9 Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Chênh lệch năm 2018 - 2019
Chênh lệch năm 2019 - 2020 Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu
bán hàng
1,474,019 1,321,006 1,329,775 (153,013) (10.38%) 8,769 0.66%
Doanh thu
thuần 1,401,024 1,261,729 1,256,952 (139,295) (9.94%) (4,777) (0.38%) GVHB 972,896 846,933 765,813 (125,963) (12.95%) (81,120) (9.58%) Lợi nhuận
gộp
428,128 414,795 491,139 (13,333) (3.11%) 76,344 18.41%
Doanh thu hoạt động tài chính
16,074 13,251 7,751 (2,823) (17.56%) (5,500) (41.51%)
Chi phí tài chính
12,200 14,622 14,325 2,422 19.85% (297) (2.03%) Chi phí lãi
vay
8,365 10,314 6,588 1,949 23.30% (3,726) (36.13%) Chi phí bán
hàng
174,049 169,937 220,855 (4,112) (2.36%) 50,918 29.96%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
67,521 84,108 88,501 16,587 24.57% 4,393 5.22%
Lợi nhuận thuần
201,011 173,817 190,447 (27,194) (13.53%) 16,630 9.57%
Lợi nhuận khác
15 196 2,743 181 1,206.67
%
2,547 1,299.49%
Lợi nhuận trước thuế
201,026 174,013 193,191 (27,013) (13.44%) 19,178 11.02%
Lợi nhuận
sau thuế 163,004 142,227 157,859 (20,777) (12.75%) 15,632 10.99%
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (VNÐ)
2,801 2,444 2,712 (357) (12.75%) 268 10.97%
( Nguồn: Báo cáo tài chính)
10
❖ Doanh thu bán hàng:
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét năm 2018 với năm 2019:
Doanh thu bán hàng của Bidiphar từ năm 2018 qua năm 2019 có sự sụt giảm mạnh giảm 153,013 triệu đồng tương đương với 10.38%. Năm 2018, Bidiphar ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 1,474,019 triệu đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước là do công ty thực hiện giảm giá cho các đơn hàng đấu thầu vào bệnh viện. Từ cuối năm 2019 đến nay, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của Bidiphar nói riêng. Năm 2019, doanh thu của các công ty dược phẩm đều suy giảm từ 2 – 4%. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các công ty chuyên sản xuất các dòng thuốc giá rẻ khiến thị phần ngày càng phân mảnh, làn sóng M&A sôi động trong ngành dược phẩm cũng làm tăng thêm yếu tố cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Bidiphar chủ yếu từ bán dược phẩm và các thiết bị vật tư y tế. Trong đó dược phẩm là sản phẩm kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm qua, hơn 90% trong tổng doanh thu. Bidiphar
1,474,019
1,321,006
1,329,775
1,200,000 1,250,000 1,300,000 1,350,000 1,400,000 1,450,000 1,500,000
2018 2019 2020
DOANH THU BÁN HÀNG
Biểu đồ 1.1. Doanh thu bán hàng của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
11 thực hiện phân phối dược phẩm ở cả hai kênh phân phối là ETC (kênh đấu thầu phân phối tại bệnh viện) và OTC (kênh bán lẻ tại các nhà thuốc).
Tổng doanh thu bán hàng trong năm 2019 là 1,321,006 triệu đồng đạt 97.85% kế hoạch đề ra do phải cạnh tranh về giá với các dòng sản phẩm tại kênh ETC dẫn tới Công ty buộc phải giảm giá đấu thầu để cạnh tranh và tăng tỷ lệ trúng thầu.
Nhận xét năm 2019 với năm 2020:
Tình hình hoạt động kinh doanh của Bidiphar năm 2020 diễn biến theo chiều hướng tích cực, doanh thu bán hàng đạt 1,329,775 triệu đồng, tăng nhẹ 0.66% so với năm 2019 tăng 8,769 triệu đồng, hoàn thành 95% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế vẫn tăng trưởng hơn 20%. Doanh thu nhóm hàng mua ngoài chỉ đạt 81% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Công ty tiến hành mở room ngoại, hạn chế kênh kinh doanh liên quan bên thứ ba dẫn đến giảm sút doanh thu nhóm hàng dược phẩm ngoài. Ngoài ra, nguồn hàng vật tư tiêu hao nhập khẩu khan hiếm, giá thành tăng cao, khả năng cung ứng chậm trễ…cũng ảnh hưởng đến doanh thu của mảng kinh doanh này.
❖ Doanh thu thuần:
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo tài chính) 1,401,024
1,261,729 1,256,952
1,150,000 1,200,000 1,250,000 1,300,000 1,350,000 1,400,000 1,450,000
2018 2019 2020
DOANH THU THUẦN
Biểu đồ 1.2. Doanh thu thuần của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
12 Nhận xét năm 2018 với năm 2019:
Năm 2018, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt 7.08%; lạm phát, tỷ giá và lãi suất được kiểm soát tương đối ổn định, tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp chủ động mở rộng phát triển sản xuất, trong đó có Bibiphar. Năm 2018 Bidiphar đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan, cụ thể doanh thu thuần đạt 1,401,024 triệu đồng. Năm 2019 doanh thu thuần của DBD ghi nhận 1,261,729 triệu đồng, giảm 139,295 triệu đồng tương ứng với 9.94% so với năm 2018 và hoàn thành 85% kế hoạch đề ra. Với cơ cấu doanh thu vẫn tập trung vào doanh thu từ bán dược phẩm nhưng Công ty đã tăng mạnh doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hơn là bán nguyên liệu, bao bì, công cụ dụng cụ như năm trước.
Nhận xét năm 2019 với năm 2020:
Nguồn doanh thu chính của DBD là hoạt động sản xuất và kinh doanh dược phẩm, chiếm khoảng 92% tổng doanh thu năm 2020, trong đó sản phẩm chủ lực là các dòng thuốc kháng sinh và các dòng thuốc điều trị ung thư, chiếm khoảng 56% doanh thu mảng dược phẩm. Mặc dù doanh thu bán hàng năm 2020 tăng nhẹ 0.66% so với năm 2019 nhưng doanh thu thuần năm 2020 lại giảm nhẹ so với năm 2019 giảm 0.38%. Nguyên nhân là do các khoản giảm trừ doanh thu năm 2020 tăng cao hơn năm 2019, cụ thể khoản mục chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán năm 2020 là 69,216 triệu đồng tăng 25.72% so với năm 2019 55,057 triệu đồng. Đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm, ngoài việc ảnh hưởng/hạn chế do dịch bệnh covid 19, thì chính sách nhà nước cũng tác động khá lớn đối với việc triển khai hoạt động bán hàng kênh điều trị (ETC): cạnh tranh về giá đấu thầu thuốc ngày càng gay gắt, thị phần bị phân mảnh với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp trong nước có dây chuyền sản xuất đạt GMP-WHO. Vì thế, Bidiphar năm 2020 phải giảm giá để cạnh tranh.
13
❖ Cấu trúc chi phí:
Biểu đồ 1.3. Các loại chi phí của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo tài chính)
GVHB:
Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.
Các Doanh nghiệp Dược Việt Nam nói chung và Bidiphar nói riêng đa phần đều sử dụng dược liệu nhập khẩu cho sản xuất và các sản phẩm thuốc tân dược nhập khẩu khác cho hoạt động kinh doanh thương mại. Khi rủi ro biến động tỷ giá hối đoái USD/VND xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể lên GVHB và chi phí tài chính của Công ty. Công ty chủ yếu chịu ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá Đô la Mỹ, sẽ là nguyên nhân làm cho GVHB biến động gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó GVHB của Bidiphar qua những năm gần đây đều có sự sụt giảm. Từ năm 2018 đến 2020 GVBH của DBD lần lượt là 972,896 triệu đồng, 846,933 triệu đồng và 765,813 triệu đồng. Tỷ trọng giá vốn giảm 12.95% năm 2018 so với năm 2019 và giảm 9.58% năm 2019 so với năm 2020.
972,896
12,200
174,049
67,521 846,933
14,622
169,937
84,108 765,813
14,325
220,855
88,501 0
200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000
GVHB Chi phí tài chính Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp CẤU TRÚC CHI PHÍ
2018 2019 2020
14 Chi phí tài chính:
Chi phí tài chính là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn,chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và một số khoản chi phí khác.
Do tình hình dịch bệch, Bidiphar hoạt động kinh doanh khó khăn và chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá nên Công ty đã tăng vay nợ dẫn đến chi phí tài chính tăng đáng kể.
Năm 2018 chi phí tài chính là 12,200 triệu đồng, trong đó chi phí lãi vay là 8,365 triệu đồng. Năm 2019 chi phí tài chính là 14,622 triệu đồng tăng 19.85% tương đương 2,422 triệu đồng và chi phí lãi vay là 10,314 triệu đồng tăng 23.3% so với 2018. Chi phí tài chính năm 2020 là 14,325 triệu đồng giảm nhẹ 2.03% so với 2019 do Công ty thường xuyên cập nhật, dự báo biến động tỷ giá ngoại tệ giao dịch. Ngoài ra, Công ty còn tự bảo hiểm rủi ro bằng phương pháp thành lập các quỹ dự phòng rủi ro cũng như theo dõi sát những biến động tỷ giá để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo thuyết minh của Bidiphar chi phí bán hàng bao gồm chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí bán hàng khác.
Năm 2019 chi phí bán hàng đạt 169,937 triệu đồng giảm 2.36% tương ứng với 4,112 triệu đồng so với 2018 là 174,049 triệu đồng. Do tổng chi phí mua hàng năm 2019 giảm so với giá bình quân năm 2018 do bộ phận mua hàng đã triển khai các giải pháp giảm chi phí mua hàng như: Thương thảo mua hàng số lượng lớn theo kế hoạch năm và lấy hàng từng đợt để vừa được giá tốt và ổn định nguồn nguyên liệu, vừa hạn chế tồn kho; Đánh giá, lựa chọn lại nhà cung cấp, tìm kiếm bổ sung nguồn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng phục vụ đăng ký thuốc với giá cả hợp lý; Bám sát thị trường cung ứng nguyên vật liệu, chớp thời cơ thị trường giảm giá một số nguyên vật liệu để mua hàng với giá tốt hơn.
Chi phí bán hàng năm 2020 ghi nhận 220,855 triệu đồng tăng 29.96% tức 50,918 triệu đồng so với 2019. Do chi phí nhân viên tăng từ 77,489 triệu đồng lên 117,686 triệu
15 đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng từ 44,360 triệu đồng lên 46,680 triệu đồng và chi phí bán hàng khác tăng từ 42,826 triệu đồng lên 50,731 triệu đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm đều có sự tăng trưởng, năm 2018 là 67,521 triệu đồng, năm 2019 là 84,108 triệu đồng tăng 24.57% tương đương 16,587 triệu đồng so với 2018. Do doanh thu năm 2019 đạt khá thấp so với cùng kỳ năm 2018 và rất thấp so với kế hoạch (chỉ đạt 84%) HĐQT, BTGĐ đã chỉ đạo thực thi xây dựng và thay đổi hoàn toàn mô hình quản trị chi phí và tiền lương của các hệ thống phân phối trên cơ sở ban hành Quy chế xếp loại chi nhánh và Quy chế lương cho khối bán hàng bao gồm từ Giám đốc chi nhánh đến trình dược viên.
Năm 2020 chí phí quản lý doanh nghiệp là 88,501 triệu đồng tăng 5.22% so với 2019, nguyên nhân là do chi phí nhân viên tăng từ 23,754 triệu đồng lên 29,811 triệu đồng và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng từ 15,017 triệu đồng lên 21,735 triệu đồng.
❖ Lợi nhuận thuần:
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo tài chính) 201,011
173,817
190,447
160,000 165,000 170,000 175,000 180,000 185,000 190,000 195,000 200,000 205,000
2018 2019 2020
LỢI NHUẬN THUẦN
Biểu đồ 1.4. Lợi nhuận thuần của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
16 Nhận xét năm 2018 với năm 2019:
Lợi nhuận thuần của Công ty từ năm 2018 qua năm 2019 có sự giảm rõ rệt. Năm 2018 lợi nhuận thuần đạt 201,011 triệu đồng, nhưng đến năm 2019 giảm 13.53% tương đương 27,194 triệu đồng DBD ghi nhận 173,817 triệu đồng. Nguyên nhân là dịch bệnh lan rộng dẫn đến cản trở việc đi lại, sản xuất đình trệ, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, các sự kiện bị hủy bỏ, thị trường chứng khoán lao dốc,…Bidiphar chịu ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, trong đó: Tiến độ Dự án đầu tư nhà máy TUT bị kéo dài: Theo Kế hoạch tiến độ xây dựng nhà máy dự kiến ban đầu, thời gian hoàn thành thẩm định nhà máy và đưa vào vận hành sản xuất là tháng 03/2020 đối với dây chuyền thuốc Tiêm và vào tháng 06/2020 đối với dây chuyền thuốc Viên. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đế kế hoạch tiến độ của nhà máy. Tình trạng hiện tại: Dây chuyền thiết bị thuốc Tiêm đã được lắp đặt nhưng chưa kết nối toàn hệ thống và chờ nhân viên từ bên nhà cung cấp sang cài đặt, vận hành. Dây chuyền thuốc Viên đang giai đoạn nghiệm thu FAT tại nhà máy bên cung ứng, nhưng đến nay việc đi FAT tại Trung quốc chưa thực hiện được. Tiến độ nhà máy chậm so với kế hoạch đã đề ra. Tổng đầu tư vốn vào dự án khá lớn (280 tỷ đồng), việc chậm tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất, dẫn đến mất cân đối dòng tiền chịu áp tài chính - các khoản chi phí lãi vay, khấu hao trong khi nhà máy chưa tạo ra dòng doanh thu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Nhận xét năm 2019 với năm 2020:
Lợi nhuận thuần năm 2020 là 190,447 triệu đồng tăng 16,630 triệu đồng tương đương tăng 9.57% so với 2019. Năm 2020, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được xử lý hữu hiệu, diễn biến hết sức phức tạp khó lường, dịch bệnh gây hệ lụy đứt gãy chuỗi cung ứng, suy giảm kinh tế toàn cầu, thu hẹp sản xuất… Vượt qua những khó khăn thách thức đó, trong năm tài chính 2020, các chỉ tiêu về lợi nhuận, chỉ tiêu cổ tức thực hiện vượt/hoàn thành kế hoạch đề ra. Nhóm chỉ tiêu đầu tư chỉ thực hiện 50% kế hoạch do phải hoãn tiến độ một phần vì lý do dịch bệnh, một phần vì lý do đánh giá lại hiệu quả kinh doanh sau đầu tư. Chỉ tiêu doanh thu hoàn thành 95% kế hoạch đầu năm, tuy nhiên sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế vẫn tăng trưởng hơn 20% so với năm 2019. Chi phí hoạt động tiết giảm
17 giảm được 9% so kế hoạch ngân sách. Chính nhờ những yếu tố cốt lõi này đã giúp Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận.
❖ Lợi nhuận trước thuế:
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét năm 2018 với năm 2019:
Tổng doanh thu bán hàng trong năm 2019 đạt 97.85% kế hoạch đề ra do phải cạnh tranh về giá với các dòng sản phẩm tại kênh ETC dẫn tới Công ty buộc phải giảm giá đấu thầu để cạnh tranh và tăng tỷ lệ trúng thầu. Dòng sản phẩm thuốc tại kênh OTC thì đang chịu ràng buộc bởi các chính sách pháp lý thắt chặt việc bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc. Vì thế lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 174,013 triệu đồng giảm 13.44% tức 27,013 triệu đồng so với năm 2018. Mặc dù vậy, Bidiphar vẫn đạt 101.76% lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch đề ra.
Nhận xét năm 2019 với năm 2020:
Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của DBD đạt 193,191 triệu đồng tăng 11.02% so với 2019 và vượt 2% kế hoạch năm. Việc tăng trưởng dương này là do doanh nghiệp thành
201,026
174,013
193,191
160,000 165,000 170,000 175,000 180,000 185,000 190,000 195,000 200,000 205,000
2018 2019 2020
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Biểu đồ 1.5. Lợi nhuận trước thuế của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
18 công trong công tác tối ưu hóa các chi phí - chi phí hoạt động trong năm tiết giảm được 9%
so với kế hoạch ngân sách.
❖ Lợi nhuận sau thuế:
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét năm 2018 với năm 2019:
LNST năm 2019 giảm 12.75% tương ứng 20,777 triệu đồng so với 2018 là 163,004 triệu đồng. Mặc dù GVHB 2019 giảm 12.95%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 24.57% đã ảnh hưởng tới LNST của Công ty. LNST giảm là do doanh thu giảm, năm 2019 LNST của DBD chỉ đạt 142,227 triệu đồng.
Nhận xét năm 2019 với năm 2020:
LNST năm 2020 tăng 15,362 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 10.99% so với năm 2019. Trong năm vừa qua, Công ty đã thay đổi chính sách bán hàng, tăng tỷ
trọng bán hàng dược phẩm do Công ty sản xuất, giảm doanh thu hàng dược phẩm mua ngoài và hàng trang thiết bị y tế, do đó hiệu quả kinh doanh tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. DBD là 1 một trong những doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu khả quan nhất so với các doanh nghiệp dược khác.
163,004
142,227
157,859
130,000 135,000 140,000 145,000 150,000 155,000 160,000 165,000
2018 2019 2020
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
Biểu đồ 1.6. Lợi nhuận sau thuế của Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020
19 1.3. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định