Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam .41 1. Về quy mô vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Trang 51 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam .41 1. Về quy mô vốn điều lệ

2.1.2.1. Vềquy mô vốn điều lệ:

Cùng với sự bùng phát của thị trường chứng khoán giai đoạn 2005-2007, nền kinh tế Việt Nam đã có giai đoạn tăng trưởng khá mạnh mẽ, hệ thống NHTM có sựhồi phục nhanh chóng thểhiện rõ nhất ởquá trình chuyển của các ngân hàng từmô hình nông thôn lênđô thị. Chính điều này đã làm cho hệthống NHTM VN đã có những chuyển biến tích cực về quy mô và hiệu quảhoạt động kinh doanh. Hoạt động của hệthống NHTM đạt lợi nhuận cao chủyếu là do sự gia tăng các hoạt động tín dụng, nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt là cho vay trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Theo IMF, tổng tài sản của hệ thống NHTM đã tăng gấp đôi từ 1,097 nghìn tỷ đồng lên 2,690 tỷ đồng trong giai đoạn 2007-2010. Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất thế giới theo thống kê của The Banking, đứng thứ 2 sau

Trung Quốc. Trong đó, Eximbank là ngân hàng duy nhất của VN nằm trong top 25 ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất vềtài sản trong năm 2010 và đứng vịtrí 13.

Việc giatăng tổng tài sản trong các ngân hàng một phần là do mởrộng quy mô hoạt động và sự gia tăng số lượng các ngân hàng, một phần là vì các NHTM phải chịu áp lực “chạy đua” để tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tếquốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ.

Từ khi có yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu, trong giai đoạn năm 2007- 2012 hầu hết các ngân hàng đều thực hiện tiến trình tăng vốn điều lệ, với tổng số vốntăng thêm là hơn 247.000 tỷ đồng. Đối với nhóm NHTMCP (tính đến cuối năm 2012 gồm 34 ngân hàng) thì tổng số vốn tăng thêm là hơn 155.000 tỷ đồng, chiếm 63% tổng số vốn điều lệ tăng thêm. Việc tăng vốn điều lệ của các NHTMCP chủ yếu từ việc huy động vốn góp của nhà đầu tư thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi (8%), cổ phiếu (61%) cho các cổ đông và từ nguồn tích luỹ của ngân hàng (22%), trong đó lợi nhuận giữlại (6%), thặng dư vốn (13%) và quỹ dựtrữbổ sung vốn điều lệbắt buộc (3%) (Hoàng Hoa SơnTrà, 2011).

Tính đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu. Trong đó, có một số NHTMCP có vốn điều lệ khá cao như EIB, MB, STB.

Việc gia tăng vốn điều lệ trong NHTMCP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm giảm rủi ro thiếu vốn khả dụng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng và góp phần củng cốlòng tin của người dân vào hệthống ngân hàng.

Như vậy, xét về quy mô vốn chủ sở hữu thì năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam đã có sựcải thiện theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực thì quy mô của các ngân hàng Việt Nam còn nhỏ, tổng tài sản vẫn còn khá thấp. Về hiệu quả hoạt động, ROA mặc dù tăng đều qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với một số nước Châu Á trong khu vực (Indonesia trung bình khoảng 2%, Malaysia trung bình khoảng 1,5%, Philippin 1,5%, và Singapore khoảng 1,4% trong khi Việt Nam chỉ đạt 1% vào cuối năm 2010).

Bảng 2.1: So sánh ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực năm 2010 Chỉ tiêu/năm Việt Nam Malaysia Indonesia Philippin Tổng tài sản (tỷ

USD) 127,66 386,25 213,98 119,52

Tổng dư nợtín

dụng (tỷUSD) 73,10 208,85 119,42 61,59

ROE % 9,7 18,5 21,94 6,91

ROA % 1,0 1,5 2,08 0,77

Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2025 –NHNN Việt Nam

Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hoạt động quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

2.1.2.2. Khả năng sinh lời:

Ngay từnhững tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản ngân hàng đã trởnên nghiêm trọng. Chính phủ đã ưu tiên mục tiêu chống lạm phát bằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông, được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra mức lạm phát cao.

Như là một hệquảtrực tiếp, hệthống ngân hàng đã chịuảnh hưởng trực tiếp từcác biện pháp thắt chặt tiền tệ này. Để ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, các biện pháp này mang tính hành chính đã làm cho thanh khoản của một số ngân hàng ngày càng khó khăn hơn, khiến tỷsuất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các NHTMCP giảm mạnh vào năm 2008, ROE từ mức 11,36%

giảm còn 8,36%.

Năm 2009,ROA và ROE tăng mạnh trởlạisau đó giảm dần nhưng vẫn giữ ở mứcổn định (ROEởmức khoảng 11%, ROAởmức 1%)cho đến năm 2011.Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính mà tỷ lệ ROA và ROE của ngân hàng được duy trì ổn định và cao hơn các ngành khác trong bối cảnh kinh tế trong giai đoạn này là do chênh lệch giữa lãi suất huy động được giới hạn tại mức trần 14%

theo quy định của NHNN, trong khi lãi suất cho vay được duy trìởmức cao.

Tuy nhiên, đến năm 2012, ROE giảm mạnh chỉ còn 6,69% và ROA chỉ còn 0,81%. Đây thực sự là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau, hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm mạnh. Theo sốliệu của NHNN, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trừchi phí dựphòng rủi ro của toàn hệthống hiện chỉcòn 2,33% tại thời điểm cuối năm 2012. Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng năm 2012 giảm mạnh chủ yếu là do sự giảm sút mạnh của một số ngân hàng như: ngân hàng ACB có ROE từ mức 26,82% năm 2011 giảm xuống còn 6,21%, ROA từ mức 1,14% năm 2011 giảm xuống còn 0,44%; Ngân hàng Techcombank có ROE từ mức 25,21% giảm xuống còn 6,21%, ROA từ mức 1,75% giảm còn 0,43%; Ngân hàng PGbank có ROE từ mức 17,22% giảm còn 7,51%, ROA từmức 2,54% giảm còn 1,25%;

Bảng 2.2: ROA, ROE của hệthống NHTMCP giai đoạn 2007-2012

Chỉ tiêu/năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

ROE % 11,36 8,36 11,64 11,32 11,05 6,69

ROA % 1,46 1,16 1,34 1,21 1,24 0,81

Nguồn: Tính toán của tác giảdựa trên sốliệu của 27 NHTMCP Điểm đáng lưu ý là lợi nhuận của các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn giữa các NHTMCP. Lợi nhuận của một sốngân hàngởmức cao chủyếu tập trungở những ngân hàng có quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trịrủi ro tốt, hoạt động an toàn. Nhưng bên cạnh đó lại có nhiều ngân hàng thuộc nhóm có quy mô nhỏ, có năng lực quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức

cạnh tranh trên thị trường phải huy động lãi suất cao, cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên có kết quảhoạt động kinh doanh thấp.

2.1.2.3. Về tăng trưởng tín dụng:

Dư nợtín dụng của hệ thống NHTM đã liên tục tăng nhanh trong trong giai đoạn 2007-2012, từ mức dư nợ 1.067.764 tỷ đồng đã tăng lên mức 2.937.688 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 22,92%/ năm. Hiện nay, dư nợ tín dụng của hệ thống NHTMVN đã vàđang đóng vai trò chi phối thị trường tín dụng (chiếm 86,47% toàn hệ thống), đây là kênh cung ứng vốn đáng kể góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tếcủa đất nước, giúp xoá đói giảm nghèo vàổn định trật tựxã hội.

Bảng 2.3:Dư nợtín dụng của hệthống ngân hàng giai đoạn 2007-2012 Chỉ

tiêu/năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

1.067.764 1.339.296 1.869.255 2.387.039 2.697.354 2.937.688 Tốc độ tăng

trưởng tín dụng (%)

53,89 25,43 39,57 27,7 13 8,91

Nguồn: Sốliệu báo cáo thường niên của NHNNqua các năm Ta có thểthấy tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 đạt tỷlệcao nhấtởmức 53,89%, nguyên nhân là do sự bùng phát của thị trường chứng khoán và lĩnh vực bất động sản. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và do những khó khăn nội tại của nền kinh tế sau hậu quả của việc tăng trưởng nóng, tình hình lạm phát và thanh khoản trởnên nghiêm trọng. Đểgiải quyết tình trạng này, Chính phủ đã áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông, kiềm chế lạm phát. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 có xu hướng tăng chậm lại, chỉ đạt 25,43%, giảm hơn một nửa so với năm 2007. Tuy nhiên, sang năm 2009 khi kinh tếthếgiới và kinh tế trong nước bắt đầu phục hồi, đồng thời NHNN thực hiện gói kích cầu, hỗ trợlãi suất đối với nền kinh tếthì tốc độ tăng trưởng tín dụng lạităng mạnh trởlại vàởmức cao là 39,57%. Từ

năm 2010, khi NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về việc quy định mức cho vay tối đa là 80% so với tổng vốn huy động của các NHTM, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần đến năm 2012 chỉ còn 8,91%,đây là tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong các năm. Tuy nhiên, nếu xem xét trong giai đoạn 2007- 2012 khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế vẫn đảm bảo khuynh hướng tăng lên qua các năm.

2.1.2.4. Vềhệsốan toàn vốn (CAR):

Hệ số CAR rất quan trọng trong kinh doanh của các NHTM, nhất là đối với các NHTM Việt Nam vốn vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh tín dụng và nó cũng liên quan chặt chẽ đến vấn đề an toàn thanh khoản ởcác NHTM. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như CAR thấp hơn ngưỡng 8% thì nguy cơ rủi ro cao, nhưng nếu như duy trì hệsốnày quá cao cũng là điều đáng lo ngại bởi nó làm suy giảm hiệu quảtrong kinh doanh của NHTM.Từ khi NHNN có quy định vềtỷlệ an toàn vốn tối thiểu là 8% (theo QĐ số 457/2005/QĐ-NHNN) và 9% (theo Thông tư số13/2010/TT-NHNN), thì hệsốan toàn vốn của các NHTMVN được cải thiện đáng kể. Nếu như trước tháng 6/2004, hệ số an toàn vốn trung bình của NHTMNN là 3,05% thì từ năm 2005 trở đi, cùng với sự gia tăng của quy mô vốn, hệsốan toàn vốn của các ngân hàng cũng gia tăng.

Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước, tỷlệan toàn vốn bình quân của hệthống ngân hàng Việt Nam đến cuối năm 2008 đạt mức 9,7%, cao hơn mức quy định. Nhưng so với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của NHTMVN vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, cụ thể: CAR năm 2007 của NHTM khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1% (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước), khu vực Đông Á là 12,3% (gồm 14 ngân hàng của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines), trong khi Việt Nam là 8,9%.

Vì vậy, trước yêu cầu hội nhập đòi hỏi các NHTMVN phải tiếp tục nâng cao hệ số CAR của mình.

Trong hai năm gần đây, theo công bốcủa NHNN thì hệsố CAR của toàn hệ thống đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ CAR toàn hệ thống đạt 13,75% vượt xa con số 8% theo tiêu chuẩn Basel II. Tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện là do tốc độ tăng vốn tự có cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, tỷlệ CAR còn khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng,CAR trung bình của các NHTMCP cao hơn NHTMNN. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷlệ nợxấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, điều tất nhiên tỉ lệ này sẽ giảm xuống rất nhanh nếu như các NHTM tuân thủ đúng theo quy định NHNN hạch toán đúng, đủdựphòng cho các khoản nợ.

Bảng 2.4: Tỷlệan toàn vốn của hệthống TCTD Việt Nam 2011-2012

STT Loại hình ngân hàng 31/12/2011 31/12/2012

1 NHTMNN 9,06% 10,28%

2 NHTMCP 12,99% 14,01%

3 NH Liên doanh nước ngoài 22,66% 27,63%

4 Công ty cho thuê tài chính 11,13% 9,25%

Toàn hệthống 11,62% 13,75%

Nguồn:Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, theo tính toán củaỦy ban giám sát tài chính quốc gia, các khoản thua lỗ sau khi đánh giá lại làm giảm trừvốn tựcó của các Tổchức tín dụng, khiến tỷlệ CAR toàn hệthống năm 2011 giảm xuống còn 5,35% thay vì 11,62% như báo cáo trước của NHNN. Nhóm NHTMNN và NHTMCP tỷlệ an toàn vốn điều chỉnh là 5,56% và 4,96%, trong đó có 5/42 NHTM tỷ lệ CAR điều chỉnh âm. Nguyên nhân của sựsụt giảm nghiêm trọng này là do sựkhác biệt trong hai cách tính toán, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia tính toán lại chỉ số CAR theo Basel III còn báo cáo của NHNN dựa theo các tiêu chuẩn của Basel I, mới chỉ xem xét đến rủi ro tín dụng mà chưa đánh giá đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường vì vậy đưa ra kết quả có sự khác biệt lớn. Chính điều này sẽ là một thách thức lớn cho quá trình áp dụng Basel III đối với hệthống NHTM Việt Nam trong những năm tiếp theo.

2.1.2.5. Đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh:

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hệ thống ngân hàng đã cò sự tiến bộ rõ rệt. Trong thời gian gần đây sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự đa dạng hơn, số lượng dịch vụngân hàng ngày càng nhiều hơn. Các NHTM Việt Nam bắt đầu chú trọng đến các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụngân hàng bán lẻ, thực hiện việc bán chéo sản phẩm để cho ra đời nhiều sản phẩm mới tiện ích hơn đối với khách hàng. Mặt khác, các NHTM luôn chú trọng đến việc làm mới các sản phẩm truyền thống bằng các tạo thêm tiện ích mới đã ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng như: ATM, POS, EDC, Internet Banking, Telephone Banking, SMS banking… liên tục được giới thiệu và quảng bá trên thị trường nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Nếu như trước đây, việc thanh toán phải mất thời gian từ một ngày đến hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh được một giao dịch thì ngày nay nhờ có sự đổi mới công nghệ, thời gian thanh toán đã được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí bằng giây. Và khách hàng sẽkhông phải mất nhiều công sức và thời gian mà vẫn có thểthực hiện được giao dịch ngay tại nhà.

Một phần của tài liệu Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)