Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong trên cải xanh vụ thu đông

Một phần của tài liệu Thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2007 và biện pháp phòng chống sâu tơ, bọ nhảy bằng bọ xít bắt mồi (Orius sp.) và nấm Metarhizium sp. tại Đặng Xá Gia Lâm Hà Nội (Trang 45 - 46)

ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá- Gia Lâm - Hà Nội

Kết quả điều tra diễn biến mật độ bọ nhảy trên cải xanh vụ thu đông 2007 ở ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá được thể hiện ở bảng 4.10 và hình 4.8.

Bảng 4.10. Diễn biến mật độ bọ nhảy trên cải xanh vụ thu đông 2007 ở ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá- Gia Lâm - Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/m2) CT1 CT2 CT3 CT4 8/9 PT thân lá 1,07 0,67 0,93 0,73 13/09 PT thân lá 3,00 1,60 3,33 1,80 18/09 PT thân lá 1,73 0,87 1,47 0,73 23/09 PT thân lá 5,40 2,80 4,87 2,60 28/09 Thu hoạch 7,67 4,13 8,00 4,33

Trung bình 3,77a 1,22 2,01b 0,64 3,72a 1,28 2,04b 0,67

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00

8/9 13/09 18/09 23/09 28/09 Ngày điều tra

Mật độ (con/m2) CT1 CT2 CT3 CT4

Hình 4.8. Diễn biến mật độ bọ nhảy trên cải xanh vụ thu đông 2007 ở ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá- Gia Lâm - Hà Nội

Qua kết quả thu được tôi thấy trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cải xanh, mật độ bọ nhảy có sự biến động lớn. Sau 1 tuần gieo hạt mật độ bọ nhảy ở mức rất thấp trên 4 công thức, mặc dù cải xanh là nguồn thức ăn ưa thích của chúng. Thấp nhất trên công thức 2 với mật độ 0,67 con/m2,sau đó tăng lên nhanh ở đợt điều tra thứ 2 với mật độ cao nhất là 3,33 con/m2 trên công thức 3. Đợt điều tra thứ 3 quần thể bọ nhảy trưởng thành trên ruộng có sự biến động lớn do lượng mưa lớn ngày 17/9 đã tác động mạnh tới trưởng thành và các pha sâu non, nhộng trong đất. Sau đó mật độ lại tăng đần cho đến lúc thu hoạch đạt đỉnh cao 8 con/m2 trên công thức 3. Như vậy với thời gian sinh trưởng ngắn của cải xanh, mật độ bọ nhảy luôn có xu hướng tăng nhanh cho đến khi thu hoạch.

Tuy sự biến động giữa các công thức tương đương nhau nhưng trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cải bắp, mật độ bọ nhảy trên công thức 1 và 3 luôn cao hơn công thức 2 và 4. Như vậy sự tác động của nấm Metarhizium. đã làm giảm mật độ bọ nhảy trên 2 công thức có sử dụng chế phẩm, nên thiệt hại về năng suất sẽ nhỏ hơn so với công thức 1, 2.

Ngoài ra, qua điều tra tôi còn thấy, tuy mật độ bọ nhảy ở giai đoạn cuối cao nhưng mức độ nguy hiểm không bằng giai đoạn cây con với mật độ thấp, vì đây là giai đoạn non yếu nếu có sự xuất hiện của bọ nhảy sẽ làm tổn thương và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây. Vì vậy cần có biện pháp phòng trừ bọ nhảy ngay từ giai đoạn cây còn nhỏ để giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra.

Một phần của tài liệu Thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2007 và biện pháp phòng chống sâu tơ, bọ nhảy bằng bọ xít bắt mồi (Orius sp.) và nấm Metarhizium sp. tại Đặng Xá Gia Lâm Hà Nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)