Bọ xít Coranus sp. phát triển qua 5 tuổi Bọ xít non, trưởng thành cái có kích thước cơ thể lớn hơn trưởng thành đực, trứng được đẻ tập trung thành ổ nhiều quả hoặc đẻ rải rác. Sau khi trứmg nở thì bọ xít non vẫn sống tập trung quanh ổ trứng trong khoảng 3 giờ. Sau đó các con non mới phân tán dần ra xung quanh. Từ sau 12 giờ sau khi nở, bọ xít non đã có thể tự phân tán đi tìm thức ăn. Lúc này chúng khá linh hoạt và di chuyển khá nhanh.
Trứng của loài bọ xít này có hình quả dưa chuột, trứng mới đẻ màu nâu sau màu vàng nhạt, chúng tách rời nhau hoặc cũng có thể xếp thành ổ 2, 3 quả nhờ chất dịch được tiết ra từ tuyến phụ sinh dục. Phần bảo vệ lỗ trứng có cấu tạo như cái nút, màu trắng. Trứng thường được đẻ trên mặt sau của lá, có thể ngay tại hộp nuôi sâu, kích thước dài 1,25 - 2mm, rộng 0,52 0.03mm.
Bọ xít non tuổi 1 được nở ra từ lỗ bảo vệ trứng. Khi mới bắt đầu nở có màu đỏ nhưng sau 30 - 40 phút thì chuyển sang màu đen, kích thước trung bình là dài 2,32 0.13mm và rộng là 0,63 0,04mm. Bọ xít non tuổi 1 và 2 có hình thái gần như nhau: vòi nhỏ màu vàng, cong gập vào thân, chưa có mầm cánh, có xuất hiện 3 mấu ở phần bụng.
ở tuổi 2 các đốt trên thân xuất hiện rõ hơn ở tuổi 1, có kích thước trung bình dài 3,64 0,1mm và rộng 1,09 0,04mm. Bọ xít non tuổi 3 đã bắt đầu xuất hiện mầm cánh, phần bụng có 3 mấu xuất hiện rõ rệt tạo thành đáy của hình tam giác, kích thước trung bình là dài 4,59 0,08mm và rộng 1,29 0,04mm. Bọ xít non tuổi 4 có phần gốc của đốt ngực thứ 3 đã xuất hiện mầm của đôi cánh trước rất rõ, bụng phình rộng ra, kích thứơc trung bình là dài 6,58 0,18 và rộng 1,78 0,08mm. Bọ xít non tuổi 5 có cánh trước kéo dài tới mép sau của đốt bụng thứ 3, phần bụng bẹt rộng, 3 mấu ở bụng lộ rõ tạo thành hình của một tam giác cân, kích thước trung bình là dài 8,52 0,12mm và rộng 2,39 0,05mm.
Tuổi bọ xít non càng lớn thì sự dao động về kích thước càng tăng, khả năng tăng nhanh nhất là từ tuổi 3-5 và trưởng thành.
Bảng 4.3. Kích thước các pha phát dục bọ xít bắt bắt mồi (Coranus sp.) (nuôi bằng sâu non sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.))
(Nhiệt độ: 26,840C, ẩm độ 80,12%)
Pha phát dục Chỉ tiêu Kích thước (mm)
Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng Dài 1,25 2,00 1,72 0,08 Rộng 0,40 0,65 0,52 0,03 Tuổi 1 Dài 1,70 3,00 2,32 0,13 Rộng 0,45 0,80 0,63 0,04 Tuổi 2 Dài 3,10 4,00 3,64 0,1 Rộng 0,80 1,25 1,09 0,04 Tuổi 3 Dài 4,20 4,90 4,59 0,08 Rộng 1,15 1,55 1,29 0,04 Tuổi 4 Dài 5,30 7,80 6,58 0,18 Rộng 1,25 2,20 1,78 0,08 Tuổi 5 Dài 7,90 9,00 8,52 0,12 Rộng 2,10 2,60 2,39 0,05 TT Đực Dài 9,50 11,00 9,94 0,12 Rộng 2,50 3,40 2,91 0,08 TT Cái Dài 10,00 12,00 11,29 0,17 Rộng 3,00 4,00 3,44 0,09
Con trưởng thành cơ thể thuôn dài màu nâu, tấm lưng ngực trước, tấm cứng của cánh trước, phần bạnh ra hai bên của bụng, các đốt khớp chân và gờ sau của đốt bụng màu nâu đen. Đầu rất dài và mảnh, chiều dài của đầu ngắn hơn chiều dài của tấm lưng ngực trước và tấm mai lưng hợp lại, đầu thuôn về phía trước, phần sau mắt của đầu dài hơn phần trước mắt. Vòi có 3 đốt, đốt gốc dài vượt quá phần trước mắt nhưng ngắn hơn đốt thứ 2. Đốt thứ nhất của râu đầu rất dài, gốc của râu đầu màu đen. Tấm lưng ngực trước bị thắt lại, thuỳ trước hẹp hơn thuỳ sau, phần bụng bẹt rộng ra hai bên, có vằn ngang đen ở giữa các đốt. Trên mặt các đốt bụng không có mấu nổi lên.
Giữa con đực và con cái có sự khác nhau rất rõ ràng. Con cái có kích thước lớn hơn con đực, phần lưng bụng trưởng thành cái phình to hơn ra 2 bên mép, giữa các đốt bụng có vằn màu đen. Trưởng thành cái dài trung bình 11,29 0,17mm, rộng 3,44 0,09mm. Trưởng thành đực cơ thể thuôn nhỏ hơn, phần lưng bụng không phình ra như con cái, chiều dài trung bình 9,94 0,12mm, rộng 2,91 0,08mm. Sự khác biệt quan trọng là màu sắc bụng, phần bụng của con cái có màu đen, đốt cuối bụng nhọn, còn phần mặt bụng của con đực có màu vàng đậm da cam mảnh hơn so với con cái, đốt cuối bụng tròn hơn. (Sự khác nhau thể hiện ở hình 4.4)