Phân tích biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÍCH HỢP DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT NƯỚC CẤT 10L CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (Trang 32 - 42)

1.3. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định

1.3.1. Phân tích biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty

Phân tích cơ cấu Tài sản:

20 Bảng 1.4. Bảng cân đối kế toán của Công ty Bidiphar giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2018 2019 2020

Chênh lệch năm 2018 - 2019

Chênh lệch năm 2019 - 2020 Tuyệt

đối Tương

đối Tuyệt

đối Tương đối TSNH 1,021,237 1,028,808 835,845 7,571 0.74% (192,963) (18.76%) Tiền và

CKTĐT

92,556 138,162 108,728 45,606 49.27% (29,434) (21.3%)

Đầu tư TCNH

222,701 113,941 93,341 (108,760) (48.84%) (20,600) (18.08%)

Phải thu ngắn

hạn

428,877 445,147 412,701 16,270 3.79% (32,446) (7.29%)

Hàng tồn kho

269,729 312,967 214,908 43,238 16.03% (98,059) (31.33%) TSNH

khác

7,372 18,589 6,166 11,217 152.16% (12,423) (66.83%)

TSDH 413,103 591,744 601,563 178,641 43.24% 9,819 1.66%

Tài sản cố định

218,861 236,672 248,622 17,811 8.14% 11,950 5.05%

Đầu tư TCDH

143,526 149,784 141,603 6,258 4.36% (8,181) (5.46%)

Tài sản dở dang

dài hạn

25,129 164,761 170,577 139,632 555.66% 5,816 3.53%

Tài sản dài hạn khác

25,586 40,525 40,759 14,939 58.39% 234 0.58%

Tổng tài sản

1,434,340 1,620,552 1,437,409 186,212 12.98% (183,143) (11.3%) ( Nguồn: Báo cáo tài chính)

21 Thông qua bảng cân đối kế toán, cho thấy tổng tài sản của Bidiphar có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Năm 2018 tổng tài sản DBD là 1,434,340 triệu đồng, qua năm 2019 tổng tài sản tăng lên 1,620,552 triệu đồng tăng 186,212 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12.98%. Nhưng đến năm 2020 tổng tài sản của Công ty lại giảm 183,143 triệu đồng chỉ còn 1,437,409 triệu đồng giảm 11.3% so với 2019. Để hiểu rõ hơn về sự biến động này, ta phân tích cụ thể từng loại tài sản trong bảng 1.4.

Tài sản ngắn hạn:

Tổng giá trị tài sản của Công ty giảm nhẹ từ 1,544,190 triệu đồng năm 2017 xuống 1,434,341 triệu đồng năm 2018, tương đương với mức giảm 7.11%. Trong đó, TSNH năm 2018 là 1,021,237 triệu đồng giảm 8.44% so với 2017 là 1,115,417 triệu đồng chiếm 71%

trong tổng tài sản của Bidiphar. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do Công ty giảm nắm giữ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 29.03% từ 313,801 triệu đồng 2017 xuống 222,701 triệu đồng 2018. Trong cơ cấu TSNH 2018, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng 21.8% mặc dù không chiếm tỷ trọng cao bằng khoản phải thu ngắn hạn 42% và hàng tồn kho 26.4% nhưng sự chênh lệch lại giảm mạnh hơn so với hai khoản mục đó. Ngoài ra, khoản tiền và tương đương tiền đạt 92,556 triệu đồng chiếm 9.1% và khoản TSNH khác 7,372 triệu đồng chỉ chiếm 0.72%.

Biểu đồ 1.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Bidiphar năm 2018

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) 92,556

222,701 428,877

269,729 7,372

CƠ CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN NĂM 2018

Tiền và CKTĐT Đầu tư tài chính NH Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

22 Năm 2019 TSNH của Bidiphar đạt 1,028,808 triệu đồng tăng 7,571 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 0.74% so với cùng kỳ năm 2018 chiếm 63% trong tổng tài sản của DBD. Phần lớn là do tăng khoản tiền và tương đương tiền, khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho từ nguyên vật liệu. Trong năm 2019 khoản tiền và tương đương tiền của Bidiphar tăng so với năm 2018, mức tăng là 45,606 triệu đồng tăng 49.27% nâng tỷ trọng lên thành 13.4% trong cơ cấu TSNH của Công ty. Tiếp đến là khoản phải thu ngắn hạn tăng 3.79%

chiếm tỷ trọng 43.3%. Và hàng tồn kho tăng 16.03% tăng 43,238 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30.4%. Khoản TSNH khác cũng tăng tỷ trọng lên thành 1.8%. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn còn xu hướng giảm và Công ty đã giảm tỷ trọng xuống còn 11.1% trong cơ cấu TSNH năm 2019.

Biểu đồ 1.8. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Bidiphar năm 2019

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) Năm 2020 TSNH chiếm 58% tổng tài sản của DBD 835,845 triệu đồng, giảm khoảng 18.76% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu TSNH chính của doanh nghiệp bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền (13%), các khoản phải thu ngắn hạn (49.4%) và hàng tồn kho (25.7%). Ngoài ra, đầu tư tài chính ngắn hạn (11.2%) và TSNH khác (0.74%). Các khoản mục trong TSNH năm 2020 đều giảm so với năm 2019.

138,162 113,941 445,147

312,967 18,589

CƠ CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN NĂM 2019

Tiền và CKTĐT Đầu tư tài chính NH Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

23 Biểu đồ 1.9. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Bidiphar năm 2020

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn năm 2018 đạt 413,103 triệu đồng chiếm 29% trong tổng tài sản của Công ty, giảm nhẹ 3.65% do mức khấu hao lũy kế tăng so với năm 2017. Cơ cấu TSDH năm 2018 bao gồm tài sản cố định (53%), đầu tư tài chính dài hạn (34.7%), tài sản dở dang dài hạn (6.1%) và TSDH khác (6.2%).

Biểu đồ 1.10. Cơ cấu tài sản dài hạn của Bidiphar năm 2018

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) 108,728

93,341

412,701 214,908

6,166

CƠ CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN NĂM 2020

Tiền và CKTĐT Đầu tư tài chính NH Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

218,861 143,526

25,12925,586

CƠ CẤU TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2018

Tài sản cố định

Đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dở dang dài hạn Tài sản dài hạn khác

24 Năm 2019, tổng tài sản của Bidiphar tăng so với đầu năm 2018 chủ yếu do tăng phần TSDH. TSDH 2019 tăng hơn 178,641 triệu đồng tăng 43.24% đạt 591,744 triệu đồng chiếm 37% của tổng tài sản, trong đó hơn 124 tỷ đồng Bidiphar đang tập trung đầu tư và phát triển nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư theo chuẩn GMP – WHO. Vì thế khoản mục tài sản dở dang dài hạn tăng mạnh từ 25,129 triệu đồng lên 164,761 triệu đồng tăng gần gấp 7 lần tương đương 139,632 triệu đồng, tăng tỷ trọng từ 6.1% lên 27.8% trong cơ cấu TSDH.

TSDH khác cũng tăng tỷ trọng chiếm 6.85%. Tỷ trọng của các khoản mục còn lại trong cơ cấu TSDH năm 2019 như sau: Tài sản cố định (40%) và đầu tư tài chính dài hạn (25.3%).

Biểu đồ 1.11. Cơ cấu tài sản dài hạn của Bidiphar năm 2019

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) TSDH của DBD tại thời điểm năm 2020 không có sự thay đổi đáng kể so với cùng kỳ, duy trì ở mức 601,563 triệu đồng chiếm 42% tổng tài sản, trong đó tài sản cố định chiếm 41.3% tổng TSDH. Liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định, dịch bệnh COVID-19 nhìn chung đang làm gián đoạn quá trình đăng ký tiêu chuẩn EU-GMP của các nhà máy đang đợi xét duyệt. Do đó, so với các doanh nghiệp có nhà máy hoạt động ổn định như DHG và DMC, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp sở hữu nhà máy mới đang trong quá trình hoàn thiện hoặc nâng cấp và đang đợi xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP như DBD đều có xu hướng giảm. Cơ cấu TSDH năm 2020 còn lại bao gồm đầu tư tài chính dài hạn (23.5%), tài sản dở dang dài hạn (28.4%) và TSDH khác (6.78%).

236,672

149,784 164,761

40,525

CƠ CẤU TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2019

Tài sản cố định

Đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dở dang dài hạn Tài sản dài hạn khác

25 Biểu đồ 1.12. Cơ cấu tài sản dài hạn của Bidiphar năm 2020

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Phân tích cơ cấu Nguồn vốn:

Biểu đồ 1.13. Cơ cấu nguồn vốn của Bidiphar từ năm 2018 – 2020

(Nguồn: Báo cáo tài chính) 248,622

141,603 170,577

40,759

CƠ CẤU TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2020

Tài sản cố định

Đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dở dang dài hạn Tài sản dài hạn khác

38% 42%

31%

62% 58%

69%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

2018 2019 2020

CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2018 - 2020

Nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu

26 Biểu đồ 1.14. Tổng nguồn vốn của Bidiphar từ năm 2018 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) Cơ cấu nguồn vốn của DBD đang được cải thiện qua các năm khi tỷ trọng của nợ phải trả/nguồn vốn năm hiện tại 2020 giảm so với hai năm trước và tỷ trọng vốn chủ sở hữu/nguồn vốn đang tăng lên. Cụ thể, tỷ lệ nợ phải trả/nguồn vốn đạt 31% năm 2020, giảm so với mức 42% năm 2019 và 38% năm 2018. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nguồn vốn năm 2020 đạt 69% tăng so với 58% năm 2019.

543,686

688,044

448,783 890,654

932,508 988,625

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000

2018 2019 2020

NGUỒN VỐN

Nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu

27 Bảng 1.5. Cơ cấu nguồn vốn của Bidiphar từ năm 2018 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2018 2019 2020

Chênh lệch năm 2018 - 2019

Chênh lệch năm 2019 - 2020 Tuyệt

đối Tương

đối Tuyệt

đối Tương đối Nợ

phải trả

543,686 688,044 448,783 144,358 26.55% (239,261) (34.77%) Nợ

ngắn hạn

497,319 580,312 347,872 82,993 16.69% (232,440) (40.05%)

Nợ dài hạn

46,366 107,732 100,911 61,366 132.35% (6,821) (6.33%) Vốn

chủ sở hữu

890,654 932,508 988,625 41,854 4.70% 56,117 6.02%

LNST chưa phân phối

249,385 281,754 326,316 32,369 12.98% 44,562 15.82%

Tổng cộng nguồn

vốn

1,434,340 1,620,552 1,437,409 186,212 12.98% (183,143) (11.3%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính) Từ bảng 1.5 có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của Bidiphar từ năm 2018-2020 có sự biến động rõ rệt. Cụ thể, tổng nguồn vốn năm 2018 đạt 1,434,340 triệu đồng, qua năm 2019 tổng nguồn vốn tăng 12.98% khoảng 186,212 triệu đồng đạt 1,620,552 triệu đồng. Nhưng đến năm 2020 tổng nguồn vốn giảm 11.3% tương đương 183,143 triệu đồng chỉ đạt 1,437,409 triệu đồng. Để nắm bắt rõ hơn về sự tăng giảm này, ta phân tích từng khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn.

28 Nợ phải trả:

Biểu đồ 1.15. Tổng nợ phải trả của Bidiphar từ năm 2018 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính) Trong năm 2018 chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ vay của Bidiphar là nợ ngắn hạn. Cụ thể, nợ ngắn hạn chiếm 91.47% trong cơ cấu nợ của công ty. Mặc dù tổng giá trị của nợ giảm từ 711,180 triệu đồng vào năm 2017 xuống còn 543,686 triệu đồng vào cuối năm 2018 nhưng tỷ trọng của nợ ngắn hạn và dài hạn có xu hướng giữ sự ổn định, điều này cho thấy công tác quản lý nguồn nợ vay của DBD luôn bám sát cơ cấu nợ mục tiêu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn tài chính cho công ty.

Năm 2019, Công ty đã vay nợ nhiều hơn, nợ phải trả tăng 144,358 triệu đồng tăng 26.55% so với 2018, nợ phải trả 2019 đạt 688,044 triệu đồng. Trong đó DBD tăng gần 82,933 triệu nợ ngắn hạn, gần 61,366 triệu nợ dài hạn so với cuối năm 2018 từ các ngân hàng để tài trợ cho việc đầu tư nhà máy và mua sắm máy móc thiết bị. Tổng giá trị nợ tăng và Công ty đang có xu hướng vay nợ dài hạn (15.66%), theo đó ban xây dựng chiến lược hoạt động để đảm bảo công tác nợ vay luôn được đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn tài chính cho Công ty.

497,319

580,312

347,872

46,366

107,732

100,911 0

100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000

2018 2019 2020

NỢ PHẢI TRẢ

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

29 Năm 2020 nợ phải trả của Bidiphar giảm đáng kể giảm 34.77% so với 2019 đạt 448,783 triệu đồng, cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm. Cụ thể, nợ ngắn hạn giảm 40.05% giảm 232,440 triệu, nợ dài hạn giảm 6.33% giảm 6,821 triệu. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp phần lớn đến từ các khoản phải trả nhà cung cấp như Truking Technology, Fresenius Kabi... (chiếm khoảng 30% nợ ngắn hạn). Đáng chú ý, năm nay, vay ngắn hạn ngân hàng của Công ty giảm đáng kể, còn chỉ 20 tỷ đồng, giảm đến 88% so với cuối năm ngoái, cho thấy Công ty đã đảm bảo được dòng tiền để trả các khoản lãi và gốc vay.

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu của Bidiphar đều tăng qua các năm, 2019 vốn chủ sở hữu đạt 932,508 triệu tăng 4.7% ứng với mức tăng 41,854 triệu so với 2018 là 890,654 triệu. Vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng 6.02% trong năm 2020 tăng 56,117 triệu đồng, cuối năm 2020 vốn chủ sở hữu đạt 988,625 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu tăng điều này giúp cơ cấu tài chính của Công ty ngày càng lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÍCH HỢP DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT NƯỚC CẤT 10L CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)