Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP16 1. Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒN G QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP16 1. Các nhân tố chủ quan

Hiệu quả là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân hàng, vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành nhằm tích lũy và tạo điều kiện để mởrộng hoạt động kinh doanh góp phần củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh việc xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh thểhiện năng lực tài chính của ngân hàng, các ngân hàng cần phải chú ý đến khả năng cạnh tranh của mình thông qua việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTMCP nhằm phát huy những lợi thế, hạn chế những hoạt động mang tính rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo tác giảNguyễn Việt Hùng (2008), thì các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của NHTM thườngđược chia làm hai nhóm: nhóm nhân tốchủquan và nhóm nhân tố khách quan, tuỳvào mỗi thời kỳ và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có nhữngảnh hưởng khác nhau đến hiệu quảhoạt động của chính các ngân hàng thương mại.

1.3.2.1. Các nhân tốchủquan

Nhóm các nhân tố chủ quan là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các ngân hàng như: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trìnhđộvà chấtlượng của lao động,…

Năng lực tài chính của NHTMCP:

Năng lực tài chính của một ngân hàng thường được biểu hiện trước hết là khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu. Mặc dù vốn chủ sởhữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng nhưng nó là nguồn lực cơ bản đểminh chứng sức mạnh tài chính của ngân hàng đó. Tiềm lực về vốn chủ sởhữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chínhvà trìnhđộtrang bịcông nghệ. Vốn chủsởhữu của ngân hàng còn có chức năng quan trọng là chống đỡrủi ro cho những người gửi tiền. Thứhai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tốphản ánh về năng lực tài chính của một ngân

hàng vì nó thểhiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro cho một ngân hàng cũng phản ánh năng lực tài chính. Khi nợxấu tăng lên thì đồng thời dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra, khi dựphòng rủ ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bịthu hẹp.

Vớinăng lực tài chính vững mạnh sẽgiúp ngân hàngổn định hoạt động của mình, có khả năng mở rộng các dịch vụ và quy mô hoạt động, tạo niềm tin trong khách hàng, giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hơn.Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động tăng lên cũng đồng thời đòi hỏi khả năng quản lý của ngân hàng phải tốt hơn, nếu không rủi ro sẽ cao hơn và có ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động của NHTMCP.

Năng lực quản trịngân hàng:

Sự yếu kém trong việc quản trị, điều hành và kiểm soát là nhân tố quan trọng góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả. Những nhà quản trịcónăng lực, có kinh nghiệm, có khả năng chuyên môn sẽgiúp ích cho ngân hàng trong công tác quản lý vàđiều hành. Họ có khả năng phân tích và phán đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai, từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợplàm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, những nhà quản trị không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin thị trường, không sử dụng nhân viên đúng sở trường,… dẫn đến lãng phí các nguồn lực ngân hàng, làm giảm hiệu quảchi phí của ngân hàng.

Khi quy mô hoạt động tăng lên thì trình độ quản lý cũng phải phát triển theo mới đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn. Hiện nay, khi nền kinh tếcàng gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng là điều tất yếu, và đó chính là thách thức lớnđối với vai trò quản trịtại các ngân hàng.

Khả năng ứng dụng tiến bộcông nghệ:

Trước sựphát triển mạnh mẽcủa khoa học công nghệvàứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cungứng các dịch vụtruyền thống. Năng lực công nghệcủa ngân hàng thể hiện khả năng trang bịcông nghệmới gồm thiết bịvà con người, tính liên kết công nghệgiữa các ngân hàng và tích độc đáo vềcông nghệ của mỗi ngân hàng. Chính sự đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụngân hàng sẽgóp phần giúp các NHTM phân tán, giảm nhiều rủi ro, giảm thiểu chi phí và nâng cao được lợi nhuận. Bởi vì,nếu theo nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, với tình trạng “độc canh” tín dụng thì lợi nhuận thu được của các ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng; nhưng tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc. Chỉvới tỷlệnợ khó đòi vượt quá mức cho phép từ4-5% tổng dư nợcũng đã làm cho các NHTM không còn lợi nhuận và mất dần vốn tựcó. Vì thế, thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp vụ, dịch vụngân hàng khác bên cạnh nghiệp vụtín dụng sẽgiúp các ngân hàng phân tán bớt rủi ro và giảm rủi ro; sửdụng triệtđể, có hiệu quả cơ sởvật chất kỹthuật và đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng làm giảm chi phí, do đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ cùng phát triển, làm tăng khảnăng cạnh tranh của NHTM trong nên kinh tếthị trường và kết quảlà nâng cao hiệu quảhoạt động của NHTM.

Trìnhđộ, chất lượng của người lao động:

Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳhoạt động nào của các ngân hàng. Xã hội càng phát triển thì càngđòi hỏi các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụmới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi vềchuyên môn sẽgiúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tốgiúp các ngân hàng giảm thiểu được các

chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệmới.

1.3.2.2. Các nhân tốkhách quan

Ngoài những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng xuất phát từ chính bản thân ngân hàng thì còn những nhân tố khác nằm bên ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng nhưsau:

Môi trường vềkinh tế, chính trịvà xã hội trong và ngoài nước:

Ngân hàng thương mại là một tổchức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trịvà xã hộiổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao vàổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mởrộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các ngân hàng thương mại dễdàng mởrộng hoạt động tín dụng của mìnhđồng thời khả năng nợxấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao.

Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trịvà xã hội trởnên bấtổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quảhoạt động của các ngân hàng thương mại.

Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủcủa hệthống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Khác với các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển, khi mà họ có một hệ thống luật khá đầy đủ thì ởViệt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tếtừ cơ chếkếhoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tếthị trường nên hệthống luật còn thiếu và chưa đầy đủvà đây cũng thực sựlà một trở ngại đối với hoạt động của các NHTM. Bởi các hoạt động của NHTMCP đều có liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Và khi hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng,đư ợc bổ sung kịp thời và đồng bộ sẽgiúp ngân hàng chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và an tâm rằng mìnhđã thực hiện đúng luật.

Một phần của tài liệu Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Thành Phần Hội Đồng Quản Trị Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)