Thực trạng tàu thuyền, trang thiết bị nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh bình định (Trang 41 - 81)

3.2.1. Biến động tàu câu CNĐD tỉnh Bình Định theo địa phương theo năm.

Bình Định là một trong 3 tỉnh có đội tàu câu cá ngừ đại dương nhiều nhất cả nước. Nghề câu cá ngừ đại dương tuy mới được du nhập vào các tỉnh miền Trung nước ta (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) chưa lâu nhưng đã đem lại hiệu quả lớn. Điều này được thể hiện qua sự phát triển nhanh của đội tàu qua từng năm. Kết quả thống kê số lượng tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định từ năm 2006-2010 [4] được thể hiện ở bảng 3-3.

Bảng 3-3. Biến động tàu câu CNĐD tỉnh Bình Định theo huyện từ năm 2006 ÷2010 (Đơn vị tính: chiếc) Số lượng tàu thuyền từng năm (chiếc) Địa phương

huyện Mức chuyên nghề câu CNĐD 2006 2007 2008 2009 2010

Chuyên câu CNĐD 14 14 14 14 14

Câu mực chuyển qua 0 0 0 0 0

TP Quy Nhơn

Tổng 14 14 14 14 14

Chuyên câu CNĐD 448 486 490 326 439

Câu mực chuyển qua 220 200 200 0 0

Huyện Hoài Nhơn

Tổng 668 686 690 340 453

Tổng 682 700 704 340 453

[ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định]

Từ bảng 3-3 cho thấy, mặc dầu Bình Định có 4 huyện (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước) và thành phố Quy Nhơn là những địa phương ven biển nhưng

nghè câu cá ngừ đại dương chỉ có ở Huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Trong hai địa phương này thì nghề câu cá ngừ đại dương cũng chỉ tập trung ở huyện Hoài Nhơn. Số lượng tàu câu cá ngừ đại dương của tình Bình Định tăng đều từ năm 2006-2008 rồi giảm mạnh vào năm 2009. Nguyên nhân là do từ năm 2003 nghề câu cá ngừ đại dương đạt năng suất và sản lượng cao nên các chủ tàu câu mực chuyển sang mỗi năm khoảng 200 chiếc. Những đến năm 2009 thì họ lại chuyển về nghề câu mực, bởi nghề câu cá ngừ đại dương không còn hấp dẫn nữa [5].

3.2.2. Cơ cấu tàu thuyền câu CNĐD Bình Định theo địa phương và nhóm công suất. suất.

Tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định có lắp máy chính với công suất từ 40 ÷ 440cv. Để thấy rõ thực trạng cơ cấu nghề chúng tôi lập bảng thống kê số lượng tàu năm 2010 như bảng 3-4.

Bảng 3-4: Cơ cấu tàu thuyền nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định theo địa phương và nhóm công suất (năm 2010)

Địa phương Phân lớp công suất(CV)

Huyện Xã (phường) Tổng (chiếc) 40 ÷ 89 90÷149 150÷399 400÷440

Hoài Hải 23 3 4 16 1 Hoài Hương 32 6 6 20 7 Hoài Mỹ 4 2 2 0 Hoài Thanh 16 1 3 12 0 Tam Quan 3 1 0 02 0 Tam Quan Bắc 333 140 31 162 13

Tam Quan Nam 28 11 1 16 0

Hoài Nhơn Tổng 439 162 48 229 0 Trần Phú 3 0 3 0 0 Đống Đa 1 0 1 0 0 Hải Cảng 8 1 2 05 0 Lê Lợi 1 0 0 01 0 Ghềnh Ráng 1 0 0 01 0 Tp Quy Nhơn Tổng 14 1 6 7 1 Tổng 453 163 54 236 22

40÷89cv 34% 90÷149cv 11% 150÷399cv 50% 400÷440cv 5% 40÷89cv 90÷149cv 150÷399cv 400÷440cv 40÷89cv 34% 90÷149cv 11% 150÷399cv 50% 400÷440cv 5% 40÷89cv 90÷149cv 150÷399cv 400÷440cv

Hình 3-5: Biểu đồ cơ cấu số lượng tàu theo nhóm công suất

Từ bảng 3-5 cho thấy tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định chỉ tập trung ở 2 địa phương là huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Trong đó, chủ yếu là tập trung ở huyện Hoài Nhơn với 439 tàu (chiếm 96,91%) còn thành phố Quy Nhơn chỉ có 14 tàu câu cá ngừ đại dương (chiếm 3,09%). Đặc biệt nữa là trong huyện Hoài Nhơn, số tàu câu á ngừ đại dương cũng chỉ tập trung vào xã Tam Quan Bắc 333 tàu (chiếm 75,85%), còn 6 xã khác chỉ có 106 tàu (chiếm 24,15%). Số liệu này cho thấy nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định có tính tập trung cao. Đặc điểm này cho phép nghề câu cá ngừ đại dương rất thuận lợi trong việc tổ chức và quản lý sản xuất theo mô hình đội tàu hoặc hợp tác xã nghề cá.

Cũng từ bảng 3-3 và hình 3-5 cho thấy, ở tỉnh Bình Định, số lượng tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương có lắp máy chính công suất từ 40 ÷ 440 cv nhưng chủ yếu tập trung vào 2 nhóm công suất 40 ÷90cv và 150÷399cv. Trong đó nhóm công suất 150÷399cv chiếm số lượng cao nhất, 236 chiếc (Chiếm ) và nhóm 40 ÷90 cv, 163 chiéc (chiếm). Đặc biệt là số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 400cv là rất khiêm tốn, chỉ có 22 chiếc, chiếm 5%. Điều này chứng tỏ rằng khả năng vươn ra khơi của đội tàu câu cá ngừ Bình Định là khá hạn chế.

3.2.3. Đặc điểm tàu thuyền nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định

Đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định hầu hết là tàu câu mực chuyển qua cho nên cỡ công suất máy chính nhỏ, vì vậy kích thước của đội tàu này cũng không lớn. Đặc điểm cơ bản của tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định được thể hiện qua các thông số chính trình bày ở bảng 3-4.

Bảng 3-5: Thông số cơ bản của tàu câu CNĐD Bình Định theo nhóm công suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm công suất Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Mớn nước (m)

50 ÷ 89 cv 14,93 4,24 2,00

90 ÷ 149 cv 15,05 4,24 2,01

150 ÷ 399 cv 14,85 4,30 2,00

[ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định]

Từ bảng 3-4 cho thấy, nhóm tàu lắp máy công suất 90 ÷ 150 cv có kích thước chiều dài lớn nhất (L = 14,93m), rồi đến nhóm tàu lắp máy công suất 50 ÷ 89 cv (L = 14,93m). Nhóm tàu lắp máy 150 ÷ 399 cv lại có chiều dài trung bình bé nhất (L = 14,85m). Số liệu thống kê này chứng tỏ kích thước của tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định không phụ thuộc vào công suất máy. Lý do chính là ở chỗ ngư trường khai thác cá ngừ xa bờ nên ngư dân sử dụng máy công suất nhỏ để tiết kiệm nhiên liệu.

3.2.4. Tình hình trang bị máy động lực trang bị trên tàu.

Máy tàu có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của tàu, số tàu nghề câu được khảo sát năm 2008, 2009 và 2010 ta thấy máy cũ được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng hơn máy mới. Máy mới được trang bị cho tàu câu trong chương trình xa bờ chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ có các tàu dự án cấp như ở Bình Định số tàu đóng mới trong ba năm là 231 chiếc trong đó 150 chiếc có công suất từ trên 90 cv.

Loại máy thuỷ được sử dụng trên tàu câu là: Yanmar, Daiyar, Missubishi, Daewoo, Kubota, Isuzu, Hino, Cumin, Huyndai, chất lượng máy còn khoảng 6070% hoặc 8090%.

3.2.5. Tình hình trang bị máy hàng hải-thông tin liên lạc

Trang thiết bị hàng hải và thông tin liên lạc là hết sức cần thiết cho bất kỳ loại tàu nào và hoạt động trên vùng biển nào. Ngày nay, khoa học kỹ thuật về hàng hải và viễn thông đã vươn tới tầm cao vè công nghệ. Tuy nhiên do trình độ và khả năng tài chính của ngư dân Việt Nam nói chung cũng như Bình Định nói riêng còn nhiều khó khăn , nên việc trang bị cho tàu cũng gặp nhiều hạn chế . Đối với ngư dân thì việc trang bị cho tàu chỉ với những thiết bị nào là cần thiết nhất cho sản xuất trên biển, có giá cả hợp với túi tiền của mình và thỏa mãn yêu cầu của nhà chức trách khi kiểm tra. Kết quả thống kê các trang thiết bị trên tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định được trình bày ở bảng 3-5.

Bảng 3-6: Thống kê tình hình trang bị máy khai thác - hàng hải cho tàu câu CNĐD

ĐVT: % số tàu được trang bị Tỷ lệ % trang bị theo nhóm công suất

TT Tên thiết bị

40÷89 90÷149 400÷440

1 Định vị vệ tinh (GPS) 100 100 100

2 La bàn từ 100 100 100

3 Thông tin liên lạc 100 100 100

4 Tầm ngư 0 0 0

5 Ống nhòm 50 67 75

6 Máy thu câu 70 100 100

[ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định]

Từ bảng 3-5 cho thấy, các phương tiện phục vụ công tác thông tin liên lạc và xác định hướng đị, vị trí tàu là rất cần thiết, như định vị, la bàn, đàm thoại được 100% tàu trang bị. Còn các thiết bị khác như máy thu câu thì những tàu lớn được trang bị đầy đủ hơn nhóm tàu lắp máy công suất 40÷89cv.

Nghề câu là nghề khai thác bị động, nên kích thước vàng câu càng lớn thì năng suất càng cao. Để giải quyết vấn đề này ngư dân Bình Định, Khánh Hoà đã trang bị tời, máy thu dây câu có sức kéo 23 tấn, chủ yếu sử dụng các máy bơm thủy lực cũ rồi chế thành máy thu câu với giá từ 1520 triệu đồng.

3.3. Thực trạng ngư cụ nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định

Mỗi hình thức câu có cấu tạo khác nhau, hình thức câu tùy thuộc vào đối tượng khai thác dẫn đến sự khác nhau về kích thước và các trang bị khác. Một vàng cá ngừ đại dương câu là một hệ thống gồm có các bộ phận chủ yếu là dây câu chính (dây triên), dây nhánh (dây thẻo), lưỡi câu, dây ganh và phao ganh, dây đầu vàng câu, khóa xoay, khóa kẹp, dây giáp.

1- Dây triên là dây chính của vàng câu, kết nối giữa hai đoạn triên câu người ta dùng khóa xoay chống xoắn, đây là trục chính của vàng câu nên cần có độ bền lớn và độ chống xoắn cao.

2- Dây thẻo là dây nhánh liên kết từ triên câu đến lưỡi câu, quyết định độ sâu làm việc của lưỡi câu và phụ thuộc vào tập tính di chuyển của cá. Dây thẻo thường nhỏ

hơn dây triên, độ bền của dây thẻo sao cho cá lớn khi mắc câu vẫn không bị đứt. Mối liên kết giữa thẻo câu và triên câu người ta dùng khóa kẹp.

3- Lưỡi câu là bộ phận có tác dụng trực tiếp đến khả năng bắt giữ cá của vàng câu. Lưỡi câu được làm bằng inox hoặc thép không gỉ và được cấu tạo sao cho khi cá cắn câu thì lưỡi câu dễ vướng vào miệng cá nhưng khó tuột, do đó lưỡi câu phải sắc và có ngạnh cứng, kích cỡ phù hợp với đối tượng khai thác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4- Khóa xoay là bộ phận không thể thiếu trong vàng câu. Khóa xoay dùng để kết nối giữa các cuộn dây với nhau được dễ dàng, đồng thời chống xoắn cho thẻo câu khi có cá mắc câu. Khóa xoay được chế tạo bằng thép cứng đảm bảo độ bền và chắc chắn.

5- Khóa kẹp là bộ phận kết nối giữa thẻo câu với dây triên hoặc dây phao ganh với dây triên nhằm làm cho việc tháo lắp giữa thẻo và vàng câu được dễ dàng.

Bảng 3-7: Thống kê các thông số cơ bản của vàng câu CNĐD Bình Định

Bộ phận Chức năng Vật liệu Đường kính (mm) Chiều dài Số lượng Triên câu. Dây chính PP 2,2  2,3 3060km 1 Thẻo câu dây nhánh PP 1,8  2,1 27  30m 6001300

Lưỡi câu Móc cá Kim loại 4 50mm 6001300

Phao ganh Định độ sâu Nhựa 300 400 5080

Dây phao PP 3  4

Khoá xoay Chống xoắn Thép cứng Móc kẹp Liên kết thẻo Thép cứng Nẹp câu Chứa lưỡi Nhựa, tre

Móc bắt cá Sắt 12 m 45

6- Dây ganh là đoạn dây được nối giữa dây triên và phao ganh, độ dài của dây ganh phụ thuộc vào độ sâu làm việc của vàng câu. Dây ganh được liên kết với triên câu bằng khóa kẹp.

7- Phao ganh là phao nổi trên mặt nước thường có dạng hình cầu hoặc hình trụ, làm bằng vật liệu PVC. Phao ganh có tác dụng để điều chỉnh độ sâu làm việc của vàng câu thông qua dây ganh.

8- Dây giáp là đoạn dây liên kết giữa thẻo câu và triên câu bằng khóa kẹp và khóa xoay, dây giáp chứa khóa xoay.

9- Nẹp câu là bộ phận dùng để chứa lưỡi câu,

10- Phao c là bộ phận gắn dọc theo triên câu, cờ thường được gắn ở hai đầu vàng câu để tàu thuyền tránh câu và xác định vị trí vàng câu. Vải may cờ thường sử dụng vải có màu sắc phản quang mạnh. Đèn chớp được gắn trên phao cờ có tác dụng phát tín hiệu để giúp cho việc tìm kiếm vàng câu dễ dàng vào ban đêm. Đèn tín hiệu gắn trên vàng câu chủ yếu để cảm ứng ánh sáng.

Hình thức câu vàng cá ngừ đại dương là một trong những nghề có quy mô lớn ở nước ta. Với nghề câu vàng cá ngừ Bình Định có chiều dài phổ biến từ 30  60 km, có số lưỡi câu từ 600 đến 1300 lưỡi.

Trang bi phao chì vàng câu sẽ quyết định vị trí làm việc của lưỡi câu và ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn đối tượng khai thác.

Đối với nghề câu vàng câu cá ngừ đại dương, phao được trang bị trên vàng câu, vừa có tác dụng định vị vàng câu vừa giữ cho lưỡi câu nổi ở độ sâu nào đó. Như vậy phao có thể nổi lên mặt nước hoặc nổi ở độ sâu tuỳ ý. Phao có thể buộc trùng với dây câu nhánh hoặc cách nhau nhiều dây câu nhánh. Trang bị chì trên vàng câu có tác dụng giữ cho lưỡi câu ở độ sâu theo yêu cầu và hạn chế tác động cuả dòng chảy. Bảng 3-6 trình bày thông số cơ bản của vàng câu cá ngừ ở Bình Định khai thác ở ngư trường lớn hơn 50m nước, ở đây đối tượng khai thác chủ yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá cờ.

Theo bảng trên, đa số các tàu câu vàng cá ngừ đai dương sử dụng các thông số kỹ thuật của dây chính, dây nhánh, dây phao ganh là đồng đều, tương đương nhau. Vì các ngư dân thường xuyên trao đổi kỹ thuật lắp ráp vàng câu với nhâu và sử dụng vàng câu có nguồn gốc từ vàng câu của Đài Loan.

3.3. Thực trạng về lao động nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định

Kết quả điều tra 200 lao động trên 40 tàu câu cá ngừ đại dương Bình Định về trình độ học vấn, bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, tuổi đời được trình bày ở bảng 3-7.

Từ bảng 3-7 cho thấy, thuyền viên tàu câu cá ngừ đại dương của Bình Định có học vấn thấp. Số người chưa tốt nghiệp tiểu học đạt tỷ lệ cao (71%), thực tế trong số đó có nhiều người không biết chữ hoặc tái mù chữ do đã bỏ bút khá lâu.

100% thuyền trưởng, máy trưởng đều có đủ chứng chỉ theo quy định, nhưng thực tế trên nhiều tàu không có chức danh máy trưởng.

Hầu hết thủy thủ không qua trường lớp đào tạo, chưa có chứng chỉ thuyền viên, chủ yếu là học hỏi qua thực tế.

Tuổi đời của thuyền viên hầu hết trẻ, dưới 29 tuổi chiếm 52%, số người lớn tuổi chiếm tỷ lệ thấp, trên 45 tuổi chỉ có 11%. Với tuổi đời như trên sẽ có khả năng hoạt động tốt trên vùng biển xa bờ.

Bảng 3-8: Kết quả điều tra về lao động nghề câu cá ngừ đại dương Bình Định

Chỉ số đánh giá Mức đánh giá Tỷ lệ %

Tiểu học 71

Trung học cơ sở 26

Trình độ học vấn

Trung học phổ thông 03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã qua đào tạo 0

Chuyên môn nghề nghiệp của

thuyền viên Chỉ học theo kinh nghiệm thực tế 100 Thuyền trưởng hạng năm 100 Bằng cấp chuyên môn

Máy trưởng hạng năm 100

18 ÷ 29 tuổi 52

30 ÷ 45 tuổi 37

Tuổi đời

>45 tuổi 11

[ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định]

3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định

3.4.1. Dựa theo sản lượng và thành phần sản phẩm của nghề câu CNĐD

Sản lượng đánh bắt càng nhiều thì doanh thu càng cao, tuy nhiên còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Tác giả luận văn đã tiến hành thu thập số liệu sản lượng trong 6 tháng năm 2009 trên 42 tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định. Sản phẩm khai thác chủ yếu là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng là hai đối tượng có giá trị kinh tế cao. Tất cả các loại cá còn lại (cá nhám, cá cờ, …) có giá trị kinh tế thấp được xếp chung là loại “cá khác”. Kết quả thống kê sản lượng theo từng tháng được trình bày ở bảng 3-8.

Bảng 3-9: Sản lượng và tỷ lệ thành phần sản phẩm nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định 6 tháng năm 2009. Cá ngừ mắt to Cá ngừ vây vàng Cá tạp Tháng Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) Tổng (kg) 1 178980 45,82 125040 32,01 86570 22,16 390590 2 301220 57,91 199950 38,44 18970 3,65 520140 3 377150 54,46 203490 29,39 111840 16,15 692480

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh bình định (Trang 41 - 81)