Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 45)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Thành là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên 55900 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 46239 ha.

Huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Hà Trung.

Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn 32 Km về phía Bắc, cách khu CN Vân Du 10 Km về phía Tây Nam.

Theo điều tra thổ nhượng của Sở Địa chính, phần lớn chất đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp, đây là tiềm năng thế mạnh vô cùng quý giá của Thạch Thành trong quá trình phát triển kinh tế. Ngoài ra, Thạch Thành còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Đặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là

"điểm nghỉ chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái. Phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện miền núi.

3.1.1.2. Đất đai

Địa hình huyện Thạch Thành chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt nhiều bởi sông suối. Bề mặt thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có dạng lòng máng, thấp dần từ hai bên vào giữa, độ cao trung bình từ 200- 400m (cao nhất là 825m). Bên cạnh những dãy núi, địa hình Thạch Thành còn có nhiều thung lũng rộng và bằng phẳng thuận tiện cho phát triển trồng trọt.

Dựa vào độ cao, địa hình huyện Thạch Thành có thể chia làm 2 vùng:

vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.

+ Vùng đồi núi cao: Tổng diện tích: 27.205 ha, chiếm 48,7 % diện tích toàn huyện, gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thành Yên,

Thành Minh, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thường từ cấp III trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây CN lâu năm và một số loại cây CN hàng năm....

+ Vùng đồi thấp: Diện tích 28.714 ha, chiếm 51,3% tổng DT tự nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho PT cây lúa nước, cây CN hàng năm.

Dựa vào độ dốc của địa hình, hiện huyện Thạch Thành có 49.479 ha đất đang và có khả năng sử dụng vào NN và LN, và được phân cấp như sau :

+ Đất có độ dốc cấp I (< 30) + Đất có độ dốc cấp II (30 - < 80) + Đất có độ dốc cấp III (80 - < 120) + Đất có độ dốc cấp IV (120 - < 200) + Đất có độ dốc cấp V,VI (>200)

Đất có độ dốc dưới 120: 27.184 ha, chiếm 48,6% diện tự nhiên, là đất để phát triển nông – lâm – thủy sản, xây dựng CSHT giao thông, thuỷ lợi, khu dân cư,...

Đất có độ dốc từ 120 - 200: 10.371 ha, chiếm 18,5% DT tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây CN lâu năm cây ăn quả, thực hiện nông lâm kết hợp.

Đất có độ dốc trên 200: 11.952 ha, chiếm 21,4% DT đất tự nhiên, phân bố cho trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ).

Phần lớn diện tich đất của huyện Thạch thành rất thích hợp cho PT cây CN. Đây là tiềm năng thế mạnh vô cùng quý giá của huyện trong quá trình phát triển kinh tế.

3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc Tỉnh Thanh Hoá, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Mùa hè chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Nam mưa nhiều, ngoài ra còn có gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Bắc, lạnh và ít mưa.

* Chế độ nhiệt

Tổng nhiệt độ hoạt động trung bình năm từ 8.1000C - 8.5000C. Biên độ nhiệt năm từ 10 - 130C. Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,50C - 16,50C, có nơi xuống dưới 150C. Mùa hè nhiệt độ không cao lắm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 280C - 290C.

*Mưa

Theo tài liệu thống kê mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10.

Lượng mưa trung bình năm là 1455 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 (trung bình nhiều năm chiếm 18,22% lượng mưa cả năm) và lượng mưa bé nhất rơi vào tháng 12, lượng mưa chỉ chiếm tới 0,69% lượng mưa cả năm.

* Độ ẩm

Độ ẩm trung bình năm của huyện cao, trung bình đạt 85%. Chênh lệch độ ẩm giữa các mùa, các tháng trong năm không lớn. Tháng có độ ẩm trung bình tháng trung bình nhiều năm lớn nhất là tháng 2 và 3, tới 89%, đây là tháng có số giờ nắng trong ngày thấp. Tháng có độ ẩm trung bình tháng nhiều năm nhỏ nhất là tháng 11 và 12, đạt 83%, chênh nhau chỉ 6%.

* Chế độ gió: Thạch Thành hàng năm chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 mùa gió:

+ Gió mùa Đông Bắc: thổi vào mùa đông, lạnh và ít mưa.

+ Gió mùa Đông Nam: Thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ, mưa nhiều.

Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 - 40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.

Thiên tai chủ yếu là mưa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sương muối.

Nhìn chung, khí hậu của huyện Thạch Thành với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm không quá lớn thuận lợi cho việc PT thâm canh nhiều loại cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm NN (cây vụ đông) với năng suất cao. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là lượng mưa phân hóa theo mùa, kết hợp với thiên tai cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một tăng (bão, lũ lụt, rét đậm, rét hại, sương muối,...) gây bất ổn định cho SXNN của huyện.

3.1.1.4. Nguồn nước

* Nguồn nước mặt:

Thạch Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào. Trên địa bàn có sông Bưởi – phụ lưu của sông Mã, bên cạnh đó là các sông suối khác, một số hồ lớn cung cấp nước cho SXNN.

Sông Bưởi là một nhánh nằm phía tả ngạn Sông Mã. Sông Bưởi có rất nhiều khe suối lớn nhỏ tạo thành một mạng sông suối theo hình lá cây có độ dốc xuống xương sống chính là sông bưởi. Sông Bưởi có độ dốc lưu vực trung

bình 2%, mật độ lưới sông suối 0,62 km/km2, lưu lượng bình quân là 52,2 m³/s, môđun dòng chảy năm 25 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 80,4% lượng nước cả năm, lớn nhất vào tháng 9-10 (chiếm 27,9% lượng dòng chảy cả năm).

Ngoài ra, còn có các suối, hồ: Suối Cái, Khe Ngang, Công Hòa;

Hồ Hón Nga, Đồng Sung thuộc lưu vực sông Bưởi giúp cung cấp và điều hòa lượng nước sông.

* Nguồn nước ngầm:

Nước ngầm ở đây phân bố không đồng đều, tuỳ theo địa hình mà nước ngầm nằm ở độ nông sâu khác nhau. Modun dòng chảy ngầm ở đây trung bình 8-12 l/s/km2. Đây là nguồn nước rất quan trọng đối với SXNN và đời sống nhân dân trong huyện, đặc biệt là trong mùa khô.

Nhìn chung, nguồn nước mặt và nước ngầm của huyện Thạch Thành là rất dồi dào, góp phần vào việc đầy mạnh SX và thâm canh trong NN. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều theo mùa và theo lãnh thổ. Nếu được điều tiết hợp lí sẽ đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong NN cũng như trong đời sống. Nguồn nước ngầm dùng để tưới cho nông nghiệp mới được sử dụng ở phạm vi hẹp (khu vực địa hình cao vào mùa khô), vì vậy gây khó khăn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô, ảnh hưởng tới SXNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển sản xuất dứa trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w