Đội ngũ cán bộ kiểm dịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 85)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác qlnn trong kiểm dịch đv và spđv trên địa bàn huyện Tiên Du

4.3.2. Đội ngũ cán bộ kiểm dịch

Trình độ chuyên môn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nhà nước xét trên nhiều phương diện, từ việc ban hành chính sách hợp lý tới việc giám sát quá trình thực hiện. Để làm tốt công tác quản lý đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nhất định, có sự hiểu biết rộng về pháp luật và động vật, sản

phẩm động vật.

Là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước trong công tác kiểm dịch động vật. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý cư xử đúng mực, nhanh nhẹn nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước trong công tác kiểm dịch động vật ở Bắc Ninh đã được hình thành đầy đủ ở các tuyến, tuy nhiên do trình độ cán bộ, kinh nghiệm công tác có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản lý.

Bảng 4.14. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Đơn vị

Chi cục chăn nuôi và thú y Bắc Ninh Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du

Tổng số cán bộ

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác thanh tra (2016)

Qua bảng số liệu trên, cho thấy Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh có 64 cán bộ công chức, viên chức. Số người có trình độ đại học và sau đại học là 59 người chiếm 92,18 % còn lại là 7,82 % số người có trình độ trung cấp. Trong đó số người được ủy quyền giao nhiệm vụ làm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ là 31 người.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ chuyên nước trong công tác kiểm dịch động vật tỉnh phố Bắc Ninh nói chung, huyện Tiên Du nói riêng đã được bổ sung, đào tạo tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc chưa được cao và số lượng, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Kết quả khảo sát người dân về chất lượng cán bộ quản lý nước trong công tác kiểm dịch động vật huyện Tiên Du được đánh giá ở mức tốt và rất tốt với tỷ lệ cao: hơn 50%, 40% được đánh giá ở mức trung bình, ở mức kém chỉ có 1,67% và mức rất kém là 0%. Điều đó cho thấy về trình độ chuyên môn cũng như tác phong làm việc của cán bộ địa phương đã được đa số nhân dân nhìn nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên,

trong thời gian tới cần có những lớp tập huấn về nghiệp vụ để có thể đáp ứng tốt hơn nữa trong quản lý nhà nước về nước trong công tác kiểm dịch động vật.

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về chất lượng cán bộ quản lý nước trong công tác kiểm dịch động vật

Chỉ tiêu Tổng số

- Rất tốt

- Tốt

- Trung bình

- Kém

- Rất kém

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

4.3.2.2. Lực lượng cán bộ

Hiện công tác quản lý kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ quản lý còn mỏng. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 31 cán bộ được ủy quyền làm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ Với hơn 30 chợ các loại; 79 cơ sở và hộ gia đình kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm và hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn, việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao là hết sức khó khăn. Khối lượng công việc nhiều như vậy, rất dễ xảy ra thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Qua những kết quả nghiên cứu đã nói ở trên, phần nào cho thấy được điều đó, đặc biệt là trong công tác kiểm dich. Mỗi khi đi kiểm dịch, Trạm Chăn nuôi và thú y phải huy động 1 thanh tra liên ngành của huyện để kết hợp cùng đoàn liên ngành của huyện như: Đội quản lý thị trường, Trạm Chăn nuôi và thú y, chính quyền địa phương. Như vậy, 5 người đi kiểm tra là quá ít trong khi có rất nhiều cơ sở kinh doanh giết mổ. Khối lượng công việc lớn như vậy, tất yếu xảy ra sai sót trong quá trình làm nhiệm vụ.

4.3.2.3. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là yếu tố khá quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm, Chẳng hạn: Làm công tác kiểm dịch động vật là phải có kinh nghiệm mới làm được.

Hộp 4.1. Kinh nghiệm trong công tác kiểm dịch động vật

Khi thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm dịch động vật phải có kinh nghiệm mới làm được. Vì không bao giờ các cơ sở giết mổ động vật lại thực hiện quy khi có đoàn kiểm dịch về kiểm tra. Chuyên môn là một phần, nhưng nhiều khi phải dựa cả vào kinh nghiệm mới phát hiện được vi phạm”.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Trạm Trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du)

Thực tế cho thấy hiện nay ở nhiều nơi chứ không riêng gì huyện Tiên Du phần lớn các cán bộ đang làm nhiệm vụ thanh tra, quản lý đều còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, Với lực lượng cán bộ trẻ như vậy, công tác thanh tra còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi tình trạng vi phạm về quy trình giết mổ gia súc, gia cầm của các cơ sở kinh doanh thường xuyên tái diễn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w