1.3. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định
1.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính
1.3.2.1. Chỉ số khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán tổng quát: Phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
Hệ số thanh toán tổng quát được thể hiện bằng công thức:
(H1) Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
Nếu H1 > 2 : Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.
1 ≤ H1< 2: Với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn. Tuy nhiên doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.
0 ≤ H1< 1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không có giải pháp thực sự phù hợp.
30 Bảng 1.6. Hệ số thanh toán tổng quát của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Chênh lệch năm 2018 - 2019
Chênh lệch năm 2019 - 2020 Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối Tổng tài
sản
1,434,340 1,620,552 1,437,409 186,212 12.98% -183,143 -11.30%
Tổng nợ phải trả
543,686 688,044 448,783 144,358 26.55% -239,261 -34.77%
Hệ số thanh toán tổng
quát
2.64 2.36 3.2 -0.28 -10.72% 0.84 35.59%
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Năm 2018 đến năm 2019, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của DBD giảm 0.28 lần, tương ứng giảm 10.72%. Nhưng từ năm 2019 – 2020 hệ số này có sự cải thiện đáng kể, tăng lên 0.84 lần tương ứng với tốc độ tăng 35.59%. Qua 3 năm có thể thấy hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 2 chứng tỏ khả năng thanh toán của Bidiphar tốt và với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp vẫn đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả.
Hệ số thanh toán hiện hành: Phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện hành được xác định bởi công thức:
(H2) Hệ số thanh toán hiện hành = TSNH
Nợ ngắn hạn
Nếu H2 <1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ
31 ngắn hạn. Khi H2 càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.
Nếu H2 >1: Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hệ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.
Bảng 1.7. Hệ số thanh toán hiện hành của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Chênh lệch năm 2018 - 2019
Chênh lệch năm 2019 - 2020 Tuyệt
đối Tương
đối Tuyệt
đối Tương đối TSNH 1,021,237 1,028,808 835,845 7,571 0.74% -192,963 -18.76%
Nợ ngắn hạn
497,319 580,312 347,872 82,993 16.69% -232,440 -40.05%
Hệ số thanh toán hiện
hành
2.05 1.77 2.40 -0.28 -13.67% 0.63 35.53%
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Khả năng thanh toán hiện hành của Bidiphar giảm từ 2.05 lần năm 2018 xuống 1.77 lần năm 2019 giảm 0.28 lần tương đương giảm 13.67%. . Nguyên nhân là do trong năm 2019 Công ty tăng vay nợ ngắn hạn để phục vụ cho công tác đầu tư dây chuyển sản xuất thuốc, mua sắm máy móc – thiết bị. Năm 2020 tăng từ 1.77 lần lên 2.4 lần tăng 0.63 lần tăng 35.53%. Tính thanh khoản của doanh nghiệp tăng chủ yếu đến từ việc doanh nghiệp đã thanh toán đáng kể các khoản phải trả nhà cung cấp và nợ vay ngắn hạn. Hai khoản mục này giảm lần lượt 51% và 89%. Cả 3 năm hệ số thanh toán hiện hành của DBD vẫn duy trì ở mức lớn hơn 1, cho thấy Công ty vẫn đang đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của mình.
32 Hệ số thanh toán nhanh: Cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.
(H3) Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn
Nếu H3<0.5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ để trả nợ thì doanh nghiệp có thể phải bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ, tính thanh khoản thấp.
0.5<H3<1: Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.
Bảng 1.8. Hệ số thanh toán nhanh của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Chênh lệch năm 2018 - 2019
Chênh lệch năm 2019 - 2020 Tuyệt
đối Tương
đối (%) Tuyệt
đối Tương đối (%) Tổng
TSNH
1,021,237 1,028,808 835,845 7,571 0.74% -192,963 -18.76%
Hàng tồn kho
269,729 312,967 214,908 43,238 16.03% -98,059 -31.33%
Tổng nợ ngắn hạn
497,319 580,312 347,872 82,993 16.69% -232,440 -40.05%
Hệ số thanh toán nhanh
1.51 1.23 1.78 -0.28 -18.37% 0.55 44.7%
(Nguồn: Báo cáo tài chính )
33 Nhận xét:
Khả năng thanh toán nhanh giảm từ 1.51 lần năm 2018 xuống còn 1.23 lần năm 2019, do lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu năm 2019 tăng nhưng tốc độ tăng ít hơn nợ, nên chỉ số khả năng thanh toán nhanh của Bidiphar năm 2019 sụt giảm 18.37% so với năm 2018. Năm 2019 – 2020 chỉ số này tăng lên 0.55 lần tương ứng với tốc độ tăng 44.7% đạt 1.78 lần năm 2020. Qua 3 năm thì hệ số thanh toán nhanh của DBD đều lớn hơn 1 cho thấy khi loại bỏ yếu tố hàng tồn kho thì Công ty đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn và đã quản lý hàng tồn kho khá tốt để bảo đảm thanh khoản cho doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán lãi vay: Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không.
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay
Bảng 1.9. Hệ số thanh toán lãi vay của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Lợi nhuận trước thuế 201,026 174,013 193,191
Lãi vay 8,365 10,314 6,588
Hệ số thanh toán lãi vay 24.03 16.87 29.32
(Nguồn: Báo cáo tài chính )
34 Nhận xét:
Năm 2019 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tiến độ Dự án đầu tư nhà máy TUT của Bidiphar bị kéo dài, tổng đầu tư vốn vào dự án khá lớn (280 tỷ đồng), việc chậm tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất, dẫn đến mất cân đối dòng tiền chịu áp tài chính - các khoản chi phí lãi vay, khấu hao trong khi nhà máy chưa tạo ra dòng doanh thu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Vì thế năm 2019 hệ số thanh toán lãi vay có sự sụt giảm, tuy nhiên năm 2020 lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng lên cùng với kế hoạch trả nợ hợp lý giúp giảm áp lực về chi phí lãi vay, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty cho các chủ nợ đã tăng trở lại.
Qua phân tích nhóm chỉ số khả năng thanh toán, có thể kết luận rằng Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định có tình hình tài chính tốt.
1.3.2.2. Chỉ số hiệu suất hoạt động:
Vòng quay tổng tài sản: Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cụ thể cho biết mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
Số ngày quay vòng tổng tài sản bình quân (ngày) = 360
Vòng quay tổng tài sản
35 Bảng 1.10. Vòng quay tổng tài sản của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Doanh thu thuần 1,401,024 1,261,729 1,256,952
Tổng tài sản bình quân 1,489,265 1,527,446 1,528,981
Vòng quay tổng tài sản 0.94 0.83 0.82
Số ngày quay vòng tổng tài sản bình quân
383 436 438
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Khả năng hoạt động trong năm 2019 của Bidiphar có sự sụt giảm nhẹ và khó khăn hơn so với 2018, vòng quay tổng tài sản giảm từ 0.94 vòng năm 2018 xuống 0.83 vòng năm 2019. Nguyên nhân là Bidiphar tăng đầu tư vào nhà máy, dây chuyển sản xuất thuốc điều trị ung thư làm tăng tổng tài sản nhưng tài sản này chưa đem lại doanh thu trong năm, nên vòng quay tổng tài sản giảm. Năm 2020, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giữ ở mức ổn định, đạt 0.82 vòng, không thay đổi nhiều so với năm 2019. Trong tương lai khi các nhà máy và dây chuyền đã đi vào hoạt động, sẽ tạo nguồn doanh thu lớn cho Công ty, khi đó hiệu quả sử dụng tài sản sẽ tăng lên. Bình quân trong 3 năm từ 2018 – 2020 với một đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 1.3 đồng doanh thu và sẽ mất 419 ngày để quay được 1 đồng doanh thu.
Vòng quay tài sản cố định: Dùng để đo lường hiệu suất hoạt động của công ty. Tỷ lệ hiệu quả này so sánh doanh thu thuần (trong báo cáo thu nhập) với tài sản cố định (trong bảng cân đối kế toán) và đo lường khả năng của công ty để tạo doanh thu thuần từ các khoản đầu tư tài sản cố định, cụ thể là tài sản, nhà máy và thiết bị.
Hệ số vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần Tổng tài sản cố định bình quân
36 Bảng 1.11. Vòng quay TSCĐ của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Doanh thu thuần 1,401,024 1,261,729 1,256,952
TSCĐ bình quân 232,893 227,767 242,647
Vòng quay TSCĐ 6.02 5.54 5.18
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Vòng quay TSCĐ giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Từ năm 2018 – 2020 tỷ số này ngày càng giảm, doanh thu thuần qua mỗi năm đều giảm tuy nhiên TSCĐ qua các năm lại tăng, do Công ty đầu tư vào máy móc, thiết bị nhưng những TSCĐ này chưa mang lại doanh thu cho Công ty. Có thể nói rằng DBD sử dụng TSCĐ chưa tối ưu qua 3 năm này.
Vòng quay hàng tồn kho: Là một trong những chỉ số tài chính quan trọng dùng để đo lường khả năng quản trị hàng tồn kho trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tính hệ số vòng quay hàng tồn kho để so sánh tỷ lệ giữa hàng hóa đã bán và hàng hóa được nhập vào kho trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Từ đó biết được những mặt hàng nào đang được nhập xuất không hiệu quả để có những cách thức điều chỉnh bán hàng cho hiệu quả hơn.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Số ngày quay vòng HTK bình quân (ngày) = 360
Vòng quay hàng tồn kho
37 Bảng 1.12. Vòng quay hàng tồn kho của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
GVHB 972,896 846,933 765,813
Hàng tồn kho bình quân 279,813 291,348 263,938
Vòng quay HTK 3.48 2.91 2.9
Số ngày quay vòng HTK bình quân
104 124 124
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Vòng quay hàng tồn kho giảm 3.48 vòng năm 2018 xuống 2.91 vòng năm 2019, nguyên nhân do Công ty dự báo giá nguyên vật liệu sẽ tăng nên có chiến lược mua nhiều nguyên vật liệu làm tăng hàng tồn kho, do đó vòng quay hàng tồn kho giảm. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thường cho thấy hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Hàng tồn kho của Bidiphar bao gồm nguyên vật liệu, thành phẩm thuốc kháng sinh và thuốc điều trị ung thư. Chỉ tiêu này trong năm 2020 của Bidiphar cơ bản không có sự biến động mạnh, duy trì ở mức ổn định so với năm 2019. Số ngày quay vòng HTK bình quân trung bình 3 năm là 117 ngày, tức là để hàng tồn kho quay được 1 vòng thì sẽ mất khoảng 117 ngày.
Vòng quay khoản phải thu: Kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng. Tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn.
Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần
Khoản phải thu khách hàng bình quân
38 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 360
Vòng quay khoản phải thu
Bảng 1.13. Vòng quay khoản phải thu của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Doanh thu thuần 1,401,024 1,261,729 1,256,952
Phải thu khách hàng bình quân 417,405 437,012 428,924
Vòng quay khoản phải thu 3.36 2.89 2.93
Kỳ thu tiền bình quân 107 125 123
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Trung bình trong ba năm từ năm 2018 – 2020 tốc độ luân chuyển bình quân khoản phải thu của khách hàng là 3.06 vòng tương đương mất khoảng 118 ngày thì doanh nghiệp đã thu được khoản phải thu từ khách hàng. Đối với một doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn như Bidiphar thì kỳ thu tiền bình quân như vậy là tương đối tốt. Vì Công ty đang cạnh tranh mở rộng khả năng đấu thầu, nếu quá thận trọng Công ty có thể khiến cho khách hàng tiềm năng rơi vào tay các công ty cạnh tranh có chính sách tín dụng mềm mỏng hơn. Như vậy có thể dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt khi mà doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu dài, cần có thị phần lớn. Trường hợp ngược lại nếu thời gian thu hồi nợ quá lâu thì doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
Vòng quay khoản phải trả: Phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.
Hệ số vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên Khoản phải trả bình quân
39 Số ngày trả tiền bình quân (ngày) = 360
Vòng quay khoản phải trả
Bảng 1.14. Vòng quay khoản phải trả của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Doanh số mua hàng thường niên 972,896 846,933 765,813 Các khoản phải trả bình quân 627,433 615,865 568,414
Vòng quay khoản phải trả 1.55 1.38 1.35
Số ngày trả tiền bình quân 232 262 267
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Vòng quay khoản phải trả và số ngày phải hoàn trả nợ là chỉ tiêu vừa thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp vừa thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2018-2020 vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp tăng tuy nhiên sự chênh lệch tương đối nhỏ. Thời gian trả nợ trung bình của doanh nghiệp là khoảng 254 ngày. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất có uy tín và là khách hàng tốt của nhà cung cấp nên được cho chậm trả.
1.3.2.3. Chỉ số khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA): Thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lợi nhuận của công ty so với tài sản mà công ty đó đã có và đầu tư.
Chỉ số này sẽ cho thấy được hiệu quả công ty trong việc đầu tư qua những tài sản và thu lại lợi nhuận như thế nào. Cụ thể doanh nghiệp kiếm được bao nhiều tiền và hưởng lợi nhuận là bao nhiêu trên 1 đồng tài sản.
ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
40 Bảng 1.15. Tỷ số ROA của Bidiphar năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 2019 2020
Lợi nhuận sau thuế 163,004 142,227 157,859
Tổng tài sản bình quân 1,489,265 1,527,446 1,528,981
ROA 10.95% 9.31% 10.32%
Bình quân ngành 12% 12.78% 13%
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:
Do hoạt động kinh doanh khó khăn hơn năm 2018 nên năm 2019 hầu hết các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của Bidiphar đều sụt giảm tương đối. Năm 2019, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính giảm so với cùng kỳ, đồng thời hoạt động tài chính cũng giảm do tăng vay nợ nên chi phí tài chính tăng đáng kể. Kết quả là lợi nhuận sau thuế đạt 142,227 triệu đồng, giảm tương ứng 12.75% so với cùng kỳ, do đó hệ số sinh lời trên tổng tài sản theo đó giảm từ 10.95% năm 2018 xuống 9.31% năm 2019 một phần do việc tăng đầu tư vào tài sản cố định làm tổng tài sản tăng. Năm 2020 tình hình kinh doanh hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng trưởng so với năm 2019, dẫn đến các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của DBD đều tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, chỉ số ROA tăng từ 9.31% lên 10.32%. Công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản nên ROA qua 3 năm của DBD thấp hơn so với trung bình ngành.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE): Chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty. Với 1 đồng vốn bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân