Trong khi người ta cho rằng cá ngừ mắt to là cá ngừ phân bố trung gian giữa vùng nhiệt đới và vùng “nước lạnh”, thì cá ngừ vây vàng hoàn toàn là loài cá nhiệt đới. Cá ngừ vây vàng sống tập trung gần mặt nước ở tất cả các vùng đại dương ấm áp. Chúng tập trung ở vùng nông, lớp nước ấm ở lớp nước xáo trộn phía trên, nghĩa là tầng nước mặt.
Cá ngừ vây vàng phân bố rộng từ vĩ độ 350N ÷ 350S ở Đông Thái Bình Dương (TBD) và 400N - 350S ở Trung Tây TBD. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cá là 180 ÷ 310C, lượng oxy hoà tan là 1,4 ÷ 2 ml/l, nhiều hơn so với cá ngừ mắt to và giống thường tập trung ở tầng mặt, còn cá lớn lặn sâu hơn ở dưới tầng nước xáo trộn.
Hình 1-5. Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)
Cá ngừ Vây vàng trưởng thành thường bắt gặp ở nhiệt độ 180 - 310C . Độ mặn không ảnh hưởng đến sự phân bố của cá ngừ như nhiệt độ và độ trong của nước (Hisada, 1979) [18], [19].
Đã có nhiều dự án nghiên cứu sự di cư của cá ngừ bằng cách đánh dấu và thả xuống biển, sau đó bắt lại cá để biết sự di cư của cá. Ví dụ: Dự án Đánh giá và điều tra cá Ngừ (SSAP) đã đánh dấu và thả 9.464 cá ngừ cây vàng, bắt lại được 264 con (2,8%); Dự án đánh dấu cá ngừ đã đánh dấu và thả 40.075 con cá ngừ vây vàng ở Trung Tây Thái Bình Dương, bắt lại được 4.950 con [18], [19].
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết cá đã thả bị bắt lại trong thời gian ngắn và cách xa nơi thả chỉ vài trăm hải lý. Số lượng cá di cư xa bị bắt lại rất ít. Khoảng cách xa nhất là cá thả ở Fiji và bị bắt ở phía Đông Thái Bình Dương bằng tàu
lưới vây Mỹ cách 3.800 hải lý. Những điều này chứng tỏ cá ngừ cây vàng không phải loài di cư xa.
Sự di cư của cá ngừ vây vàng có đặc điểm theo mùa: chúng đến vùng nước ấm ở vĩ độ cao và trở về vùng vĩ độ thấp khi đến mùa đông (Suzuki,1978). Những ví dụ về tình trạng này có thể thấy ở Nhật Bản với cá ngừ vây vàng ở dòng hải lưu Kuroshio. Sự di chuyển của cá ngừ ở dòng hải lưu Đông Austraylia, hoặc sự xuất hiện theo mùa của cá ngừ vây vàng ở California và Newzeland.
Nhiều nghiên cứu cho rằng cá ngừ vây vàng dùng hầu hết thời gian sống ở lớp nước xáo trộn tầng mặt. Cá ngừ vây vàng nhỏ ở Hawaii thường ở lớp nước xáo trộn hoặc ở trên tầng nhiệt đột biến, trong khi cá lớn dùng 60-80% thời gian ở trong hoặc ngay dưới lớp nước xáo trộn trong khoảng 100m sâu (Brill , 1994).
Như vậy cá ngừ nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng có tính di cư theo mùa (từ đầu năm đến cuối năm), theo địa lý (từ Bắc xuống Nam) và di cư theo phương thẳng đứng.
1.3.6. Ngư trường và mùa vụ khai thác chính của một số loài cá ngừ đại dương.
Những kết quả nghiên cứu ban đầu và kết quả điều tra cho thấy, cá ngừ đại dương xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên, trong tháng 10 đến tháng 12, thời tiết xấu nên nhiều tàu không đi khai thác mà ở nhà sửa chữa tàu, trang thiết bị, ngư cụ chuẩn bị cho mùa sau.
Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở nước ta gồm có 3 vùng chính là:
- Vùng biển xa bờ tỉnh Phú Yên (110000E-112000E, 12000N-13000N) - Vùng biển xa bờ tỉnh Khánh Hòa (110000E-112000E, 11000N-12000N);
- Vùng biển phía Tây quẩn đảo Trường Sa (110000E-115000E, 08000N-10000N);
Ngư trường hoạt động nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo mùa, vụ, được
chia thành vụ cá Nam và vụ cá Bắc. Cụ thể như sau:
- Thông thường, những tháng đầu mùa (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), các tàu
thường khai thác ở khu vực Bắc Biển Đông, Đông Bắc Hoàng Sa, Bắc Trường Sa, các tháng giữa mùa (tháng 04 đến tháng 06) ở vùng biển Trường Sa, miền Trung.
- Các tháng còn lại tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương thường tập trung sản xuất ở
Bản đồ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương theo mùa vụ được thể hiện ở hình 1-6 và hình 1-7. Bản đồ này được sử dụng dựa theo tài liệu [15, 16], cụ thể:
Hình 1-6, là bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương trong vụ cá Nam năm
2000-2004.
Hình 1-7, là bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương trong vụ cá Bắc năm