độ bọ xít bắt mồi và sâu tơ (P. xylostella) trên cải bắp vụ thu đông 2007 ở
ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá - Gia Lâm Hà Nội.
Qua quá trình điều tra theo dõi diễn biến mật độ bọ xít bắt mồi, kết quả được trình bày ở các bảng 4. 11 và hình 4.9
Bảng 4.11. Diễn biến mật độ bọ xít bắt mồi (Orius sauteri) trên cải bắp vụ
thu đông 2007 ở ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/cây) CT1 CT2 CT3 CT4 03/10 13 lá thật 0,00 0,00 0,00 0,00 08/10 15 lá thật 0,00 0,00 0,00 0,00 13/10 Trải lá bàng 0,00 0,00 0,30 0,35 18/10 Trải lá bàng 0,02 0,03 0,55 0,60 23/10 Bắt đầu cuốn 0,05 0,08 0,62 0,57 28/10 Cuốn bắp 0,12 0,10 0,92 0,97 02/11 Cuốn bắp 0,20 0,20 1,13 1,22 07/11 Cuốn bắp 0,30 0,33 1,00 1,07 12/11 Cuốn chặt 0,25 0,27 0,88 0,92 17/11 Bắt đầu thu 0,18 0,22 0,77 0,78 22/11 Thu hoạch 0,15 0,12 0,65 0,70
Trung bình 0,11b 0,07 0,12b 0,08 0,62a 0,26 0,6a 0,27
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 3/10 8/10 13/10 18/10 23/10 28/10 2/11 7/11 12/11 17/11 22/11
Ngày điều tra Mật độ (con/ cây) CT1 CT2 CT3 CT4
Hình 4.9. Diễn biến mật độ bọ xít bắt mồi (Orius sauteri) trên cải bắp vụ
Mối quan hệ giữa sâu tơ và bọ xít bắt mồi được thể hiện ở bảng 4.12 và hình 4.10.
Bảng 4.12. Mật độ sâu tơ (P.xylostella) và bọ xít bắt mồi (Orius sauteri) trên
trên cải bắp vụ thu đông 2007 ở ruộng thí nghiệm tại Đặng Xá - Gia Lâm
Ngày điều tra Mật độ (con/cây) Giai đoạn sinh trưởng Bọ xít Sâu tơ 03/10 0,00 1,06 13 lá thật 08/10 0,00 1,91 15 lá thật 13/10 0,33 2,38 Trải lá bàng 18/10 0,58 1,96 Trải lá bàng 23/10 0,59 1,68 Bắt đầu cuốn 28/10 0,94 1,42 Cuốn bắp 02/11 1,18 1,16 Cuốn bắp 07/11 1,03 0,81 Cuốn bắp 12/11 0,90 0,67 Cuốn chặt 17/11 0,78 0,52 Bắt đầu thu hoạch 22/11 0,68 0,43 Thu hoạch 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 3/10 8/10 13/10 18/10 23/10 28/10 2/11 7/11 12/11 17/11 22/11
Ngày điều tra Mật độ bọ xít (con/cây) 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Mật độ sâu tơ (con/cây) Mật độ sâu tơ (con/cây) Mật độ bọ xít (con/cây)
Hệ số tương quan giữa mật độ sâu tơ và bọ xít r = 0.21 (từ 3/10-22/11) Hệ số tương quan từ ngày 2/11 trở đi r = 0.96 (từ 2/11-22/11)
Sau đợt thả bọ xít đầu tiên ngày 9/10 với mật độ 1 con/3cây, ngày 13/10 điều tra được mật độ trên công thức 3 là 0,3 con/cây và công thức 4 là 0,35 con/cây, công thức 1, 2 không xuất hiện.
Trên công thức 3 và 4, sau khi thả bổ sung đợt 2 vào ngày 16/10 mật độ bọ xít điều tra ngày 18/10 tăng lên đáng kể so với ngày 13/10: 0,55 con/cây trên công thức 3 và 0,6 con/cây trên công thức 4. Do sau 7 ngày không được thả bổ xung nên mật độ bọ xít biến động rất nhỏ thậm chí trên công thức 4 ngày 23/10 mật độ bọ xít giảm xuống còn 0,57 con/ cây. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do yếu tố điều tra ngẫu nhiên hoặc do sự thích nghi của bọ xít non với môi trường mới kém nên số ít đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên đợt bổ sung thứ 3 ngày 23/10 đã làm tăng nhanh mật độ bọ xít điều tra được ở ngày 28/10: 0,92 con/cây trên công thức 3 và 0,97 con/cây trên công thức 4. Sau khi thả đợt cuối cùng ngày 30/10 thì mật độ bọ xít ngày 2/11 đạt đỉnh cao về mật độ trên cả 2 công thức: 1,13 con/cây ở công thức 3; 1,22 con/cây ở công thức 4, và sau đó mật độ bọ xít trên 2 công thức bắt đầu giảm ở các lần điều tra tiếp theo. Nguyên nhân của việc suy giảm nhanh mật độ bọ xít trên 2 công thức thả bọ xít là do sự tác động trở lại của nguồn thức ăn sâu tơ đã bị giảm ở thời điểm đó, đồng thời đợt thả bọ xít ngày 30/10 làm mật độ bọ xít trên 2 công thức tăng cao, dẫn đến việc cạnh tranh nhau về dinh dưỡng trong quần thể bọ xít, bắt buộc phải có sự phát tán. Trong khi đó trên công thức 1, 2 mật độ sâu tơ đang ở mức cao đã thu hút bớt lượng bọ xít trên 2 công thức được thả. Đó cũng là nguyên nhân tại sao mật độ bọ xít trên công thức 1 và 2 tăng lên cùng thời điểm và đạt mức cao nhất: 0,3 con/cây ở công thức 1 và 0,33 con/cây trên công thức 2. Tuy nhiên ở giai đoạn sinh trưởng cuối của cải bắp, mật độ bọ xít trên công thức 1, 2 cũng giảm. Điều đó chứng tỏ đã có sự phát tán ở phạm vi rộng hơn chứ không chỉ trên các công thức trong ruộng thí nghiêm, hoặc có thể do tác động lớn của điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh tới quần thể bọ xít làm giảm mật độ trên các công thức. Vì vậy cần có có biện pháp duy trì mật độ và khích lệ quần thể bọ xít phát triển ổn định.
Tuy mật độ bọ xít có sự biến động mạnh ở giai đoạn cuối, nhưng xét mối quan hệ với sâu tơ thì điều đó phần lớn do nguồn thức ăn gây ra và hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên.
Qua bảng kết quả điều tra và biểu đồ về mối quan hệ giữa bọ xít bắt mồi và sâu tơ tôi nhận thấy khi thả đợt bọ xít đầu tiên mật độ sâu tơ gần đạt đỉnh cao thì, sau đó 5 ngày mật độ sâu tơ ở mức cao nhất 2,38 con/cây, lúc này mật độ bọ xít đang tăng dần. ở đợt điều tra ngày 18/10 khi mật độ bọ xít tăng thì mật độ sâu tơ bắt đầu giảm, sau đó tiếp tục giảm mặc dù có sự chững lại về mật độ bọ xít. Sau khi tiếp tục bổ sung bọ xít, mật độ bọ xít tiếp tục tăng cao và đạt mật độ cao nhất 1,18 con/cây. Sau khi đạt đỉnh cao mật độ bọ xít bắt đầu giảm cùng mật độ sâu tơ. Qua đó ta thấy, giai đoạn đầu thả bọ xít giữa mật độ sâu tơ và bọ xít có mối tương quan quan nghịch, sau đó là mối tương quan thuận. Bọ xít đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 2 tác động mạnh mẽ tới vât mồi là sâu tơ, làm giảm mật độ sâu tơ đồng thời khi mật độ sâu tơ giảm kéo theo mật độ bọ xít giảm.
Từ lúc thả bọ xít cho đến lúc thu hoạch, hệ số tương quan giữa mật độ bọ xít và sâu tơ r = 0,21 cho thấy mối quan hệ không chặt chẽ giữa sâu tơ và bọ xít. Điều này cũng dễ dàng lí giải bởi bọ xít bắt mồi Orius sauteri được thả vào khi mật độ sâu tơ tương đối cao so với mật độ bọ xít. Quần thể bọ xít cần phải có thời gian để ổn định và phát triển trong khi quần thể sâu tơ trên ruộng đang trên đà tăng mạnh. Sau khi thả một thời gian mật độ bọ xít bắt đầu tăng và mật độ sâu tơ bắt đầu chững lại. Cho đến ngày 2/11 thì mật độ bọ xít đạt đỉnh cao và từ lúc này trở đi giữa mật độ sâu tơ và mật độ bọ xít có sự tương quan chặt chẽ, hệ số tương quan r = 0,96. Như vậy tuy xét cả quá trình thì giữa bọ xít và sâu tơ không có tương quan chặt chẽ, nhưng lại có sự tương quan chặt chẽ về nửa sau của quá trình và có thể kết luận khi mật độ bọ xít bắt mồi đạt tới mức độ nhất định mới có thể khống chế hoàn toàn sự gây hai của quần thể sâu tơ trên đồng ruộng.