Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp ở một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 37 - 50)

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Vài nét về thị trường vật tư nông nghiệp của một số nước trên thế giới Nhìn chung cung - cầu phân bón trên thế giới trong những năm qua đang mất cân bằng. Tốc độ tiêu thụ tăng mạnh hơn khả năng cung cấp nên tạo lợi thế cho bên cung.

Nhu cầu sử dụng phân bón của các nước nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích nông nghiệp nhưng nhìn chung thì tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu sử dụng phân bón. Khu vực Đông Á là nơi có nhu cầu sử dụng cao nhất và cũng là khu vực có tốc độ tăng nhu cầu nhanh nhất chiếm đến 2/3 lượng sử dụng phân bón tăng thêm trong niên vụ 2006 - 2007 đến 2007 - 2008. Tuy nhiên, số lượng các quốc gia có thể sản xuất phân bón lại khá ít do phải lệ thuộc vào một số lợi thế về nguồn nguyên liệu chủ yếu sản xuất phân bón như khí thiên nhiên, than đá, mỏ kali hay mỏ quặng phosphate, mà những tài nguyên này không phải nước nào cũng có. Hiện nay chỉ có 5 nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canada và Nga có khả năng cung cấp trên 10 triệu tấn đơn vị dinh dưỡng hằng năm, còn các quốc gia còn lại chỉ có thể cung cấp từ 5 triệu đơn vị dinh dưỡng trở xuống. (Báo cáo ngành nguyên liệu cơ bản - Phân bón nông nghiệp)

Một số thị trường phân bón đang phát triển nhanh nhất có nhu cầu cao nhất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 29 hiện nay là: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Trong năm 2008 nhu cầu phân Đạm tăng 2,5-3%, phân Lân tăng 3-4%, và Kali tăng 4-5,5%. Trong năm 2007, giá phân bón đã tăng 66% và chỉ riêng Brazil đã tiêu thụ 24,5 triệu tấn. Trong đó sản xuất trong nước có 9 triệu tấn. Dự kiến đến 2016 nhu cầu của Brazil sẽ đạt 30,6 triệu tấn/năm và phải nhập khẩu 21,3 triệu tấn/năm. Cung - cầu phân bón đang mất cân đối trầm trọng, ở mức chưa từng có trong lịch sử. Giá phân bón ngày một tăng còn do giá nguyên liệu để sản xuất phân bón ngày càng tăng trong khi nguồn nguyên liệu này ngày một cạn kiệt. Nhưng nhìn toàn cảnh, những diễn biến của ngành công nghiệp phân bón đang là niềm cổ vũ và khuyến khích cho nhà sản xuất.

(http://greendelta.com.vn ngày 17/5/2010)

Như vậy, thị trường phân bón đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của ngành nông nghiệp. Ngay cả những nước có khả năng cung ứng phân bón tốt nhất cũng vẫn bị thiếu hụt do bị hạn chế về nguyên liệu sản xuất phân bón. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam, với nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón dồi dào chúng ta cần phát huy lợi thế để tranh thủ phát triển trong thời gian tới.

2.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp của một số nước trên thế giới

a. Một số quốc gia thuộc nhóm nước phát triển

Các quốc gia này quản lý sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp theo danh mục loại trừ. Mỹ hay Canada là ví dụ về các quốc gia áp dụng quản lý theo danh mục loại trừ, hay danh mục các loại vật tư nông nghiệp không được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng. Có thể hiểu đây là lối tư duy quản lí khác với cách quản lí theo danh mục cho phép ở trên. Nếu ở trên cách tư duy được hiểu là doanh nghiệp và người dân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp mà Nhà nước cho phép, thì quản lí theo danh mục loại trừ được hiểu là doanh nghiệp và người dân được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tất cả các sản phẩm mà pháp luật không cấm. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cấm sử dụng một số sản phẩm trong trường hợp này? Cách quản lí theo danh mục loại trừ cơ bản dựa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 30 trên khái niệm an toàn đối với sản phẩm vật tư nông nghiệp và chất bổ sung trong nông nghiệp.

Quản lí theo danh mục loại trừ có ưu điểm là giảm bớt được chi phí quản lí, chi phí tác nghiệp sau này đối với các cơ quan chuyên môn thực thi nhiệm vụ QLTT về vật tư nông nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, hạn chế sự nhiễu loạn thông tin về vật tư nông nghiệp.

Để có thể xây dựng được danh sách sản phẩm loại trừ, việc đầu tiên người ta phải hoàn tất bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng đối với các loại sản phẩm vật tư nông nghiệp khác nhau. Hệ thống, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho phép vật tư nông nghiệp biệt một cách rõ ràng cái gì, sản phẩm nào không được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng. Trong quản lí theo danh mục loại trừ, người ta phân biệt vật tư nông nghiệp rõ ràng theo 2 khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng khác nhau về bản chất trong lĩnh vực quản lí nhà nước:

Tiêu chuẩn chất lượng1: đó là các thuộc tính, đặc điểm của hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, mang tính tự nguyện. Tiêu chuẩn chất lượng có tiêu chuẩn “cao” có tiêu chuẩn “không cao”. Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng càng cao càng mang lại uy tín, chất lượng cho hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đó.

Ngược lại với tiêu chuẩn chất lượng, các yêu cầu về giới hạn của các chất độc hại, vi sinh vật gây hại trong sản phẩm hàng hóa qui định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia2 mang tính bắt buộc. Ví dụ trong vật tư nông nghiệp Urê, bắt buộc thành phần chất biuret phải nhỏ hơn 1,5%. Tính chất bắt buộc này bảo đảm sự an toàn của sản phẩm vật tư nông nghiệp trong sản xuất lưu thông và sử dụng. Quy chuẩn quốc gia do các Bộ chuyên ngành xây dựng và áp

1 Theo định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) thì "Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thoả thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả của các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức độ tối ưu, trong một hoàn cảnh nhất định"

2 Quy chuẩn là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mức bắt buộc phải được tuân thủ trong mọi hoạt động xây dựng trên phạm vi toàn quốc. Có 2 loại quy chuẩn: quy chuẩn mục tiêu và quy chuẩn cụ thể.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 31 dụng trên phạm vi toàn quốc.

Căn cứ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật vật tư nông nghiệp là kết quả của nghiên cứu khoa học trong thực hành sản xuất nông nghiệp. Để thiết lập các quy chuẩn này, các cơ quan chuyên môn cần phải huy động lực lượng chuyên gia nghiên cứu tốt, có chuyên môn cao nhằm tránh tình trạng “bỏ sót” gây hậu quả khó lường đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường sau này. Đây cũng chính là hạn chế của phương thức quản lí này. Có thể hiểu rằng tiêu chuẩn kỹ thuật là văn bản kỹ thuật định hướng và hướng dẫn cách thức để có thể đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Khi quản lí theo danh mục loại trừ, cơ quan quản lí sẽ ủy thác trách nhiệm cao hơn đối với nhà sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp. Các sản phẩm mới sẽ không bắt buộc phải khảo nghiệm trước khi đưa vào danh mục công bố. Tuy nhiên, người ta vẫn tiến hành các thủ tục đăng kí và công bố sản phẩm (không qua khảo nghiệm). Việc đăng kí là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm vật tư nông nghiệp muốn tham gia thị trường. Để được đăng kí và công bố, các cơ quan được giao quản lí nhà nước về vật tư nông nghiệp sẽ đề nghị tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có những cam kết khá chặt chẽ về sự an toàn của sản phẩm này trong sản xuất lưu thông và sử dụng. Trong trường hợp có nghi ngờ, cơ quan quản lí chuyên môn có thể từ chối đăng kí và yêu cầu tiến hành khảo, kiểm nghiệm đối với loại vật tư nông nghiệp, chất bổ sung đó. Nhưng để tránh tạo cơ chế

“xin - cho” gây phiền nhiễu đối với các nhà sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, các lí do từ chối đăng kí và công bố phải dựa trên các lập luận khoa học.

b. Một số quốc thuộc nhóm nước đang phát triển

Những quốc gia này (đại diện là Thái Lan và Ấn Độ) thực hiện việc quản lí vật tư nông nghiệp theo các danh mục được phép sản xuất.

Danh mục các sản phẩm vật tư nông nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng là một danh sách các loại vật tư nông nghiệp được nhà nước cho phép sản xuất, lưu hành và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trong thời đoạn nhất định (gọi tắt là danh mục được phép). Để một loại vật tư nông nghiệp mới vào được danh sách kể trên, các tổ chức, cá nhân phải đăng kí với cơ quan được giao thực hiện việc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 32 tổ chức khảo nghiệm vật tư nông nghiệp mới. Cơ quan khảo nghiệm này phải được Nhà nước công nhận trên cơ sở quy định cụ thể về điều kiện tác nghiệp về cơ sở hạ tầng phục vụ khảo kiểm nghiệm vật tư nông nghiệp, nguồn lực con người thực hiện việc khảo kiểm nghiệm. Thời gian khảo nghiệm tùy thuộc vào thành phần tác dụng của loại vật tư nông nghiệp, loại cây trồng mà vật tư nông nghiệp và môi trường sử dụng loại vật tư nông nghiệp mới đó... Người ta có thể quy định về số mùa vụ, địa điểm (đại diện cho các vùng sinh thái, loại đất khác nhau...), thời gian cụ thể để khảo kiểm nghiệm vật tư nông nghiệp. Kết quả khảo kiểm nghiệm phải được cơ quan quản lí nhà nước theo dõi, kiểm tra trong quá trình thực hiện. Khi có kết quả, cơ quan khảo kiểm nghiệm phải có báo cáo đề xuất với cơ quan quản lí nhà nước về vật tư nông nghiệp xét công nhận và đưa tên loại vật tư nông nghiệp này vào danh mục được phép sản xuất và kinh doanh, sử dụng.

Người ta cũng quy định cụ thể khái niệm thế nào là loại vật tư nông nghiệp

“mới” cần phải khảo, kiểm nghiệm. Có 2 loại vật tư nông nghiệp phải đăng kí khảo nghiệm. Một là các loại vật tư nông nghiệp thuộc một số nhóm (loại vật tư nông nghiệp) chưa có tên trong danh mục được phép và hai là các loại vật tư nông nghiệp đã có tên trong danh mục nhưng có thành phần các chất mới được bổ sung, có đặc tính, tác dụng đặc biệt với cây trồng, đó cũng có thể là các loại vật tư nông nghiệp có thành phần các khoáng chất như một số loại vật tư nông nghiệp có trước nhưng có hàm lượng thay đổi “đáng kể” làn cho tác dụng của loại vật tư nông nghiệp này thay đổi đáng kể đối với cây trồng...

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp ở Việt Nam

2.2.2.1 Một số nét về thị trường vật tư nông nghiệp tại Việt Nam

Tính đến 31/12/2007, cả nước có gần 300 cơ sở, công ty, xí nghiệp và nhà máy sản xuất phân bón; 35 nhà nhập khẩu; 20 văn phòng đại diện kinh doanh phân bón nước ngoài tại Việt Nam. Thị trường phân bón bị buông lỏng, chưa có luật pháp về phân bón. Gần 60% cơ sở sản xuất phân bón thiếu công nghệ tiêu chuẩn. Một số các đơn vị sản xuất nhỏ đã lợi dụng tình hình thị trường biến động, giá cả leo thang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 33 để sản xuất phân giả, kém chất lượng và nhái mẫu mã bán ra thị trường với giá rẻ hơn phân bón của các nhà sản xuất có công nghệ tiên tiến. Điều này đã làm thiệt hại cho nông dân, nhà sản xuất và gây rối loạn thị trường. (Tạp chí Hóa chất số 5/2008)

Tổng kết tình hình sử dụng phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp các năm qua, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng sử dụng phân bón tại Việt Nam gia tăng khá mạnh. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 - 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, kế đến là phân Urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm. Hằng năm, Việt Nam cần nhập khẩu đến 50% nhu cầu, trong đó phân DAP, kali, SA phải nhập khẩu 100%. (Báo cáo ngành nguyên liệu cơ bản - Phân bón nông nghiệp)

Khi thị trường phân phối chưa mở cửa hoàn toàn thì nhiều năm nay, vào những thời điểm nhạy cảm của mùa vụ, nông dân đã phải đối mặt với những đợt khan hàng giả tạo và tăng giá đột biến các chủng loại phân bón còn lệ thuộc nước ngoài như: urê, DAP, kali. Năm 2008, nhiều DN nhập khẩu và sản xuất phân bón đã bị thua ngay trên sân nhà bởi tồn đọng cả triệu tấn trong khi giá rớt thê thảm.

Theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh Đăk Lăk, ngoài 658 doanh nghiệp, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN) thì thời gian qua trên địa bàn tỉnh các cửa hàng, đại lý và điểm bán lẻ VTNN mọc lên khá nhiều, rất khó kiểm soát. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã thanh, kiểm tra 151 lượt các cửa hàng, đại lý kinh doanh hàng VTNN. Qua đó, phát hiện và xử lý 70 trường hợp vi phạm trong kinh doanh. Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế. Trong khi đó, do phần lớn nông dân vẫn chưa phân biệt được đâu là hàng thật, hàng giả nên gặp nhiều rủi ro.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang, sự chồng chéo trong cấp phép và quản lý mặt hàng vật tư nông nghiệp, mức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đã trở thành nguyên nhân chính trong việc để hàng “rởm” lộng hành.

Lợi dụng kẽ hở này, một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường một

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 34 lượng lớn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, gây thiệt hại đáng kể cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, Nhà nước đã có nhiều văn bản quản lý mặt hàng này, song thực tế không ai quản lý giá cả. Kinh doanh phân bón cũng như các sản phẩm hàng hoá khác phải tuân theo quy luật điều tiết của thị trường. Ví dụ, đối với mặt hàng phân bón, Bộ Nông nghiệp và PTNT được phép quy định điều kiện sản xuất phân bón, nhưng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh lại do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành đảm nhiệm. Vì thế, nhiều cơ sở nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để sản xuất, kinh doanh vẫn “lọt”. Ngoài ra, việc kiểm nghiệm chất lượng gặp không ít khó khăn do thiếu cơ sở xét nghiệm. Hiện, cả nước mới có 9 điểm xét nghiệm chất lượng phân bón và ít nhất 15 ngày mới có kết quả. Song, Nhà nước cần hết sức thận trọng khi mở rộng hệ thống phân tích chứng nhận chất lượng, bởi việc phân tích chất lượng đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm đảm bảo, đội ngũ cán bộ đầy đủ kinh nghiệm, được đào tạo bài bản thì kết quả mới nhanh chóng, chính xác và công bằng.

Một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm, đó là ngoài quy định xử phạt chưa đủ sức răn đe thì những bất cập trong việc kiểm tra xử lý, nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra vẫn còn hạn chế. Đơn cử, lực lượng thanh tra của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu chỉ có 10 người, nhưng phải đảm nhiệm hàng loạt công việc: kiểm tra phương tiện đánh bắt khai thác thuỷ sản, chất lượng con giống, tôm nguyên liệu, phân bón, thức ăn, thuốc thú y...

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vật tư nông nghiệp quá bất cập, chồng chéo cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bát nháo trên thị trường vật tư nông nghiệp hiện nay.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho biết, năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam sẽ tự túc được hoàn toàn nhu cầu phân đạm urê khi Nhà máy đạm Cà Mau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công suất 800 nghìn tấn/năm và Nhà máy Phân bón Ninh Bình của Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam công suất 560 nghìn tấn/năm đi vào hoạt động, nâng tổng công suất đạm urê lên 2,36 triệu tấn, tăng hơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)