xuất của các hộ này không được cao.
Qua đó cho thấy, mặc dù đã có giống dứa mới tốt hơn đưa vào sản xuất nhưng mức độ tiếp cận giống của các hộ cũng khác nhau.
Khả năng tiếp cận giống tốt cao hơn với nhóm hộ tham gia sản xuất dứa sớm do họ nhận được nhiều sự hỗ trợ về vốn cũng như KHKT.
4.1.3.2. Kỹ thuật trồng dứa
Hiện nay tuy hiệu quả kinh tế từ sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành cho thu nhập cao hơn một số loại cây trồng khác nhưng vẫn chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và những tiến bộ kỹ thuât mới vào trong sản xuất. Đối với sản xuất dứa, yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Như vậy tập huấn kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất của các hộ nông dân.
Việc áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp đã được đề cập và thực nghiệm từ lâu. Nhưng vấn đề đó được truyền đạt và áp dụng đến người nông dân trực tiếp sản xuất là vấn đề không đơn giản. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ…để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới bằng những cách tiếp cận sinh động, gây ấn tượng, phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiển của nông dân.
Nội dung chủ yếu của buổi tập huấn nhằm định hướng cho nông dân sản xuất dứa theo nhu cầu nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sở ứng dụng hợp lý những tiến bộ khoa học kỹ thuật bao gồm những biện pháp cải tạo đất, sử dụng giống mới, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các biện pháp bảo quản sau thu hoạch, xử lý ra hoa, các mô hình trồng dứa theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình trồng dứa che phủ nilon…. Việc áp dụng những biện pháp trên góp phần
giảm các nguồn lực đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác, cải thiện về chất lượng dứa.
Bảng 4.9. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất dứa của huyện Thạch Thành năm 2013 - 2015
Phương pháp
Tập huấn kỹ thuật
Tham gia mô hình trình diễn Ứng dụng mô hình vào sx
Nguồn: Tổng hơp số liệu điều tra (2016)
Bảng 4.10. Nội dung của các lớp tập huấn ứng dụng KHKT Năm
Áp dụng khoa học kỹ thuật
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Thạch Thành (2015) Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy được sự quan tâm của các cấp ban ngành và tiếp nhận các chương trình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật trồng dứa của các nhóm hộ có quy mô diện tích trồng dứa khác nhau cũng khác nhau. Cụ thể, nhóm hộ có diện tích trồng dứa quy mô lớn có tỷ lệ tham gia đầy đủ các khóa tập huấn do trạm khuyến nông huyện Thạch Thành tổ chức đạt 28/30 hộ điều tra, tỷ lệ tham gia 93,33%, đối với nhóm hộ có quy mô trung bình tỷ lệ này là 25/30 hộ được điều tra, với tỷ lệ tham gia là 83,33%, nhưng nhóm hộ có quy mô nhỏ chỉ tham gia với số lượng rất thấp là 17/30 hộ, tỷ lệ là 56,67%. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Nguyên nhân là do nhóm hộ có quy mô lớn là những hộ đầu tư nhiều vào trồng dứa và đối với họ cây dứa là nguồn thu nhập chính của họ, do đó nhóm hộ này có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc trồng dứa đúng quy trình kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tỷ lệ này giảm dần theo quy mô trồng dứa. Với nhóm hộ có quy mô nhỏ thì do họ đầu tư không nhiều vào trồng dứa, họ coi trồng là phụ hoặc không có điều kiện để đầu tư nên nhóm hộ này không quan tâm nhiều đến việc trồng dứa đúng quy trình kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và thu nhập.
Qua bảng 4.9 cũng cho thấy rằng tỷ lệ các hộ tham gia các mô hình trình diễn của các nhóm hộ cũng khác nhau: nhóm hộ có quy mô lớn thì tham gia tập huấn đông hơn với 8/30 hộ, nhóm hộ có quy mô trung bình có 2/30 hộ tham gia, còn đối với nhóm hộ có quy mô nhỏ không có hộ nào tham gia. Điều đó cho thấy mức độ sẵn sàng tiếp nhận và chủ động học tập áp dụng phương pháp KHKT mới của các nhóm hộ khác nhau khá nhiều. Bởi vậy cũng chỉ có nhóm hộ có quy mô lớn và nhóm hộ có quy mô nhỏ ứng dụng mô hình sau khi tập huấn và sản xuất. Nhóm họ có quy mô lớn có 6 hộ áp
dụng mô hình, nhóm hộ có quy mô trung bình có 2 hộ áp dụng. Thường những nhóm hộ có quy mô lớn là nhóm hộ có điều kiện kinh tế cao hơn nên mức độ sẵn sàng tham gia và ứng dụng các mô hình chuyển giao KHKT cũng cao hơn. Họ sẵn sàng tiếp nhận cái mới khi nhận thấy cái mới tốt hơn, và cũng từ đó họ có sự bứt phá tốt hơn trong phát triển kinh tế, thu nhập của họ cũng tăng lên rất nhiều từ việc áp dụng đúng KHKT.
Hiệu quả từ việc áp dụng đúng quy trình KHKT trong sản xuất dứa thể hiện ở sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa nhóm hộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và nhóm hộ không tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng dứa do trạm khuyến nông huyện Thạc Thành phối hợp cùng chính quyền địa phương ở các xã trong huyện tổ chức.