Một số nét khái quát quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 62 - 66)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Một số nét khái quát quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp tỉnh Nam Định

4.1.1 Các chính sách về quản lý thị trường vật tư nông nghiệp

Quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp được cụ thể hóa qua Nghị định của Chính phủ số 27/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2008, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP ngày 23 tháng 1 năm 2005, của Chính phủ về tổ chức, quyền hạn của quản lý thị trường và thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp thuộc lĩnh vực phân bón và thức ăn chăn nuôi dựa trên các văn bản chủ yếu sau:

Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/06/2010 về việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón. Theo điều 4, chương II của thông tư này, “tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn của loại phân bón do mình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên một trong các phương tiện sau: Trên bao bì phân bón; Nhãn hàng hoá phân bón; Tài liệu gắn kèm theo bao bì phân bón”, đồng thời “Phân bón lưu hành trên thị trường phải có nhãn hàng hoá phù hợp theo quy định về pháp luật ghi nhãn hàng hoá; Các đại lý phân bón phải thực hiện các thủ tục về Đại lý quy định trong Luật Thương mại. Người bán hàng phân bón phải thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá”.

Bên cạnh đó, các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sửa dụng được quy định cụ thể tại Thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ngày 15/4/2011 ban hành Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Các nghị định, thông tư hướng dẫn công tác quản lý thức ăn chăn nuôi bao gồm:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 54 -Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/09/2011 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;

- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 về Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; ….

Đặc biệt, công tác quản lý thức ăn chăn nuôi được quy định rõ trong Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Theo nghị định trên, điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi được nhấn mạnh (điều 7): “Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện: 1. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; 2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng; 3. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật”. Điều 9 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi như sau:1. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi. 2.

Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi. 3. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. 4. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật….”.

4.1.2 Quy trình thực hiện trong công tác quản lý thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Qua quá trình nghiên cứu tại địa bàn, chúng tôi khái quát được mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng tham gia vào công tác quản lý thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 55 Sơ đồ 4.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể và các đối tượng tham gia công tác

quản lý thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh

Cụ thể theo quy chế công tác của công chức quản lý thị trường ban hành theo Nghị định của Chính phủ số 27/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2008, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP ngày 23 tháng 1 năm 2005, của Chính phủ về tổ chức, quyền hạn của quản lý thị trường có nêu:

Chỉ có Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản mới được ra Quyết định kiểm tra và xử lý.

- Khi ra Quyết định kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải căn cứ vào chương trình kế hoạch, phương án công tác của đơn vị đã được duyệt.

- Chỉ có công chức QLTT có Thẻ kiểm tra do Cục QLTT cấp mới được quyền kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra phải có ít nhất từ hai công chức QLTT trở lên.

- Trường hợp vi phạm quả tang, khẩn cấp và có căn cứ để nhận định rằng nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì đối tượng vi phạm có thể tẩu thoát và tang vật vi

Sự trợ giúp:

Chính quyền địa phương

Nông hộ

DOANH NGHIỆP KINH DOANH

VTNN, ĐẠI LÝ / CỬA HÀNG VẬT TƯ NN ĐỘI

QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

SỐ 7

Phòng NN, trạm KN, trạm BVTV, trạm thú

y Chú thích:

Phản hồi

Quản lý trực tiếp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 56 phạm có thể bị tẩu tán, công chức QLTT có quyền tiến hành kiểm tra ngăn chặn hoặc phối hợp với các lực lượng khác để ngăn chặn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình, đồng thời phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị biết bằng các phương tiện thông tin nhanh nhất.

Khi tiến hành kiểm tra công chức QLTT phải:

- Mặc trang phục của QLTT, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu.

- Xuất trình Thẻ kiểm tra (chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh được quyền từ chối kiểm tra trong trường hợp Kiểm soát viên QLTT không xuất trình Thẻ kiểm tra).

- Công bố Quyết định kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra hàng hoá, phương tiện và giấy tờ, sổ sách có liên quan đến vụ việc kiểm tra, kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán hàng hoá vi phạm pháp luật.

- Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong Quyết định kiểm tra.

- Kết thúc kiểm tra phải lập Biên bản theo qui định. Chậm nhất sau 3 ngày phải báo cáo thủ trưởng đơn vị.

- Khi cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ đúng thẩm quyền, thủ tục qui định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các qui định của pháp luật hiện hành có liên quan, đặc biệt cần chú ý:

+ Phải làm đúng, đủ thủ tục tạm giữ hàng hoá, tang vật phạm pháp trong trường hợp vắng chủ hoặc vô thừa nhận.

+ Việc quản lý, bảo quản hàng hoá, tang vật phải đảm bảo an toàn về mọi mặt, chống mất mát, chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Việc kiểm tra phương tiện, nơi cất giấu hàng hoá đặc biệt nhà ở cũng là nơi bán hàng, cất giấu hàng hoá phải thực hiện đúng qui định của pháp luật.

Khi ra quyết định xử lý, công chức QLTT phải:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 57 - Có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm.

- Kết luận khách quan, đúng hành vi vi phạm, xử lý đúng hình thức, mức độ vi phạm và đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo lãnh đạo cấp trên; Những vụ việc xét thấy cần chuyển cho các cơ quan khác xử lý, Đội trưởng đội QLTT phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của chi cục trưởng Chi cục QLTT. Những hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay hồ sơ và tang vật cho cơ quan pháp luật có thẩm quyền để giải quyết theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục, Cục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)