Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh bình định (Trang 37 - 39)

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế cho nghề câu cá ngừ đại dương được thực hiện thông qua các chỉ số và yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của tàu. Các chỉ số được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế là:

- Doanh thu chuyến biển

Để tính doanh thu cho tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định, trong luận văn này tác giả sử dụng số liệu sản lượng thu được từ 2 chuyến biển của 40 tàu câu cá ngừ đaị dương tỉnh Bình Định. Doanh thu được xác định theo 3 nhóm tàu có công suất 40 ÷ 89cv, 90÷149cv và 150÷399cv đại diên cho cả đội tàu, riêng nhóm có công từ 400÷440cv không thực hiện vì số lượng chỉ có 22 chiếc.

- Chi phí sản xuất của chuyến biển.

Do cách ăn chia giữa chủ và người lao động của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định là theo tỷ lệ 6/4. Theo đó, sau khi trừ hết mọi chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được sẽ chia làm 10 phần:

+ Chủ tàu hưởng 6 phần;

+ Toàn bộ thuyền viên trực tiếp sản xuất trong chuyến biển hưởng 4 phần. Với hình thức ăn chia này, chủ tàu sẽ chịu tất cả tổn phí gộp lại để lo mọi việc cho tàu trước khi đưa vào sản xuất được đảm bảo tốt mà thuyền viên không cần quan tâm. Cụ thể gồm các khoản khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tàu thuyền, Bảo hiểm, đăng kiểm, lãi suất ngân hàng, các thủ tục cho tàu đủ điều kiẹn sản xuất, v.v…

Phần chi phí được đưa vào tính toán lợi nhuận cho chuyến biển chỉ còn là phần chi phí phục vụ sản xuất trong từng chuyến biển. Bao gồm, chi phí nhiên liệu, chi phí phục vụ bảo quản sản phẩm và chi phí khác (lương thực, thực phẩm, nước ngọt…).

- Lợi nhuận của chuyến biển tính theo công thức:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất

- Thu nhập của người lao động.

Thu nhập của người lao động bao gồm chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ. Trong luận văn chỉ tính cho hai đối tượng chính là thuyền trưởng và thu nhập bình quân cho thủy thủ. Thực tế máy trưởng không bố trí trên tàu, còn chủ tàu thu nhập riêng.

Ngoài ra, luận văn sẽ đánh giá thêm hiệu quả kinh tế của tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định dựa trên chỉ tiêu năng suất đánh bắt và hệ số hoạt động của đội tàu.

- Năng suất đánh bắt của nghề câu được các tác giả sử dụng theo các chỉ số sau: + Năng suất được đánh giá theo số kg/100 lưỡi câu (Theo Nguyễn Ngọc Khánh-Luận văn thạc sĩ-2011).

+ Năng suất được đánh giá theo sản lượng mẻ câu (kg/mẻ câu) – theo Dự án Quản lý nghề cá đại dương khu vực Tây Thái Bình Dương - Đông Á.

+ Năng suất được đánh giá theo sản lượng ngày câu (kg/ngày câu) – theo Dự án Quản lý nghề cá đại dương khu vực Tây Thái Bình Dương - Đông Á.

+ Năng suất được đánh giá theo hệ số hoạt động của tàu – theo Dự án Quản lý nghề cá đại dương khu vực Tây Thái Bình Dương - Đông Á.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh bình định (Trang 37 - 39)