Đặc điểm của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 23 - 26)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Đặc điểm của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV

* Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật -Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ hàng) khi vận chuyển sản phẩm động vật với số lượng lớn ra khỏi tỉnh phải đăng kiểm dịch với Chi cục Chăn nuôi và thú y (trực tiếp đăng ký tại các Trạm Chăn nuôi và thú y huyện, thành phố (đã được Chi cục ủy quyền).

Bước 2: Kiểm dịch viên sau khi thực hiện việc kiểm dịch nếu sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi huyện.

Bước 3: Chủ hàng đem hồ sơ kiểm dịch đến nộp tại phòng Quản lý dịch bệnh

– Chi cục Chăn nuôi và thú y, để được đổi giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh và nộp lệ phí theo quy định. Chủ hàng nhận: Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh; biên lai thu phí, lệ phí; biên bản niêm phong chì phương tiện vận chuyển; giấy chứng nhận tiêm phòng .

- Thời gian tiếp nhận đăng ký và kiểm dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng 7h30 – 11h30; Chiều 13h30 – 15h). Riêng các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, thực hiện kiểm dịch và đổi giấy vào buổi chiều từ 13h30 – 17h.

-Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại văn phòng Chi cục Chăn nuôi và thú y . -Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định.

+ Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có).

+ Các giấy tở khác liên quan (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

-Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

-Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

-Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Chăn nuôi và thú y.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Chăn nuôi và thú y.

+ Cơ quan phối hợp: Trạm Chăn nuôi và thú y các huyện, thành phố. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện (mẫu 1).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh (mẫu 13).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh (mẫu 15,15a).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Không. - Căn cứ pháp lý của TTHC:

-Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH 11, có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2004.

- Nghị định số 33/2005/ NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, có hiệu lực sau 15 ngày đăng công báo và Nghị định số 119/2008/ NĐ-CP,ngày 28/11/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.

- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;

Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch.

- Quyết định sô 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ- BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thông tư số 11/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/3/2006.

- Thông tư số 30/2009/TT-BNN, ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và PTNT Ban hành quy định kiểm tra, giám sát về sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

- Công văn số 10/TY-KD, ngày 05/01/2009 của Cục Thú y về việc Hướng dẫn Ủy quyền thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận chuyển trong nước.

- Thông tư số 136/2010/TT-BTC ngày 13/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

* Đặc điểm quản lý nhà nước về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật Đối tượng của quản lý nhà nước về kiểm dịch chính là các vi sinh vật, sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức khỏe con người. Những loại vi sinh vật này sinh trưởng và phát triển theo mùa vụ, theo điều kiện tự nhiên và ký chủ của chúng. Chính vì vậy công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật cũng hoạt động theo lịch thời vụ. Nhà quản lý, cán bộ chuyên môn cần nắm bắt chính xác diễn biến của lịch thời vụ, biến đổi của thời tiết trong năm, những thay đổi bất thường của khí hậu tại địa phương để thực hiện tốt công tác của mình, phòng chống dịch bệnh, hạn chế những tổn thất do dịch bệnh gây ra.

Các loại vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi và con người có kích thước rất nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường chính vì vậy trong công tác kiểm dịch thường thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ bệnh động vật, nguồn lây dịch bệnh động vật; ngăn chặn sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Nguồn dịch bệnh có thể bùng phát ở khắp nơi, không chỉ tại nơi chăn nuôi mà còn lưu cửu và phát tán rộng rãi tại môi trường sống của con người.

Chính vì vậy, dịch bệnh gây hại cho động vật và con người là không có ranh giới cho nên công tác quản lý kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật luôn có sự liên kết giữa các cơ quan địa phương này với các cơ quan địa phương khác, có sự thống nhất giữa các tổ chức xã hội để cùng khống chế dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w