Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

Một phần của tài liệu Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒN G QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

Để nâng cao hiệu quảhoạt động của ngân hàng đòi hỏi phải xác định được các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTMCP nhằm xác định được

nguyên nhân chính làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và dễ dàng tìm ra được các biện pháp giải quyết. Chính điều này tạo cơ sở cho các NHTMCP đẩy mạnh, phát triển những lợi thế, đồng thời hạn chế, phòng ngừa rủi ro có thểxảy ra.

Có ba tiêu chí thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp là: hiệu quảtài chính, hiệu quảkinh doanh và hiệu quảtổng hợp.

+ Hiệu quả tài chính thường được đo lường thông qua các cách tiếp cận sau: tiếp cận thị trường (thường sửdụng tỷsuất lợi nhuận/vốn đầu tư vào cổphiếu của ngân hàng), tiếp cận dựa vào thông tin do ngân hàng cung cấp mà chủ yếu từ báo cáo tài chính (thường sửdụng ROE và ROA) và tiếp cận kết hợp từthị trường và ngân hàng (thường sửdụng chỉ tiêu Tobin ’s Q hoặc tỷsốthịgiá/ giá sổsách).

+ Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thịphần, tần suất giới thiệu sản phẩm công nghệ mới, chất lượng phục vụ khách hàng, năng suất làm việc, mức độ hài lòng của khách hàng,…

+ Hiệu quả tổng hợp thường bao gồm: uy tín, năng lực cạnh tranh, mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra,…

Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của NHTMCP cũng như hi ệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của ngân hàng.

Vì vậy, trong luận văntác giảchỉ đềcập đến một sốchỉtiêu hiệu quảtài chính vềtỷ suất sinh lời như: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP như sau:

1.3.1.1. Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu được xem là xuất phát điểm cho vi ệc đánh giá tình hình tài chính của một NHTM. Nếu ROE của một NHTMCP tương đối thấp so với những ngân hàng khác thì sẽ làm giảm khả năng thu hút vốn mới đểđáp ứng cho sự mở rộngvà duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Từ đó, hạn chế sự tăng trưởng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sửdụng một đồng vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận thu được trên một đơn vịvốn chủ hữu, do đó cho biết khả năng lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng và có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông. ROE càng lớn cho thấy kết quảhoạt động trên vốn cổphần của ngân hàng tốt.

ROE được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổphần thường, cổphần ưu đãi, các quỹdựtrữvà lợi nhuận không chia).

= ò

ủ ở ( ó ì ℎ â ) 1.3.1.2. Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quảcông tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

= ò

à ( à ó ì ℎ â )

Hệ số này phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có của ngân hàng, là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tư sinh lãi ngoại từtiền mặt và tài sản cố định. Nói cách khác nó đo lường khả năng của ban quản trị sửdụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của ngân hàng đểtạo ra lợi nhuận.

Chỉtiêu ROA giúp nhà quản trịthấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. Nó thường được sử dụng khi so sánh ROA của một ngân hàng này so với một ngân hàng khác. Một mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không linh hoạt hoặc có thểchi phí hoạt động của ngân hàng quá cao. Ngược lại, mức ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước khi những biến động của nền kinh tế. Do vậy ROA còn phản ánh khả năng thích ứng của nhà quản trị ngân hàng trước những thay đổi chung của nền kinh tế.

Để tăng ROA, các ngân hàng phải tìm cách gia tăng các khoản mục tài sản có sinh lời. Trong các khoản mục của tổng tài sản thì cho vay là khoản đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng gia tăng các khoản đầu tư tín dụng, tuy nhiên đây là khoản mục chứa đựng rủi ro nhất. Như vậy, mức ROA quá lớn cũng cóthể ngân hàng đang phải đối đầu với những rủi ro lớn do thực hiện các hoạt động đầu tư quá mạo hiểm hoặc giảm dựtrữxuống quá mức cần thiết.

1.3.1.3. Mối quan hệgiữa ROE và ROA

Trong phân tích hiệu quả hoạt động, các nhà quản trị ngân hàng luôn quan tâm đến hai chỉ tiêu ROE và ROA và hai chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua công thức sau đây:

= ò

ủ ở = ò

à

à

ủ ở

= à

ủ ở

Mối quan hệ này cho thấy ROE rất dễ biến động do tỷ sốtổng tài sản trên vốn chủ sở hữu luôn luôn lớn hơn 1 nhiều lần, vì vậy ROE có độ nhạy cao hơn ROA gấp nhiều lần. Công thức này còn tính toánđược khả năng sử dụng vốn chủ sởhữu của ngân hàng thông qua tỷsố tổng tài sản trên vốn chủsởhữu, có nghĩa là ngân hàng có ROA thấp nhưng vẫn có thể đạt ROE cao thông qua việc sử dụng nhiều nợ (đòn bẩy tài chính) và sửdụng tối thiểu vốn chủsởhữu. Điều này cho thấy vốn chủ sởhữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tổng nguồn vốn.Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu phụthuộc vào vốn huy động. Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Trên thực tế, mối quan hệgiữa ROE và ROA thểhiện rõ sự “đánh đổi” cơ bản giữa rủi ro và thu nhập mà các nhà quản trịngân hàng đang phải đối mặt.

Một phần của tài liệu Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)