Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất dứa trên địa bàn huyện Thạch Thành
4.2.5. Nhân tố kinh tế - xã hội
Đầu ra thị trường tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất. Bài toán tiêu thụ nông sản của vùng nguyên liệu chỉ được xem là có cách giải quyết khi có sự phối hợp của 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông. Thực tế cho thấy rằng, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và công tác bảo quản tương đối chặt chẽ, khó khăn. Hơn nữa người nông dân cứ sản xuất theo cái mà họ có nên gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng sản xuất theo tính ồ ạt mà không căn cứ thực tế là hậu quả sau khi thu hoạch. Từ đó dẫn đến tình trạng “được mùa rớt giá” là nội ám ảnh của thường xuyên của người dân. Nhưng ngày nay dứa Thạch thành đã tránh được tình trạng “ được mùa mất giá” vì thực hiện trồng dứa trái vụ cho năng suất cao và được giá nên người dân đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng diện tích trồng dứa. Thực tế hiện nay đối với hộ
nông dân trồng dứa thì việc thanh toán cho nhân dân đang còn chậm trệ khiến mất lòng tin ở nhà máy. Hình thức thanh toán của nhà máy còn qua khâu trung gian và trách nhiệm thanh toán cho người dân do ban quản lý chính quyền địa phương. Khi việc thanh toán quá chậm trệ thì việc giải thích của nhà máy lại do ban quản lý dự án địa phương, còn ngược lại với ban quản lý địa phương là do nhà máy. Đây là việc thiếu đồng bộ giữa liên kết các nhà. Vì vậy, sự liên kết 4 nhà là yếu tố rất quan trọng để thành công trong việc sản xuất dứa có hiệu quả sản xuất hay không?
4.2.5.2. Giá tiêu thụ dứa
Trong việc cung ứng dứa nguyên liệu thì vấn đề chiếm được nhiều sự quan tâm nhất của nhà máy và các đơn vị sản xuất tham gia cung ứng đó là vấn đề thu mua của nguyên liệu. Giá cả là vấn đề hết sức nhảy cảm. Người bán luôn muốn bán với giá cao, còn người mua thì luôn muốn mua gía thấp nhất. Trước đây các hợp đồng được ký với Công ty dựa trên giá sàn nhằm đảm bảo cho người sản xuất cung ứng nguyên liệu không bị ép giá. Tuy nhiên thực tế giá trên thị trường thường cao hơn so với giá nhà máy, vì vậy người nông dân trồng dứa chỉ bán một phần cho nhà máy và chủ yếu bán ra thị trường. Chỉ có những vụ công ty thiếu nguyên liệu dứa thì công ty mới thu mua với giá ngang với thị trường hoặc cao hơn chút. Những năm gần đây các hộ nông dân trồng dứa và công ty thu mua dứa không ký hợp đồng nữa mà chỉ hợp đồng bằng miệng. Nếu như giá cả công ty mua hợp lý, ngang với thị trường hoặc thấp hơn một chút mà thu mua với số lượng lón thì các hộ nông dân luôn sẵn sàng bán cho công ty. Dù vậy, có những vụ thu hoạch rộ không tiêu thụ kịp thì người nông dân lại phải trông chờ vào công ty.
Bảng 4.20. Giá tiêu thụ dứa trung bình qua các năm từ 2013- 2015
Năm Giá thị trường Giá nhà máy Giá bán buôn
Đồng thời giá dứa quyết định cho hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng dứa nên việc quản lý nhập dứa cho nhà máy đang là vấn đề khó khăn. Đối với nhà máy chưa kiểm soat được biến động sản lượng mà chỉ mới trông chờ vào tính hiệu quả của hiệp đồng sản xuất mặt khác bộ phận quản lý nông vụ còn mỏng và hoạt động thực sự chưa hiệu quả. Vì vậy, yếu tố giá dứa quyết định cho sự mở rộng và đầu tư thâm canh cho sản xuất. Vì thế, cần có giải pháp có tính đồng bộ và khả thi cho giá cả sản xuất và cung ứng làm sao cho hiệu quả sản xuất có hiệu quả cao duy trì bền vững.
4.2.5.3. Yếu tố tổ chức thực hiện
Yếu tố tổ chức thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và phát triển dứa nguyên liệu. Kết quả các chương trình mục tiêu quốc gia của chính phủ thể hiện rất rõ vấn đề này. Quả thật đến nay chính phủ đã đầu tư các chương trình, các dự án cho phát triển ở địa bàn huyện. Xét một cách toàn diện thì các dự án đã đạt được các kết quả nhất định. Tuy nhiên, khi xem xét từng khía cạnh chúng ta cần phải nghiêm khắc để thấy rằng sự thành công của các chương trình, dự án cho địa phương chưa tương xứng với nguồn lực của chính phủ đã đầu tư. Đồng thời việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu tốt sẽ giúp cho người dân có khả năng tổ chức mọi hoạt động sản xuất của mình chủ động hơn, hiệu quả hơn. Một quá trình tổ chức cộng với một phương pháp phù hợp trong phát triển nông thôn là động lực góp ph ần xây dựng tốt và đồng bộ hơn về phát triển sản xuất dứa. Vì vậy, cần sự phối hợp của cơ quan các ngành cùng với nhân dân địa phương cùng phối hợp để đem lại hiệu quả sản xuất dứa cao và đưa dự án này phát triển cách bến vững.
Hạn chế về tổ chức thực hiện
Hạn chế về hiệu quả kinh tế sản xuất
Thiếu kỹ thuật trong sản xuất
Giá cả không
ổn định
81
Các loại hình sản xuất
nhỏ lẻ
H
t
h th
u m
u a
q Sơ đồ 4.1. Cây vấn đề nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất dứa huyện Thạch Thành
- -
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thạch Thành (2015)
81