Khái niệm và đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 43)

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

2.1. Khái niệm và đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường

- Khái niệm tình hình tội phạm và tình hình tội phạm về môi trường:

Tội phạm là một khái niệm pháp lý được đề cập và định nghĩa cụ thể trong Bộ luật Hình sự của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một khái niệm cơ bản được đề cập đến trong tất cả các Bộ luật Hình sự đã được ban hành của nước ta.

Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Theo Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam năm 2014, "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Tuy nhiên, trên thực tế có hai cách quan điểm về môi trường. Ở cách thứ nhất, Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

Đây là cách hiểu chung, có tính bao quát cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường nhân tạo. Do đó, khi xem xét dưới gốc độ tội phạm về môi trường, những hành vi tác động vào môi trường nhân tạo như: làm ô nhiễm môi trường âm thanh; ô nhiễm môi trường ánh sáng; ô nhiễm môi trường thẩm mỹ (môi trường nhìn)… cũng có thể được xác định là hành vi tội phạm về môi trường. Tuy nhiên, với cách hiểu thứ hai – cũng là cách hiểu được sử dụng thống nhất trong luận án, Môi trường các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện tự nhiên nào đó mà

chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Như vậy, với cách hiểu này, môi trường được hiểu hẹp hơn với nghĩa là môi trường tự nhiên, không bao gồm môi trường nhân tạo. Theo đó, tội phạm về môi trường là tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc BVMT tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư.

Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về BVMT, qua đó gây thiệt hại cho môi trường. Tội phạm về môi trường bao gồm 04 nhóm hành vi. Cụ thể:

Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật.

Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường.

Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường.

THTP là một khái niệm của Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Theo đó, cụm từ này được cấu thành bởi từ “tình hình” và “tội phạm”. Tình hình được định nghĩa theo “Đại từ điển tiếng Việt” thì “tình hình” được hiểu là “Trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi ở trong đó”. Kết hợp hai định nghĩa này sẽ có cách hiểu về mặt chiết tự của THTP là trạng thái và xu thế vận động của hiện tượng tội phạm. Cho đến nay trong khoa học hình sự và tội phạm học tại Việt Nam, vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về khái niệm THTP.

Xuất phát từ những góc độ và mục đích tiếp cận khác nhau sẽ có nhiều cách quan niệm khác nhau về vấn đề này. Cơ bản có hai nhóm quan điểm về THTP:

Nhóm thứ nhất cho rằng THTP là tổng hợp của các loại tội phạm nói chung hoặc của một loại/nhóm tội phạm nói riêng. Với quan điểm này, về bản chất tội phạm và THTP có sự tương đồng, thậm chí là một, chỉ khác biệt ở tính chung và riêng. Theo đó, một tội phạm cụ thể là cái riêng. Nhiều tội phạm cụ thể (cái riêng) đó sẽ hợp thành THTP (cái chung). Cách nhận diện này làm cho THTP trở nên là một khái niệm dễ xét đoán, vì bản chất THTP là sự tổng hợp một cách cơ học của tội phạm;

Nhóm thứ hai cho rằng THTP là biểu hiện (trạng thái) của tổng hợp các tội phạm nói chung hoặc của một loại/nhóm tội phạm nói riêng. Theo đó, bản chất của THTP phức tạp hợp. Nó không chỉ là tổng hợp một cách cơ hữu các loại tội phạm mà còn

biểu hiện mối quan hệ giữa các vấn đề thuộc về tội phạm học. Nói cách khác, quan điểm này cho rằng THTP là biểu hiện của tình trạng tội phạm ở một không gian và thời gian nhất định. Cho đến nay, mỗi nhóm quan điểm trên đều đã xác lập được những vị trí, vai trò khác nhau trong nghiên cứu tội phạm học nói chung và THTP nói riêng.

Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, NCS xây dựng khái niệm THTP như sau:

THTP là bức tranh tổng thể, phản ánh lịch sử, thực trạng và xu hướng biến đổi của tội phạm nói chung hay tội phạm trong những nhóm/loại khác nói riêng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

Như vậy tội phạm về môi trường là các hành vi xâm hại đến môi trường được Bộ luật Hình sự ghi nhận. Tội phạm về môi trường là một cấu thành của tội phạm nói chung, do đó từ khái niệm THTP nói chung ở trên có thể thấy, THTP về môi trường chính là biểu hiện, trạng thái và xu hướng về tội phạm trong lĩnh vực môi trường. Do đó, có thể định nghĩa: THTP về môi trường là bức tranh tổng thể, phản ánh lịch sử, thực trạng và xu hướng biến đổi của tội phạm về lĩnh vực môi trường trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

- Khái niệm phòng ngừa THTP và phòng ngừa THTP về môi trường:

Phòng ngừa THTP là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển. Việc phòng ngừa THTP là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà nước - xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hoá (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ THTP. Trên cơ sở của định nghĩa của THTP đã được xây dựng ở trên và theo nghĩa tiếp cận đó, phòng ngừa THTP có những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, phòng ngừa THTP dựa trên cơ sở thực tiễn THTP và dự báo xu hướng THTP trong tương lai. Thực tiễn THTP phản ánh lịch sử vận động của THTP trong một khoảng thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Từ đó cung cấp cho các chủ thể phòng ngừa những cơ sở vững chắc cho các nguyên nhân và kết quả của THTP đã từng xảy ra, kết quả của sự phòng ngừa trước đó và những bài học có được. Trong khi đó dự báo xu hướng THTP cung cấp cho các chủ thể viễn cảnh về khả năng vận động, bao gồm hướng, quy mô, mức độ, các nguyên nhân dự kiến tác động… nhằm xây dựng

được các lộ trình, lựa chọn được các phương pháp phòng ngừa THTP hiệu quả nhất trong tương lai. Thiếu hai cơ sở này, phòng ngừa THTP không thể diễn ra hiệu quả.

Thứ hai, phòng ngừa THTP hướng tới những kết quả trong tương lai. Hoạt động phòng ngừa THTP được thực hiện ở hiện tại, nhưng kết quả của nó thu được lại diễn ra trong tương lai vì cơ chế tác động của phòng ngừa THTP là dựa trên những dự báo THTP để tiến hành can thiệp, phòng không để kịch bản của tương lai được dự báo đó xảy ra. Chính vì thế, phòng ngừa THTP có được đánh giá tức thời, đồng thời cũng là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự tồn tại xã hội trong tương lai.

Thứ ba, đối tượng của phòng ngừa THTP là những yếu tố phát sinh, phát triển của THTP. Nghĩa là hoạt động phòng ngừa THTP phải tác động đến những sự việc, hiện tượng quá trình xã hội với tư cách là nguyên nhân, là yếu tố tác động trực tiếp đến THTP. Nói cách khác, phòng ngừa THTP hướng tới tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Đây cũng là vấn đề cho thấy tại sao phòng ngừa THTP phải dựa vào kết quả phân tích và dự báo THTP.

Như vậy, có thể định nghĩa phòng ngừa THTP là: Phòng ngừa THTP là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của THTP nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Phòng ngừa THTP là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trên cơ sở các khái niệm liên quan đã xây dựng, có thể khái niệm Phòng ngừa THTP về môi trường là: Phòng ngừa THTP về môi trường là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm tác động vào các nguyên nhân, điều kiện của THTP về môi trường nhằm làm giảm khả năng phát sinh tội phạm, qua đó điều chỉnh THTP về môi trường trong tương lai theo một mục tiêu đã định trước tiến tới loại trừ tội phạm môi trường ra khỏi đời sống xã hội.

2.1.2. Đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường

Phòng ngừa THTP môi trường là một nội dung của phòng ngừa THTP nói chung, do đó ngoài những đặc điểm của phòng ngừa THTP, phòng ngừa THTP về môi trường còn có những đặc điểm riêng của nó. Các đặc điểm này xuất phát từ những vấn đề thuộc về cơ chế phòng ngừa THTP về môi trường. Cụ thể:

Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể phòng ngừa THTP về môi trường. Khác với chủ thể phòng ngừa THTP khác, chủ thể trong phòng ngừa THTP về môi trường là toàn bộ hệ thống chính trị, các thành phần xã hội và người dân. Đặc điểm này của chủ thể xuất phát từ mục tiêu của công tác phòng ngừa. Khác với mục tiêu của các công tác phòng ngừa khác chỉ tác động một phần đến đời sống xã hội, mục tiêu của phòng ngừa THTP về môi trường tác động đến toàn bộ đời sống xã hội của hiện tại và cả tương lai. Môi trường tự nhiên đóng vai trò là nền tảng tồn tại của nhân loại, hiện diện ở mọi mặt đời sống, mọi không gian và thời gian của con người. Chính vì thế, nếu không phòng ngừa THTP về môi trường hiệu quả, THTP về môi trường sẽ gia tăng, kéo theo đó môi trường tự nhiên sẽ bị huỷ hoại. Hậu quả là toàn xã hội sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí dẫn đến nguy cơ diệt vong. Do đó, phòng ngừa THTP về môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng tổ chức, cá nhân nào, mà là của toàn thể cá nhân và tổ chức con người. Tuy nhiên, hoạt động phòng ngừa THTP về môi trường sẽ được phân công cho lực lượng chuyên môn làm chủ đạo. Các lực lượng này là những cá nhân, cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường. Bao gồm lực lượng bảo vệ pháp luật và lực lượng quản lý hành chính nhà nước về môi trường. Cụ thể về các chủ thể phòng ngừa này được trình bày tại mục 2.4 của luận án.

Bên cạnh đặc trưng về chủ thể phòng ngừa, chủ thể của các tội phạm về môi trường cũng có những đặc thù riêng. Các chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội về môi trường hầu hết đều vì mục đích kinh tế. Nghĩa là hầu hết động cơ của tội phạm về môi trường là tính vụ lợi cá nhân. Ví dụ, doanh nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ra ô nhiễm nhằm mục đích tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, người dân huỷ hoại rừng và săn bắt động vật hoang dã nhằm lợi ích kinh tế nhờ việc tiêu thụ lâm sản… Chính vì thế, phòng ngừa THTP về môi trường phải chú trọng vấn đề kiềm chế việc thoả mãn lợi ích bằng các hành vi phạm tội về môi trường của cá nhân và tổ chức bằng việc sử dụng đa dạng các biện pháp phòng ngừa đặc thù.

Thứ hai, đặc điểm về cơ sở pháp lý phòng ngừa THTP về môi trường. Cơ sở pháp lý của phòng ngừa THTP về môi trường có cơ sở cao nhất là Hiến pháp với tinh thần về xây dựng một môi trường sống tự nhiên chất lượng, trong lành và xây dựng một môi trường sống xã hội an toàn, có trật tự. Hệ thống cơ sở pháp lý của phòng ngừa THTP về môi trường không chỉ có hệ thống các cơ sở pháp lý về hình

sự mà còn có cả hệ thống văn bản pháp lý hành chính chuyên ngành. Đặc điểm này xuất phát từ việc, môi trường tự nhiên là đối tượng quản lý nhà nước của nhiều chủ thể khác nhau. Do cấu thành của môi trường tự nhiên phức tạp, đa dạng do đó luôn cần đến sự tham gia quản lý của nhiều chủ thể ở những góc độ khác nhau. Hệ thống thể chế pháp lý về vấn đề này cũng vì thế được xây dựng đa dạng để hướng dẫn thẩm quyền của từng chủ thể đó. Do vậy, có thể nói cơ sở pháp lý của phòng ngừa THTP về môi trường có đặc điểm rất lớn về quy mô và phức tạp về nội dung.

Không những thế, vì vấn đề môi trường còn là vấn đề mang tính toàn cầu, ý nghĩa của công tác phòng ngừa THTP về môi trường mang tầm quốc tế. Do đó, ngoài hệ thống cơ sở pháp lý trong nước, công tác phòng ngừa THTP về môi trường còn phải tuân thủ các cơ sở pháp lý toàn cầu là những Công ước quốc tế, Luật pháp quốc tế, Thoả thuận quốc tế… về vấn đề BVMT mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết.

Thứ ba, đặc điểm về nội dung phòng ngừa THTP về môi trường. Nội dung phòng ngừa THTP về môi trường cũng đa dạng hơn các nội dung phòng ngừa THTP khác. Theo Bộ Luật Hình sự hiện hành, tội phạm về môi trường gồm có 12 tội danh.

Điều này cho thấy, số lượng hình thức các hành vi tội phạm về môi trường là rất lớn. Không những thế, việc định 12 tội danh cũng hết sức phức tạp, nhiều tội danh khó xác định ranh giới với các tội danh khác. Điều này là một minh chứng cho thấy, bản chất của hành vi phạm tội về môi trường rất lớn, đa dạng và phức tạp.

Bên cạnh đó, đời sống xã hội con người càng phát triển, nhu cầu về nguồn tài nguyên càng lớn và các hoạt động xâm hại hay đe doạ xâm hại đến môi trường càng cao. Chính vì thế, theo một xu hướng tất yếu, THTP về môi trường luôn vận động theo hướng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất. Điều này cũng đặt ra cho công tác phòng ngừa THTP về môi trường yêu cầu phải duy trì xu hướng gia tăng tương ứng các biện pháp phòng ngừa.

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định, sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào các nguồn lực thiên nhiên, từ đó THTP về môi trường cũng sẽ có xu hướng giảm đáng kể hơn so với thời kỳ đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều quốc gia phát triển hiện nay lại chứng minh rằng, nếu THTP về môi trường đã có một quá trình tịnh tiến tăng thì vấn đề của loại tội phạm này trong tương lai chỉ là việc tiếp nối xu hướng gia tăng ấy của quá khứ.

Thêm vào đó, như đã trình bày ở trên, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w