Khái quát về hệ thống tổ chức QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV trên địa bàn huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động kiểm dịch tại huyện tiên du tỉnh Bắc Ninh 44 1. Khái quát về tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tiên Du

4.1.4. Khái quát về hệ thống tổ chức QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV trên địa bàn huyện Tiên Du

Trình tự và thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm dộng vật được quy định trong Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trình tự thủ tục tiến hành như sau:

a) Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hoặc Trạm Chăn nuôi và thú y trên địa bàn quản lý

b)Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh:

+) Kiểm tra lâm sàng;

+) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại;

+) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

+) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, Mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

+) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;

c)Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ được công nhận an toàn dịch bệnh:

+) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

+ Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, Mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

Bộ Nông nghiệp & PTNT Cục Thú y

Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Ninh

Chi cục Chăn nuôi

&Thú y tỉnh

Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên du

Sơ đồ 4.1: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý kiểm dịch Cục Thú y được Bộ trưởng giao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Trình Bộ trưởng dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thú y theo phân công của Bộ trưởng.

- Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch năm năm

và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, quy chế quản lý chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.

- Ban hành các văn bản về nghiệp vụ quản lý; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành theo phân cấp của Bộ trưởng.

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành thú y đã được phê duyệt và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành quản lý của Cục.

-Về quản lý chuyên ngành thú y:

+ Về phòng, chống dịch bệnh động vật: Quản lý nhà nước việc điều tra phát hiện tình hình dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh động vật trong nông nghiệp; Quản lý việc chẩn đoán, xác định, giám sát dịch bệnh; hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; Kiểm tra và phân cấp kiểm tra định kỳ dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở giống vật nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi;

+ Chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh động vật;

+ Trình Bộ trưởng công bố danh mục các bệnh phải công bố dịch, kiểm tra định kỳ, tiêm phòng bắt buộc cho từng thời kỳ; công bố, bãi bỏ công bố dịch hoặc dịch bệnh mới nguy hiểm cho động vật xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; công bố danh mục bệnh và chất độc hại phải kiểm tra, động vật mắc bệnh cấm giết mổ trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật;

- Về kiểm dịch động vật: Quản lý nhà nước về kiểm dịch động vật nuôi nông nghiệp, động vật rừng; Trình Bộ trưởng công bố danh mục đối tượng, danh mục các bệnh phải kiểm dịch theo từng thời kỳ;

Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế.

-Về kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y: Quản lý nhà nước về kiểm soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật; việc khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật và chế biến sản phẩm động vật thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các lò mổ, cơ sở giết mổ động vật xuất khẩu.

Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh: có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh thực hiện chức năng Quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính về công tác thú y trong các hoạt động: Cấp mới, cấp đổi chứng chỉ hành nghề thú y; Xử lý ổ dịch; Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch; Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thú y (phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và quản lý hành nghề thú y);

- Xây dựng kế hoạch, biện pháp để triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thú y của nhà nước báo cáo Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh trình UBND tỉnh quyết định; hướng dẫn tuyên truyền; phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước và tỉnh về thú y đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức điều tra khảo sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh cho động vật, thông báo dịch bệnh động vật, kiểm tra vùng có dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, đề xuất và hướng dẫn các biện pháp phòng chống, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật;

- Trực tiếp quản lý quỹ phòng chống dịch bệnh đông vật của tỉnh trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và tỉnh;

- Chịu trách nhiệm kiểm dịch theo quy định và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước;

- Giúp Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh xây dựng quy hoạch địa điểm cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và hướng dẫn xử lý chất thải động vật tại các cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phục vụ cho tiêu dùng nội địa theo đúng quy trình quy định và xử lý các trường hợp sai phạm theo thẩm quyền;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật về thú y cho các đối tượng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh thú y các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;

xử lý hướng dẫn, tiêu hủy chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, thuốc thú y giả không có trong danh mục được cấp phép lưu hành tại Việt Nam;

-Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chi cục phân cấp của UBND tỉnh, Giám đốc Sở và quy định của Pháp luật;

Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du trực thuộc Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Ninh có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về công tác thú y trên địa bàn huyện, tham mưu giúp Chi cục chăn nuôi và Thú y, UBND huyện xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về công tác thú y trên địa bàn theo chủ trương của ngành;

Quản lý tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm: Phát hiện, chẩn đoán dịch bệnh động vật, thông báo tình hình dịch bệnh, đề xuất chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Định kỳ kiểm tra phát hiện dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở có hoạt động liên quan đến công tác thú y trên địa bàn huyện;

Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông vận chuyển ra vào huyện, quận theo phân cấp của Chi cục; quản lý và thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật;

Tổ chức thực hiện việc khử trùng tiêu độc các cơ sở có hoạt động liên quan đến công tác thú y, các phương tiện phục vụ việc kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn;

Quản lý nhà nước về thuốc thú y trên địa bàn theo quy định của pháp lệnh

thú y;

Cấp, thu hồi các loại giấy chứng nhận tiêm phòng, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo phân cấp của chi cục và thu lệ phí, phí tổn trong công tác thú y theo quy định của Bộ Tài chính;

Tham gia tổ chức và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thú y của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác thú y trên địa bàn. Xử lý các vi phạm hành chính về công tác thú y, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thú y theo thẩm quyền. Tuyên truyền, phổ biến luật pháp, chế độ chính sách chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ, nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w