Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 55)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn bao gồm số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành ; số liệu thống kê về lĩnh vực sản xuất dứa của huyện Thạch Thành và tỉnh Thanh Hóa trong các năm từ 2013 - 2015. Tôi cũng tham khảo thêm một số thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất dứa đã được công bố để làm rõ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra tôi còn sử dụng thông tin thứ cấp từ các tạp chí, sách báo về những kinh nghiệm phát triển sản xuất dứa của các mô hình điển hình trong cả nước.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là các hộ nông dân sản xuất tại các điểm nghiên cứu, đối với các lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh/ huyện/ xã, HTX, đối với các cơ quan chức năng có liên quan đến sản xuất dứa, đối với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty Cổ phần XNK Hoàng Gia, đối với các thương lái.

Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:

- Thông tin của cán bộ quản lý được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất dứa trên địa bàn, đánh giá về các chính sách , chủ trương phát triển sản xuất dứa đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá về năng suất, sản lượng và sự hợp tác giữa các ngành liên kết phát triển cây dứa. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong phát triển cây dứa trên địa bàn.

- Thông tin của các nông dân được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng dứa: giá thành sản xuất dứa quả và biến động giá dứa quả, thu nhập từ các sản phẩm dứa khác dứa quả nguyên liệu, thu nhập từ dứa của hộ từ năm 2013 - 2015. Đánh giá về khả năng phát triển cây dứa, chính sách hỗ trợ phát triển cây dứa.

- Thông tin của các công ty thu mua dứa nguyên liệu được sử dụng để đánh giá quy mô sản xuất, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho sản xuất, mối liên kết giữa công ty và hộ nông dân trồng dứa

Phương pháp tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp như sau: Đối tượng và số mẫu điều tra:

Đề tài đã chọn nghiên cứu 90 hộ nông dân có sản xuất dứa của năm 2013-2015 tại các xã,thị trấn: Thành Tâm, Thành Vân và Vân Du.

Đây là các xã có đầy đủ các tính chất đại diện về tình hình sản xuất dứa trong huyện như điều kiện thời tiết, quy mô và tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất.

Căn cứ vào quy mô sản xuất dứa của các xã, đề tài chọn nghiên cứu 03 xã, số lượng mẫu cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Số lượng mẫu của các điểm điều tra

Đối tượng điều tra

Cán bộ quản lý cấp huyện Cán bộ xã

Hộ sản xuất dứa Công ty thu mua dứa

Bảng 3.5. Nội dung các thông tin cần thu thập trong phiếu điều tra Thông tin cần thu thập

Thông tin về chủ hộ (tên, số nhân khẩu, trình độ,…) Thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, diện tích trồng dứa, năng suất, sản lượng, giá trị xuất, thông tin về các dịch vụ liên quan đến sản xuất chính sách, quy hoạch, tiêu, phương hướng sản xuất dứa của hộ

Thông tin về tình hình cơ bản sản xuất dứa của hộ

Thông tin về đầu tư chi phí, lao động, kết quả, thị trường tiêu thụ

Thông tin về các yếu tố ảnh - Hộ trồng - Phỏng vấn thông

- -

40

Thông tin về những mong - Hộ trồng dứa muốn, xu hướng của người dân sản xuất dứa trong thời

gian tới

Thông tin về liên kết trong - Công ty sản xuất, tiêu thụ của công ty với các tổ chức, hộ nông dân tham gia sản xuất dứa

- Phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở trong phiếu điều tra

- Phỏng vấn thông qua bảng hỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w