Nội dung công tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung công tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV

Mục tiêu cơ bản trong quản lý nhà nước về kiểm dịch ĐV và sản phẩm là nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia cầm trên toàn quốc phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền để đảm bảo an toàn

thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và sản phẩm xuất khẩu, góp phần ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái (Quốc hội, 2004).

2.1.4.1. QLNN về xây dựng ban hành hệ thống chính sách văn bản

Xây dựng ban hành hệ thống chính sách là cơ sở pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước, tạo được sự thống suốt, nhất quán trong hệ thống hành pháp, giúp cho khách thể quản lý nắm đúng, nắm vững và chính xác nội dung quản lý của cấp trên đối với cấp dưới, nhà nước đối với nhân dân, đồng thời đảm bảo tính liên tục của quản lý và phải được các đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh trước pháp luật.

Trên cơ sở chỉ đạo, điều hành hệ thống quản lý nhà nước có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn của quản lý nhà nước nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo đúng hướng (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).

Pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất, công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động kiểm dịch động vật và sản phẩm nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm dịch y tế nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất trong cả nước để quản lý nhà nước về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.

Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ xã hội diễn ra phức tạp và đa dạng. Vì vậy quản lý của nhà nước càng quan trọng và cần thiết. Để quản lý được nhà nước phải sử dụng đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế,... Luật và các văn bản luật mà nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực và bắt buộc phải tuân theo. Những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như các hoạt động về kiểm dịch.

Trình tự của quá trình xây dựng thể chế về kiểm dịch cũng tương tự như quá trình xây dựng thể chế về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, quá trình xây dựng thể chế chính sách về kiểm dịch bao gồm các bước dưới đây:

Rà soát đánh giá lại hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật từ trung ương đến các địa phương. Xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, không đảm bảo vệ sinh trên địa bàn; đồng thời tổ

chức hướng dẫn các cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện cải tạo, nâng cấp để đảm bảo các điều kiện theo quy định; thực hiện xây mới các cơ sở giết mổ theo quy hoạch đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Kiện toàn việc thành lập phòng chức năng để củng cố hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương theo hướng quản lý thống nhất từ trang trạng, giết mổ, đến bàn ăn theo chuỗi ngành hàng từ Cục Thú y cho tới các Chi cục Chăn nuôi và thú y theo sự phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và PTNN. Bộ Nông nghiệp & PTNN chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Quy hoạch & Kiến trúc, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính đôn đốc các huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung; kiểm tra, rà soát, đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Thành lập đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng quy định. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y bố trí đầy đủ lực lượng kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định (Chính phủ, 2008).

Xây dựng khung định biên nhân lực vị trí làm việc và để xuất bổ sung đủ biên chế cho hệ thống kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm trong vận chuyển và giết mổ (Quốc hội, 2004).

Ngoài ra, HĐND, UBND các cấp có thể ban hành các văn bản có hiệu lực pháp lý trên phạm vi lãnh thổ, thuộc thẩm quyền quản lý của cấp đó, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của cấp trên.

2.1.4.2. Tuyên truyền nâng cao ý thức của người chăn nuôi

Nhằm nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước từ trung ương đến các địa phương, đảm bảo yêu cầu quản lý, phù hợp với sự phát triển của ngành, các địa phương và hội nhập trong thời gian tới.

Tuyên truyền vận động để các hộ kinh doanh thực hiện đúng chính sách nhà nước ở địa phương, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, có sự phối hợp với chính

quyền địa phương trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, tìm hướng đi mới cho các hộ kinh doanh từ đó góp phần từng bước giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và hạn chế vi phạm về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân (Cục Thú y, 2014).

Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng các sản phẩm động vật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Chỉ đạo Ban quản lý các chợ sắp xếp khu vực kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống riêng biệt; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cánh nhận diện các sản phẩm an toàn, sản phẩm động vật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; phối hợp với các quận, huyện, thị xã vận động nhân dân sử dụng các sản phẩm động vật an toàn, đã được kiểm soát.

Thường xuyên phổ biến rộng rãi những quy định của Nhà nước về giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thú y, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Giới thiệu và quảng bá các cơ sở thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.

Hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp trong việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, công đồng dân cư.

Các cơ quan truyền hình, báo chí của tỉnh: phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các chương trình truyền thông và tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; phòng, chống các bệnh nguy hiểm từ động vật lây truyền sang người. Kịp thời đưa tin về tình hình hoạt động kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; biểu dương các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2015).

2.1.4.3. Công tác quy hoạch điểm giết mổ gia súc, gia cầm

Với quan điểm là: Nâng cao năng lực các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Các cơ sở

giết mổ, chế biến được quy hoạch nhất thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phù hợp với công suất thiết kế.

Ưu tiên địa điểm gắn với vùng chăn nuôi tập trung của thành phố, của huyện hoặc đón nguồn nguyên liệu gia súc, gia cầm từ các tỉnh khác. Với vị trí địa lý thuận lợi, có thể vừa đón nguồn nguyên liệu dồi dào, vừa có thể tập trung xuất vào thành phố hoặc vận chuyển ra các tỉnh ngoài, thậm chí là công tác xuất khẩu, nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển cơ sở giết mổ với quy mô lớn nhưng phải đáp ứng mọi yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm được quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch chung của địa phương đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ trước mắt và lâu dài.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích đầu tư và sau đầu tư cho các dự án cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Với mục tiêu là: Xây dựng một hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hoàn chỉnh trên địa bàn huyện; tổ chức lại hoạt động giết mổ, chế biến và buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo các quy định của pháp luật.

Đảm bảo phần lớn lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được giết mổ, bảo quản, chế biến tại các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp. Tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phân tán trên địa bàn các xã.

Đảm bảo kiểm soát cơ bản sản phẩm sau giết mổ gia súc, gia cầm, gắn kết các vùng chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ và mạng lưới phân phối thực phẩm trên địa bàn.

Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thay đổi tập quán tiêu dùng của người dân.

Hoạt động hỗ trợ xây dựng khu giết mổ tập trung là việc nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất để các địa phương triển khai thực hiện và khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, các hộ cá thể mạnh dạn đầu tư khu giết mổ tập trung theo quy trình của nhà nước để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh trên địa bàn toàn quốc (Tô Xuân Dần và cs., 2013).

2.1.4.4. Hoạt động kiểm dịch tại các chốt kiểm dịch

Các chốt kiểm dịch động vật tạm thời có nhiệm vụ: Kiểm tra, kiểm soát tình hình xuất, nhập gia súc gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn huyện suốt 24/24 giờ mỗi ngày; khi phát hiện gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập vào tỉnh trái phép thì tịch thu và tiêu hủy theo đúng quy định.

2.1.4.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm

Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là việc làm của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục đích kiểm tra đối với đối với các hộ chăn nuôi tập trung quy mô lớn, các hộ giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên để kinh doanh, các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm lưu thông qua huyện và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện.

Thông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường để tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình chăn nuôi tập trung; vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm của các thương nhân đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tăng cường công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm trong quá trình kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, chống nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thu y, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thông qua kiểm tra, thanh tra từ đó có các biện pháp đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những hoạch định chính sách phù hợp trong việc quản lý nhà nước nói chung, quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w