4.3.2.1. Tập tính sống
Đây là loài bọ xít rất phàm ăn, chúng ăn nhiều các loài sâu non của bộ cánh vẩy hại trên rau như sâu non của sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ. Chúng có khả năng di chuyển rất nhanh, linh động.
Bọ xít non tuổi 1 thường sống tập trung, khi mới nở chúng thường sống bằng những chất dịch còn sót lại ở trong trứng và hút nước. Sau khi nở 1- 2 ngày thì bắt đầu tấn công vật mồi. Có thể cùng một lúc nhiều bọ xít non tuổi nhỏ cùng tấn công một vật mồi.
Khi phát hiện thấy vật mồi, đầu tiên chúng đưa thẳng vòi và chích nhanh vào vật mồi làm con mồi bị tê liệt sau đó chúng dùng vòi từ từ hút chất dịch trong cơ thể của vật mồi tới khi con mồi chỉ còn lớp vỏ kitin bên ngoài. Chúng thường có xu hướng tấn công vật mồi ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ: Tuổi 2-3 nhiều hơn so với sâu non tuổi 1 và các loại lớn hơn.
ở ngoài đồng con trưởng thành thường đi kiếm ăn lúc thời tiết mát mẻ còn thời gian khác thường ở sát mặt đất. Chúng thường đẻ trứng dưới mặt lá. Trong phòng thí nghiệm chúng có thể đẻ trứng vào bất cứ thứ gì trong hộp thậm chí đẻ cả lên xác vật mồi. Sau vũ hoá 5-6 ngày chúng giao phối và sau vũ hoá 6-8 ngày thì đẻ trứng.
Trước các lần lột xác chúng thường không ăn và di chuyển chậm chạp. Sau khi lột xác cơ thể rất yếu nên thường ít di chuyển.
Ký chủ của loài bọ xít này rất rộng, chúng có ở trên cây cà tím, cà pháo, lạc, đậu tương, lúa, rau cải, rau dền Trong thời gian làm đề tài chúng tôi thấy chúng xuất hiện từ tháng VII đến tháng XI, xuất hiện nhiều trên ruộng cà tím, lạc, đậu tương. Và những nơi có cỏ dại rậm rạp trong khoảng thời gian phá cà pháo đi để trồng cây trồng khác (Đặng Xá). Điều này cũng gần khớp với kết quả nghiên cứu của Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn đối với loài Coranus fuscipennis xuất hiện vào tháng IX, tháng X tại Gia Lâm- Hà Nội [8].
4.3.2.2. Thời gian phát dục
Thức ăn có một vai trò quan trọng cho sự phát dục của các loài bọ xít. Từ kết quả nghiên cứu thu được ta thấy, khi nuôi bằng vật mồi sâu xanh bướm trắng vòng đời trung bình của bọ xít bắt mồi Coranus sp. là 46,9 1.9 ngày, dài nhất là 54 ngày, ngắn nhất là 41 ngày. Thời gian phát dục của trứng trung bình là 5,6 0,23 ngày, dài nhất là 6 ngày, ngắn nhất là 4 ngày. Như vậy sự phát dục của giai đoạn trứng có sự biến động không đáng kể. Tuổi 1 có thời gian phát dục trung bình là 6,6 0,42 ngày, tuổi 2 là 7,03 0,3 ngày, tuổi 3 là 7,3 0,47 ngày, tuổi 4 là 7,43 0,48 ngày, tuổi 5 là 7,73 0,39. Thời gian phát dục giữa các tuổi của ấu trùng tuy không có sự chênh lệch nhau nhưng trong mỗi tuổi thì có sự biến động lớn giữa các cá thể. Tuổi 1 từ 5-9 ngày, tuổi 2 từ 6-9 ngày, tuổi 3, 4 từ 5-10 ngày, tuổi 5 từ 6-10 ngày. Thời gian phát dục của giai đoạn tiền trưởng thành là 5,2 0,27 ngày. Trưởng thành cái có thời gian sống lâu hơn trưởng thành đực (trưởng thành cái: 16,23 0,36 ngày, trưởng thành đực 13,53 0,36 ngày), có những trưởng thành cái thời gian sống kéo dài 18 ngày. So với kết quả nghiên cứu của Lê Lân [9] khi nuôi bọ xít Coranus fuscipennis bằng vật mồi sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đo xanh ở nhiệt độ 25-300C, ẩm độ 79-82% thì vòng đời khi nuôi bằng vật mồi sâu xanh bướm trắng tương đối ngắn so với vật mồi sâu khoang và sâu đo xanh của tác giả (56,95 3,83 và 61,11 4.06 ngày) và cao hơn một chút so với vật mồi
sâu cuốn lá( 45,47 3,3 ngày). Như vậy thức ăn có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát dục của bọ xít và sâu xanh bướm trắng cũng là loại vật mồi thích hợp.
Bảng 4.4. Thời gian phát dục của bọ xít bắt mồi Coranus sp.
(nuôi bằng sâu non sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.))
(Nhiệt độ: 26,840C, ẩm độ 80,12%)
Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày)
Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng 4 6 5,6 0,23 Tuổi 1 5 9 6,6 0,42 Tuổi 2 6 9 7,03 0,3 Tuổi 3 5 10 7,3 0,47 Tuổi 4 5 10 7,43 0,48 Tuổi 5 6 10 7,73 0,39 Tiền trưởng thành 4 6 5,2 0,27 Vòng đời 41 54 46,9 1,9 TT Đực 12 15 13,53 0,36 TT Cái 14 18 16,23 0,36
4.3.2.3. Khả năng tiêu thụ vật mồi sâu tơ và sâu xanh bướm trắng
Yếu tố vật mồi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển vòng đời của bọ xít, nhưng khả năng tiêu thụ vật mồi cũng là yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả trong việc sử dụng làm thiên địch. Khả năng ăn mồi cũng tác động làm cho vòng đời dài ra hay ngắn lại. Việc xác định khả năng ăn mồi cũng góp phần vào việc xác định khả năng kiểm soát mật độ sâu hại trên ruộng, và tất nhiên nếu như sử dụng loài bọ xít này trên đồng ruộng thì thức ăn của chúng không chỉ có sâu tơ, sâu xanh bướm trắng mà còn có cả một số sâu hại nữa. Vì vậy việc xác định khả năng ăn mồi cũng chính là yếu tố để hướng vào đối tượng sâu hại nào. ở trong nghiên cứu này sử dụng hai loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự sâu tơ tuổi 2-3 và sâu xanh tuổi 1-2 để thử khả năng ăn mồi của bọ xít, đây là độ tuổi cần kiểm soát để giảm thiểu sự gây hại của chúng.
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy khả năng ăn mồi của bọ xít tăng dần qua các tuổi. Với thức ăn là sâu xanh bướm trắng sức ăn của tuổi 1 là 1.53 (con/ngày), tuổi 2 là 2,1(con/ngày), tuổi 3 là 3,33(con/ngày), tuổi 4 là 4,27(con/ngày), tuổi 5 là 5,3(con/ngày), trưởng thành là 8,97(con/ngày) . Trên vật mồi sâu xanh bướm trắng sức ăn của tuổi 1 là 1,27(con/ngày), tuổi 2: 2,07(con/ngày), tuổi 3 là 2,5(con/ngày), tuổi 4 là 4,3(con/ngày), tuổi 5 là 5,43(con/ngày), trưởng thành là 8,6(con/ngày). Trên cả 2 loại thức ăn, sức ăn lớn nhất ở giai đoạn trưởng thành 11 con/ngày. Nhìn chung mức độ tiêu thụ sâu tơ tuổi 2-3 và sâu xanh tuổi 1-2 tương đương nhau, và khá lớn. Với khả năng này thì việc kiểm soát mật độ sâu hại ngoài đồng là hoàn toàn khả quan.
Bảng 4.5. Khả năng ăn mồi của bọ xít bắt mồi Coranus sp. với vật mồi khác nhau
(Nhiệt độ: 26,840C, ẩm độ 80,12%)
Pha phát dục Khả năng ăn mồi (con/ngày) Sâu xanh bướm trắng Sâu tơ
Dao động Trung bình Dao động Trung bình Tuổi 1 1-2 1,53 0-2 1,27 Tuổi 2 1-3 2,10 1-3 2,07 Tuổi 3 2-5 3,33 1-4 2,5 Tuổi 4 2-6 4,27 3-5 4,3 Tuổi 5 4-7 5,3 3-7 5,43 Trưởng thành 7-11 8,97 7-11 8,6
Ghi chú: (Sâu tơ tuổi 2-3, sâu xanh bướm trắng tuổi 1-2)
4.3.2.4. Khả năng sinh sản, tỷ lệ nở của trứng
Sự tăng trưởng của quần thể phụ thuộc rất nhiều vào cá thể cái. Nó được quyết định bắng số trứng đẻ ra và tỉ lệ nở của trứng. Điều đó rất quan trọng thể hiện sự thành công hay không của việc nhân bọ xít lên số lượng lớn và sức tăng của quần thể bọ xít trên đồng ruộng.
Trong thí nghiệm nghiên cứu về khả năng đẻ trứng và tỉ lệ nở của trứng khi nuôi bằng vật mồi sâu xanh bướm trắng ta thu được kết quả: Số trứng đẻ trung bình là 51,07 2,23 (quả), nhiều nhất là 69, thấp nhất là 40 với tỉ lệ nở từ 83,33%- 100%, trung bình là 94,37 1,65(%). Điều này chứng tỏ khả năng đẻ trứng và tỉ lệ nở khá cao.
Bảng 4.6. Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của bọ xít bắt mồi Coranus sp. (nuôi bằng vật mồi sâu xanh bướm trắng)
Chỉ tiêu theo dõi
Tối
thiểu Tối đa TB
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Số trứng đẻ (quả/con cái) 40 69 51,07 2,23 26,84 80,12 Tỷ lệ trứng nở (%) 83,33 100 94,37 1,65 25 80,04
Ghi chú: Số cặp trưởng thành theo dõi n=30
Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tập tính, khả năng ăn mồi, khả năng đẻ trứng, tỉ lệ nở trứng của bọ xít Coranus sp., có thể nhận thấy tiềm năng to lớn của chúng trong việc phòng trừ sâu tơ và sâu xanh, và việc nhân nuôi lên số lượng lớn hoàn toàn có thể.