Năng suất ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt. Đây không phải là chính vụ nhưng năng suất khá cao. Tuy nhiên để đạt được kết quả này là do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố BVTV đóng vai trò quan trọng. Trên công thức 1 không sử dụng chế phẩm Metavina và bọ xít bắt mồi nên năng suất đạt thấp nhất: 816kg/sào, Năng suất cao nhất trên công thức 4 có sử dụng kết hợp cả 2 yếu tố nấm và bọ xít: 1631,25kg/sào. Công thức 2 sử dụng Metavina có năng suất thấp hơn công thức 4 sử dụng bọ xít bắt mồi( năng suất đạt 1395kg/sào và 1471,25kg/sào). Như vậy qua kết quả thu được về năng suất, ta nhận thấy các yếu tố thí nghiệm phòng trừ sâu tơ bọ nhảy đã tác
động mạnh tới việc cấu thành năng suất, đồng thời cũng khẳng đinh sự gây hại đáng kể của sâu tơ và bọ nhảy.
Về lợi nhuận thu được các công thức cũng có sự khác nhau rõ rệt. Công thức 1 đạt lợi nhuận thấp nhất 1956000 (đồng), công thức 4 đạt mức lợi nhuận lớn nhất 4111750 (đồng).Công thức 2 và 3 có năng suất khác nhau nhưng lợi nhuận tương đương nhau do chi phí trong việc thả và nhân nuôi bọ xít. Qua kết quả này ta thấy công thức 4 cho lợi nhuận vượt trội hơn so với công thức khác mặc dù chi phí cao và kỹ thuât phức tạp.
Bảng 4.14. Hiệu quả của các công thức thí nghiệm trên cải bắp tại Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội vụ thu đông 2007
CT Năng suất (kg/sào) Chi phí (đồng/ sào) Doanh thu (đồng) Lợi nhuận (đồng) 1 816d 492000 2448000 1956000 2 1395c 522000 4185000 3663000 3 1471,5b 752000 4414500 3662500 4 1631,25a 782000 4893750 4111750 5% - LSD = 33,98; CV% = 1,5
Trên cải xanh tuy không sử dụng bọ xít bắt mồi và sâu tơ ít gây hại, nhưng sử dụng chế phẩm Metavina phòng trừ bọ nhảy cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Bảng 4.15. Hiệu quả của các công thức thí nghiệm trên cải xanh tại Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội vụ thu đông 2007
CT Năng suất (kg/sào) Chi phí (đồng/ sào) Doanh thu (đồng) Lợi nhuận (đồng) 1 339,2b 367000 1017600 650600 2 572,8a 397000 1718400 1321400 5% - LSD = 62,96; CV% = 3,3
Công thức 1 không sử dụng chế phẩm Metavina năng suất thấp hơn nhiều so với công thức 2 (339.2 kg/sào và 572.8 kg/sào), và lợi nhận cũng có sự khác biệt giữa 2 công thức (650600 đồng và 1321400 đồng). Qua đó khẳng định hiệu quả của chế phẩm phòng trừ bọ nhảy tương đối cao.
Qua những kết quả thu được về năng suất và lợi nhuận trên các công thức thí nghiệm đã khẳng định hiệu quả của các yếu tố thí nghiệm: Bọ xít bắt mồi, nấm Metarhizium. Đồng thời cũng chứng minh sự gây hại của sâu tơ và bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự. Vì vậy cần phải kết hợp cả hai yếu tố trong việc phòng trừ sâu hại quan trọng này để đem lại hiệu quả và lợi nhận cao nhất, và đây cũng là biện pháp thật cần thiết để giảm thiểu tác động của biện pháp hoá học trong việc phòng trừ sâu tơ, bọ nhảy.
Phần 5. Kết luận và đề nghị