Tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 84)

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy, tổng số vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự về môi trường nói riêng có xu hướng tăng đều. Trong đó cụ thể tỷ lệ giữa tổng số vụ án hình sự về môi trường trên tổng số vụ án hình sự nói chung qua các năm được thể hiện như sau: Năm 2010: 7/89, tỷ lệ 7,8%; Năm 2011: 8/112, tỷ lệ 7,14%; Năm 2012: 12/132, tỷ lệ 9%; Năm 2013: 18/168, tỷ lệ 10,7%; Năm 2014:

22/188, tỷ lệ 11,7%; Năm 2015: 25/207, tỷ lệ 12%; Năm 2016: 32/212, tỷ lệ 15%;

Năm 2017: 33/218, tỷ lệ: 15,1%; Năm 2018: 35/278, tỷ lệ: 12,6% và Năm 2019:

37/301, tỷ lệ: 12,3% [34; tr.14]. Số liệu này cho thấy, số vụ án hình sự về môi trường chỉ chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng số vụ án hình sự nói chung (không quá 15%). Tuy nhiên có xu hướng tăng qua các năm.

Cụ thể, tỷ lệ tăng này được thể hiện như sau: Năm 2011 tăng 01 vụ so với năm 2010; Năm 2012 tăng 04 vụ so với năm 2011; Năm 2013 tăng 06 vụ so với năm 2012; Năm 2014 tăng 04 vụ so với năm 2013; Năm 2015 tăng 03 vụ so với năm 2014; Năm 2016 tăng 07 vụ so với năm 2015; Năm 2017 tăng 01 vụ so với năm 2016; Năm 2018 tăng 02 vụ so với năm 2017 và Năm 2019 tăng 02 vụ so với năm 2018. Nếu lấy năm đầu tiên của đợt điều tra số liệu – 2010 với 07 vụ và 100% thì

10 năm sau – mốc cuối của đợt điều tra số liệu – 2019 với 37 vụ thì số lượng vụ tăng trong khoảng thời gian này là 30 vụ và tỷ lệ tăng là 528% [34. tr.13].

3.1.2. Diễn biến tình hình tội phạm về môi trường ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020

Tỷ lệ số bị cáo phạm tội về môi trường trên tổng số bị cáo phạm tội hình sự nói chung có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2010: 11/132, tỷ lệ: 8,3%;

Năm 2011: 17/169, tỷ lệ: 10%; Năm 2012: 22/177, tỷ lệ: 12,4%; Năm 2013: 25/187, tỷ lệ: 13,3%; Năm 2014: 32/207, tỷ lệ: 15,4%; Năm 2015: 44/281, tỷ lệ: 15,6%;

Năm 2016: 55/280, tỷ lệ 19,6%; Năm 2017: 63/301, tỷ lệ 21%; Năm 2018: 66/312, tỷ lệ 21,1%; Năm 2019: 66/389, tỷ lệ 17% [34; tr13]. Số liệu này cho thấy tỷ lệ bị

cáo phạm tội về môi trường so với tổng số bị cáo hình sự nói chung qua các năm tương đối thấp, tuy nhiên tỷ lệ này cũng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Điều này phù hợp với sự gia tăng của số vụ án hình sự về môi trường trên tổng số vụ án hình sự tại tỉnh Hà Tĩnh. Diễn biến này được thể hiện tại Bảng số 1 - Phụ lục 01.

Xét tình hình tổng thể của cả giai đoạn 2010 - 2019, số vụ án hình sự về môi trường có 229 vụ, trong khi đó tổng số vụ án hình sự nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là 1905 vụ. Tỷ lệ tương quan này được thể hiện tại Sơ đồ 1 - Phụ lục 02. Cụ thể, tổng số vụ án hình sự về môi trường trong 10 năm chỉ chiếm 12% trong tổng số vụ án hình sự, 88% còn lại là tổng số các vụ án hình sự khác. So với các địa phương khác trên cả nước, tỷ lệ này tại tỉnh Hà Tĩnh nằm ở mức cao. [34; tr.18]

Tỷ lệ tương quan giữa tổng số bị cáo phạm tội về môi trường và tổng số bị cáo phạm tội hình sự nói chung trong 10 năm từ năm 2010 - 2019 cũng được sơ đồ hoá tại Sơ đồ 2 - Phụ lục 02. Cụ thể, tổng số bị cáo phạm tội về môi trường chiếm 16%

tổng số bị cáo hình sự trong 10 năm từ 2010 - 2019. Điều này đồng nghĩa với tổng số bị cáo phạm tội hình sự khác chiếm 84% [34; tr.15]. Tỷ lệ này cũng có sự tương đồng với tỷ lệ tổng số vụ án hình sự về môi trường so với tổng số vụ án hình sự khác trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019. Tỷ lệ bị cáo phạm tội về môi trường so với tổng số bị cáo phạm tội hình sự khác không cao. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trên toàn quốc, tỷ lệ này nằm ở nhóm cao và luôn có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Sơ đồ 3 - Phụ lục 02 sẽ cũng cấp chi tiết hơn về THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2019 bằng việc thống kê diễn biến số vụ phạm tội về môi trường. Qua sơ đồ có thể thấy, từ năm 2010 - 2019, THTP về môi trường thể hiện bằng tổng số vụ án qua các năm có xu hướng tăng rõ rệt. Từ 7 vụ năm 2010 đến 37 vụ năm 2019, tăng 81% trong 10 năm. Giai đoạn năm từ năm 2015 - 2016 có tỷ lệ tăng lớn nhất với số vụ năm 2015 là 25 vụ, năm 2016 đã tăng lên 32 vụ [34; tr.14]. Chủ yếu các vụ tăng thuộc về tội huỷ hoại rừng do giai đoạn này người dân có phong trào phát rừng, đốt rẫy trồng cây Keo và Tràm hoa vàng.

Tất cả các giai đoạn còn lại đều có xu hướng tăng đều với mức bình quân tăng 02 vụ trên một năm. Xu hướng này cho thấy THTP về môi trường được biểu hiện dưới thống kê tổng số vụ án có xu hướng gia tăng đều. Đây là điều đáng lo ngại. Đặc biệt từ khi Bộ Luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực quy định về tội phạm và pháp nhân thương mại, việc thống kê tội phạm hiện về tổng số

vụ án về môi trường cũng có xu hướng tăng rõ rệt do có sự hiện diện của số vụ án thuộc nhóm này.

THTP về môi trường còn được biểu hiện thông qua thống kê số lượng bị cáo phạm tội về môi trường được thống kê và mô hình hoá sự diễn biến trong 10 năm từ năm 2010 đến 2019. Diễn biến này được thể hiện bởi Sơ đồ 4 – Phụ lục 02 như sau:

tổng số bị cáo phạm tội về môi trường có xu hướng tăng cao từ 11 người năm 2010 lên 66 người năm 2019, với tốc độ tăng sau 10 năm là 83%. Tốc độ tăng qua các năm cũng có sự tương đồng so với tình hình số vụ phạm tội về môi trường đã được liệt kê tại Sơ đồ 3 – Phụ lục 02. Giai đoạn tăng mạnh nhất cũng là từ năm 2015 - 2017 với số lượng tăng trung bình 09 bị cáo một năm. Các giai đoạn khác đều có tốc độ tăng trung bình 06 bị cáo một năm. Từ Sơ đồ 4 – Phụ lục 02 có thể thấy, THTP về môi trường được biểu hiện dưới số lượng bị cáo có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Điều này là một cảnh báo rõ rệt đối với công tác phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh [34; tr.14].

3.1.3. Cơ cấu, tính chất tình hình tội phạm về môi trường ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2020

Phân tích sâu hơn về cơ cấu tội danh trong các vụ án về môi trường được Sơ đồ 5 - Phụ lục 02 thể hiện thông qua số liệu năm 2019. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, các tội phạm về môi trường gồm có 12 tội danh gồm: (1) Tội gây ô nhiễm môi trường; (2) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; (3) Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; (4) Tội

vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; (5) Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; (6) Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; (7) Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; (8) Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; (9) Tội hủy hoại rừng; (10) Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; (11) Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; (12) Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 không ghi nhận bị cáo phạm vào hai tội danh:

(6) và (12). Còn lại 10 tội danh được thống kê với số lượng như sau: (1): 6; (2): 2;

(3): 1; (4): 2; (5): 1; (7): 2; (8): 4; (9): 14; (10): 27; (11): 27. Tỷ lệ này được sơ đồ hoá cụ thể tại Sơ đồ 5 – Phụ lục 02 như sau: 05 tội danh chiếm số lượng lớn nhất theo thứ tự gồm: Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm chiếm 41%; Tội huỷ hoại rừng chiếm 21%; Tội vi phạm các quy định về quản

lý khu bảo tồn thiên nhiên chiếm 11%; Tội gây ô nhiễm môi trường chiếm 9%; và Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản chiếm 6%. [35; tr.5]

Năm tội danh này chiếm tỷ lệ lớn đã phản ánh rõ về đặc tính tự nhiên và kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể, với hai tội danh chiếm tỷ lệ lớn nhất là Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và Tội huỷ hoại rừng đều là những tội danh liên quan đến đặc điểm tự nhiên với 276.003 ha rừng, trong đó gần 200.000 ha rừng tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân [33;

tr.17]. Đặc điểm canh tác và khai thác của người dân phụ thuộc vào rừng với các hình thức như: đốt rừng làm nương rẫy; săn bắn động vật hoang dã; khai thác gỗ; lan rừng;

thực vật rừng… Các hoạt động này có lịch sử lâu đời tại tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác, tuy nhiên có thể khẳng định một bộ phận rất lớn người dân hiện nay vẫn sinh sống dựa vào rừng. Ở tội danh chiếm tỷ lệ thứ ba: Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên chủ yếu gây ra do hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng như quặng nhôm, cát, quặng sắt, đất hiếm, đá Granit…

gây ra tại các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh. Đối với tội danh gây ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Với sự phát triển của kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tội phạm gây ô nhiễm môi trường ngày càng được thể hiện với sư đa dạng về ngành nghề và có sự tham gia của các pháp nhân thương mại. Trong số các bị cáo bị khởi tố vì tội danh kể trên, tỷ lệ lớn ở các làng nghề và khu công nghiệp. Đây cũng là vấn đề lớn trong phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải đối mặt thời gian tới. Đối với tội danh xếp thứ 5, Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản cũng xuất phát từ hoạt động khai thác thuỷ sản có lịch sử lâu đời và phát triển liên tục cho đến ngày nay. Các hành vi phạm tội của tội danh này chủ yếu như: khai thác trái phép; sử dụng các phương tiện khai thác có tính huỷ diệt như kích điện, mìn, chất có độc tố; khai thác tận diệt…

Sáu tội danh khác có tỷ lệ thấp nhất dưới 3% bao gồm Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam;

Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông. Các tội danh này cũng nằm trong nhóm chiếm tỷ lệ thấp trong các

tội phạm về môi trường trên toàn quốc. Đây là điểm tương đồng trong THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với THTP về môi trường ở Việt Nam nói chung.

Dựa trên dữ liệu được thể hiện tại Sơ đồ 6 – Phụ lục 02, có thể thấy cơ bản hai hình phạt phổ biến cho các tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2019 là án treo và Phạt tù từ 3 năm trở xuống. Trong đó án treo chiếm 46% tổng số các hình phạt được tuyên trong 10 năm kể trên và Phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm 32%. Phạt tù từ 7 đến 15 năm và Phạt tiền và cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 2% và 4%. Các án treo và phạt tiền, cải tạo không giam giữ chủ yếu được tuyên cho các tội danh Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản và Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Các tội danh phạt tù khác chủ yếu được áp dụng cho Tội huỷ hoại rừng và Tội gây ô nhiễm môi trường [34; tr.18].

Bên cạnh các tội phạm về môi trường đã được phát hiện và xử lý được thống kê trên phần THTP hiện, còn tồn tại rất nhiều hành vi phạm tội khác về môi trường chưa được phát hiện do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Bao gồm các tội phạm ẩn tự nhiên và ẩn nhân tạo:

- Đối với nhóm các tội phạm ẩn tự nhiên.

Tội phạm ẩn tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu ở ba nhóm tội danh:

Tội huỷ hoại rừng; Tội gây ô nhiễm môi trường và Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đối với Tội huỷ hoại rừng, các hành vi của tội danh này được người dân thực hiện ở khu vực rừng sâu, khả năng tiếp cận của cơ quan chức năng khó khăn. Thêm vào đó, các đối tượng thực hiện hành vi theo nhóm và luôn có những phương pháp đe doạ sự tố giác của cộng đồng, do vậy cơ quan chức năng không có được các nguồn tin tố giác thường xuyên và tin cậy. Chính vì thế, theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, năm 2019 toàn tỉnh có khoảng 213 ha rừng bị xâm lấn và phá huỷ, song số lượng các vụ việc được phát hiện và xử lý chưa đến 10 vụ [7]. Đối với Tội gây ô nhiễm môi trường, các cá nhân, tổ chức gây ra hành vi thường có sự che đậy kỹ càng, phương thức tiến hành tinh vi, có tổ chức, việc phát hiện hành vi cần phải có sự tham gia của nhiều cơ quan liên ngành và trang thiết bị kỹ thuật quan trắc hiện đại. Do đó, mặc dù tình hình ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, nhưng số lượng vụ việc bị phát hiện và xử lý hình sự năm 2019 chỉ 3 vụ [35; tr.6]. Tội phạm ẩn của tội danh này thường tồn tại ở

các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề và các tổ chức, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh… và có xu hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Đối với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, THTP ẩn của tội danh này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra rất phức tạp, đặc biệt tại các huyện Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang. Đây là những địa bàn có hệ sinh thái rừng phong phú, nhiều động vật hoang dã cư ngụ. Hoạt động săn bắn đã được thực hiện từ lâu đời và trở thành một phương thức kiếm sống của nhiều bộ phận dân cư.

Những địa phương này cũng có địa hình chủ yếu là đồi núi phức tạp, nhiều hình thức di chuyển như đường sông, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã, lối mở, đường mòn… do đó rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm của các đối tượng, song lại là một cản trở rất lớn đối với lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh, phòng ngừa.

- Đối với tội phạm ẩn nhân tạo.

Khác với THTP ẩn tự nhiên vốn do điều kiện tự nhiên và sự che dấu hành vi của người phạm tội, tội phạm ẩn nhân tạo vốn là những hành vi dễ phát hiện song không được cơ quan chức năng phát hiện, hoặc đã phát hiện nhưng không xử lý hình sự. Như vậy, đây chính là nhóm tội phạm ẩn được tồn tại do ý chí chủ quan của các cơ quan chức năng.

Tội phạm ẩn là tội phạm không được thống kê, do đó để xem xét được THTP ẩn cần thông qua việc xem xét nhiều hiện tượng khác nhau. Trong đó đối với tội phạm ẩn nhân tạo, cần thiết phải xem xét tỷ lệ các vụ xử lý hình sự so với số vụ xử lý hành chính trong tổng số vụ, việc trong một khoảng thời gian nhất định và đối chiếu số vụ bị đình chỉ, không xét xử với số vụ án được chuyển xét xử hình sự.

Theo đó, đối với tỉnh Hà Tĩnh, chủ yếu trong 10 năm từ năm 2010 - 2019 khảo sát, không có vụ án nào được chuyển khởi tố hình sự nhưng bị đình chỉ hoặc không xét xử liên quan đến lĩnh vực tội phạm môi trường. Chính vì thế, vấn đề chủ yếu khi xem xét THTP môi trường ẩn nhân tạo chủ yếu đối chiếu số vụ xử lý hành chính và số vụ xử lý hình sự trong tổng số vụ, việc từ năm 2010 - 2019.

Sự đối chiếu này được thể hiện bằng Bảng 2 – Phụ lục 01. Trong đó thể hiện rõ tỷ lệ giữa số vụ xử lý hình sự và số vụ xử lý hành chính liên quan đến môi trường. Cụ thể, từ năm 2010 - 2019 trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 15.602 vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường. Trong đó, có 15.373 vụ bị xử lý hành chính và chỉ có 229 vụ được chuyển xử lý hình sự. Tỷ lệ vụ bị xử lý hành chính trên tổng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w