CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHI TIẾT DỰ ÁN
2.3. Thẩm định dự án
2.3.4. Phân tích rủi ro của dự án
Dự án đầu tư của nhóm dự kiến hoạt động trong 5 năm, là khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài. Nhưng rủi ro xảy ra là việc không thể tránh khỏi, có nghĩa rằng việc dự báo chính xác các thông số của dự án trong tương lai với các giá trị duy nhất là điều bất khả thi, dù khả thi cũng cần tới những phương pháp phân tích khá tốn kém.
Các giá trị mà nhóm sử dụng là những ước lượng tốt nhất cho tương lai theo phân tích của nhóm, tuy nhiên đó không phải là những gì chắc chắn sẽ xảy ra. Sau khi giả định mọi việc xảy ra đúng như dự kiến, nhóm tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều và rủi ro bằng cách đánh giá tác động của những thay đổi về thông số dự án.
Cụ thể nhóm sẽ thay đổi các đại lượng đầu vào không an toàn như sản lượng, giá sản phẩm và chi phí sản xuất. Sau đó chạy lại mô hình thẩm định để xem các đại lượng đầu ra NPV, IRR thay đổi như thế nào.
Các đại lượng trong bài được nhóm ước tính sẽ tăng 5% mỗi năm, vì vậy khi lập ra các trường hợp rủi ro với sự thay đổi một số đại lượng đầu vào trọng tâm, nhóm sẽ ước tính tăng/giảm 5% để không xảy ra những thay đổi quá vô lý ảnh hưởng đến tổng cơ cấu và gia tăng sự chính xác đến kết quả thẩm định dự án.
Trường hợp 1: trường hợp nhóm đã ước tính cho dự án
Trường hợp 2 : sản lượng tăng 5%, giá bán tăng 5%, chi phí sản xuất giảm 5%
Trường hợp 3: sản lượng giảm 5%, giá bán giảm 5%, chi phí sản xuất tăng 5%
Bảng 2.36. Kết quả thẩm định dự án ở trường hợp 2
ĐVT: Nghìn đồng BẢNG DÒNG TIỀN FCF
Năm 2021 2022 2023 2024 2025 2026
Doanh thu 35,186,508 43,103,472 51,724,167 61,099,172 71,282,367 Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
849,185 891,644 936,227 983,038 1,032,190
Chi phí nhân công
trực tiếp
877,800 921,690 967,775 1,016,163 1,066,971
Chi phí bán hàng
20,097,880 21,102,774 22,157,912 23,265,808 24,429,098
96 Chi phi
quản lý doanh nghiệp
877,800 921,690 967,775 1,016,163 1,066,971
Chi phí sản xuất
chung
498,101 523,006 549,156 576,614 605,445
Chi phí thuê nhà
xưởng
357,065 357,065 357,065 357,065 357,065
Chi phí đầu tư nhà xưởng
ban đầu
(423,478)
Khấu hao
TSCĐ 973,956 973,956 973,956 973,956 973,956
Phân bổ CCDC
31,332 31,332 31,332 31,332 31,332
Chi phí lãi vay
613,216 478,196 343,176 208,156 73,136 Lợi nhuận
trước thuế
10,010,173 16,902,119 24,439,793 32,670,876 41,646,202 Thuế
( 20%)
2,002,035 3,380,424 4,887,959 6,534,175 8,329,240 Lợi nhuận
sau thuế
8,008,138 13,521,695 19,551,835 26,136,701 33,316,962 Khấu hao
TSCĐ
973,956 973,956 973,956 973,956 973,956 Phân bổ
CCDC
31,332 31,332 31,332 31,332 31,332
Vốn lưu động bình
quân
(9,776,253) (2,199,657) (2,395,182) (2,604,760) (2,829,309) 19,805,160 Đầu tư
TSCĐ (9,430,000) Giá trị thu
hồi
4,829,342 FCF (19,629,730) 6,813,770 12,131,802 17,952,363 24,312,681 54,127,410
KẾ HOẠCH THU HỒI VỐN
NĂM 2021 2022 2023 2024 2025 2026
FCF (19,629,730) 6,813,770 12,131,802 17,952,363 24,312,681 54,127,410 Dòng tiền
tích lũy (19,629,730) (12,815,960) (684,158) 17,268,204 41,580,885 95,708,295
97 NPV = 73,718,345,697 đồng
IRR = 66.85%
Số tháng tiếp tục thu hồi vốn đầu tư 0.04 năm tức 0.46 tháng Thời gian thu hồi vốn là 2.04 năm tức 2 năm 1 tháng
Ở trường hợp 2, sau khi sản lượng tăng 5%, giá bán tăng 5%, chi phí sản xuất giảm 5% cho thấy thuận lợi về sản lượng và giá bán. Đây là hai yếu tố trực tiếp cấu thành doanh thu, vì vậy chắc chắn doanh thu tăng khá cao. Mặt khác chi phí sản xuất giảm, có thể thấy doanh nghiệp điều chỉnh chi phí tốt, gia tăng năng suất nên giá trị dự án đạt 73,718,345,697 đồng, tăng 16,671,889,823 đồng so với ước tính ban đầu cho dự án; tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đạt 66.85% cho thấy độ tin cậy của dự án và lợi nhuận sẽ tăng lên. Nếu trường hợp này xảy ra, đây sẽ là một dự án có tính khả thi cao, thu hồi vốn nhanh, quản lý doanh nghiệp tốt và đáng để đầu tư.
Bảng 2.37. Kết quả thẩm định dự án ở trường hợp 3
ĐVT: Nghìn đồng BẢNG DÒNG TIỀN FCF
Năm 2021 2022 2023 2024 2025 2026
Doanh thu 28,803,468 35,284,248 42,341,098 50,015,422 58,351,326 Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
938,573 985,502 1,034,777 1,086,516 1,140,841 Chi phí
nhân công trực tiếp
970,200 1,018,710 1,069,646 1,123,128 1,179,284 Chi phí
bán hàng 20,097,880 21,102,774 22,157,912 23,265,808 24,429,098 Chi phi
quản lý doanh nghiệp
970,200 1,018,710 1,069,646 1,123,128 1,179,284 Chi phí
sản xuất chung
550,533 578,059 606,962 637,310 669,176 Chi phí
thuê nhà xưởng
357,065 357,065 357,065 357,065 357,065
98 Chi phí
đầu tư nhà xưởng
ban đầu
(423,478) Khấu hao
TSCĐ 973,956 973,956 973,956 973,956 973,956
Phân bổ
CCDC 31,332 31,332 31,332 31,332 31,332
Chi phí lãi
vay 613,216 478,196 343,176 208,156 73,136
Lợi nhuận
trước thuế 3,300,513 8,739,944 14,696,626 21,209,023 28,318,152 Thuế (
20%) 660,103 1,747,989 2,939,325 4,241,804 5,663,630 Lợi nhuận
sau thuế 2,640,411 6,991,956 11,757,301 16,967,219 22,654,522 Khấu hao
TSCĐ 973,956 973,956 973,956 973,956 973,956
Phân bổ
CCDC 31,332 31,332 31,332 31,332 31,332
Vốn lưu động bình
quân
(9,776,253) (2,199,657) (2,395,182) (2,604,760) (2,829,309) 19,805,160 Đầu tư
TSCĐ (9,430,000) Giá trị thu
hồi 4,829,342
FCF (19,629,730) 1,446,042 5,602,062 10,157,829 15,143,198 43,464,970 KẾ HOẠCH THU HỒI VỐN
NĂM 2021 2022 2023 2024 2025 2026
FCF (19,629,730) 1,446,042 5,602,062 10,157,829 15,143,198 43,464,970 Dòng tiền
tích lũy (19,629,730) (18,183,688) (12,581,626) (2,423,797) 12,719,402 56,184,372 NPV = 41,158,503,810 đồng
IRR = 39.97%
Số tháng tiếp tục thu hồi vốn đầu tư 0.16 năm tức 1.92 tháng Thời gian thu hồi vốn 3.16 năm tức 3 năm 2 tháng
Ở trường hợp 3 nhóm đặt giả thuyết sản lượng giảm 5%, giá bán giảm 5%, chi phí sản xuất tăng 5%, sự tăng giảm các yếu tố này làm giảm trực tiếp doanh thu và lợi nhuận của công ty. Có thể giả định ở một thời điểm nền kinh tế đi xuống và môi trường bất lợi để
99 mở rộng sản xuất sản phẩm này, qua đó năng suất của doanh nghiệp không hiệu quả, đầu ra không ổn định, giá cả sụt giảm vì cung cầu, doanh nghiệp hoạch định chi phí không tốt.
Với kịch bản bất lợi trên nhưng dự án của nhóm vẫn đạt giá trị hiện tại là 41,158,503,810 đồng, tuy giảm 15,887,952,065 đồng so với kế hoạch ban đầu nhưng dự án vẫn khả thi và an toàn. Bên cạnh đó tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đạt 39.97%, vẫn khá ổn định và an toàn nếu ở trong trường hợp bất lợi như đã đề ra.
Bảng 2.38. So sánh kết quả thẩm định dự án
Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 NPV (đồng) 57,046,455,874 73,718,345,697 41,158,503,810
IRR 53.15% 66.85% 39.97%
Thời gian thu
hồi vốn 2 năm 6 tháng 2 năm 1 tháng 3 năm 2 tháng
Sau khi phân tích có thể thấy sự thay đổi bất lợi của các đại lượng đầu vào nhưng dự án vẫn có NPV > 0 và IRR > WACC (4.46%), đây là 2 đại lượng khá nhạy cảm với chi phí, tuy nhiên khi gặp bất lợi vẫn khả thi về mặt tài chính. Vì vậy đây là một dự án khả thi cao, có độ tin cậy nhất định, đem lại lợi nhuận ổn định và đáng để đầu tư.
100 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày cụ thể dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất nước cất 10L của CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định”. Đây là chương phác thảo chi tiết toàn bộ kế hoạch hoạt động trong xuyên suốt dự án, từ các loại chi phí khi bắt đầu hoạt động, kế hoạch vốn, quá trình sản xuất, kinh doanh bán hàng cho đến khi kết thúc dự án và thu hồi tài sản.
Bên cạnh đó chương 2 đã ước tính kết quả và tính khả thi của dự án thông qua các phương pháp thẩm định như xác định NPV, IRR, DPP và phân tích các trường hợp rủi ro cho dự án. Qua đó, nhóm đã chứng minh được dự án có tính khả thi, an toàn trong khoảng thời gian 5 năm và có thể đem lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.