Tỷ lệ ký sinh của nấm (Metarhizium) đối với sâu non sâu tơ

Một phần của tài liệu Thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2007 và biện pháp phòng chống sâu tơ, bọ nhảy bằng bọ xít bắt mồi (Orius sp.) và nấm Metarhizium sp. tại Đặng Xá Gia Lâm Hà Nội (Trang 51 - 52)

phòng thí nghiệm

Sâu tơ là loài sâu hại nguy hiểm, đây là loại sâu đã kháng khá nhiều loại thuốc trừ sâu hoá học. Để phòng trừ sâu tơ có hiệu quả các nhà nghiên cứu đã và đang cố gắng tìm ra các loại thuốc sinh học để phòng trừ sâu tơ có hiệu quả cao mà vẫn thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng, không làm tăng tính kháng thuốc của sâu hại. Kết quả thí nghiệm khả năng ký sinh sâu tơ được trình bày ở bảng 4.13 và hình 4.11.

Bảng 4.13. Tỷ lệ ký sinh sâu non sâu tơ của nấm Metarhizium sp.

CT Nồng độ (bào tử/ml) Tỷ lệ sâu tơ bị chết (%) 3NSP 5NSP 7NSP ĐC 0 0,00 0,00 0,00 CT1 0,7x109 20,00 30,00 46,67 CT2 1x109 24,44 40,00 62,22 CT3 1,5x109 31,11 48,89 81,11 0 20 40 60 80 100 3 5 7

Thời gian sau xử lý (ngày) Tỷ lệ sâu chết (%) ĐC CT1 CT2 CT3

Từ kết quả thu được trong phòng thí nghiệm ta thấy tỷ lệ chết của sâu tơ khá cao, tăng theo nồng độ và thời gian sau khi xử lý đồng thời có sự có sự khác biệt rõ ràng giữa các công thức. Công thức đối chứng không sử dụng nấm Metarhizium nên sâu tơ không chết. Trên các công thức, tỷ lệ chết tăng dần khi tăng nồng độ. Tỷ lệ chết của sâu tơ đạt cao nhất trên công thức 4 sau 7 ngày xử lý là 81,11%. Với tỷ lệ chết cao như vậy đã chứng tỏ hiệu lực của nấm Metarhizium đối với sâu tơ trong phòng thí nghiêm. Vì vậy khả năng ứng dụng bào tử nấm Metarhizium trong việc phòng trừ sâu tơ ngoài ruộng là hoàn toàn khả quan.

Tuy nhiên, khác với trong phòng thí nghiệm, trên đồng ruộng còn có sự tác động của các yếu tố tự nhiên có thể làm giảm hoạt động của bào tử nấm đồng thời chế phẩm không thể diệt trừ nhanh và hàng loạt như thuốc hoá học mà phải sau một thời gian nhất định, trong thời gian này thì sau tơ vẫn có khả năng gây hại. Vì vậy cần phải tăng nồng độ bào tử cao hơn nữa, tăng khả năng bám dính của bào tử nấm trên sâu và lá cây, tiến hành ngay từ giai đoạn sau non tuổi nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu tơ và giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra. Có thể thấy đây là một đường hướng mở ra triển vọng mới trong việc phòng trừ sâu tơ và thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2007 và biện pháp phòng chống sâu tơ, bọ nhảy bằng bọ xít bắt mồi (Orius sp.) và nấm Metarhizium sp. tại Đặng Xá Gia Lâm Hà Nội (Trang 51 - 52)