2. Hiệu quả sản xuất
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh
Nhằm có cái nhìn toàn diện hơn khi đưa ra các giải pháp, kiến nghị sau nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích hạn chế của các tác nhân tham gia trong quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 79 Bảng 4.14 Lý do hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về thị trường vật tư
nông nghiệp tại huyện Trực Ninh
Lý do
Số lượng cán bộ nhận
định
Tỷ lệ %
Hạn chế về trình độ nhân lực 3 30
Hạn chế về tổ chức và quản lý của đội quản lý thị trường 2 20 Chủ trương, chính sách về thị trường VTNN chưa được
tuyên truyền đúng mức
8 80
Nền sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ 7 70
Hạn chế về số lượng đội ngũ cán bộ 10 100
Hạn chế về tài chính 6 60
Hạn chế về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị 7 70
Hạn chế về trình độ nhận thức của nông dân 10 100
Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa tốt 9 90
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011)
Qua bảng 4.14 ta thấy, 100% cán bộ được hỏi cho rằng sự thiếu thốn về lực lượng tác nghiệp và hạn chế về nhận thức của người dân gây khó khăn rất nhiều cho công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN. Tiếp đến là sự phối hợp giữa các ban ngành chưa tốt (90% cán bộ được hỏi đồng ý); sau đó là yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thị trường VTNN và do nền SXNN còn nhỏ lẻ nên quy mô sử dụng VTNN cũng manh mún, gây khó khăn trong quá trình kiểm tra và rà soát (với 70% cán bộ được hỏi đồng ý). Cùng sự hạn chế về tài chính khiến hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN còn gặp rất nhiều khó khăn , đặc biệt là xuất phát từ ảnh hưởng của các tác nhân bao gồm: chính sách và thông tin; trình độ, năng lực của các chủ thể, đối tượng trong quản lý; trình độ và quy mô của nền sản xuất; yếu tố tổ chức và quản lý thị trường.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 80 4.3.1 Chủ trương, chính sách và thông tin
4.3.1.1 Quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp
Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đây là cơ sở để tiến hành kiểm tra và đánh giá các cơ sở kinh doanh VTNN về số lượng, chủng loại, cơ cấu. Kèm theo đó là quy định về cơ sở kinh doanh được ban hành cụ thể. Từ đó kiểm tra và tiến hành đối chiếu theo quy chuẩn. Khi có chủ trương từ nhà nước, công tác được triển khai và được hỗ trợ chi phí cho công tác kiểm tra.
Đối với mỗi cơ sở kinh doanh cần đảm bảo về vị trí địa lý phù hợp, khô ráo thoáng mát, phù hợp về điều kiện bảo quản VTNN. Tại huyện Trực Ninh, trên cơ sở đối chiếu, qua kiểm tra khi có chỉ đạo, nhiều cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện về địa điểm để kinh doanh VTNN. Nhiều cửa hàng, đại lý nhỏ lẻ nằm lẫn trong chợ cùng các hàng hóa khác.
Đối với các cơ sở kinh doanh VTNN thì cần có giấy chứng nhận kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định, qua kiểm tra thì nhiều cơ sở KDVTNN không có giấy phép kinh doanh. Hỏi đến thì họ nói không biết. Như vậy, nhiều hộ trên địa bàn huyện không nắm rõ chính sách và điều kiện về kinh doanh VTNN.
Nhà nước luôn có chính sách để đảm bảo nguồn cung vật tư nông nghiệp cho nhu cầu SXNN trong nước. Đối với những mặt hàng VTNN trong nước chưa sản xuất được thì đã nhập khẩu VTNN cũng như nguyên liệu để tiến hành SX VTNN phục vụ người dân. Đối với huyện Trực Ninh, không có cơ sở sản xuất VTNN mà chủ yếu là các cơ sở kinh doanh VTNN. Chính sách trên của Nhà nước đã góp phần đảm bảo tổng cung của cả nước nói chung và cho riêng thị trường nhỏ ở huyện Trực Ninh nói riêng.
Các thông tin về danh mục các loại VTNN được phép kinh doanh ngày một nhiều và danh mục các hợp chất bị cấm cũng ngày càng dài thêm. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh VTNN không hề biết, ngay cả đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng không nắm rõ được. Chính vì thế mà có sự vi phạm trong việc buôn bán một số loại vật tư không được phép.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 81 4.3.1.2 Quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp
Cũng theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/03/2011 có tính chất hướng dẫn thực thi hoạt động kiểm tra chất lượng VTNN thông qua việc kiểm tra các cơ sở KD VTNN trên địa bàn huyện Trực Ninh cùng sự trợ giúp của các ban ngành có liên quan. Đường lối chính sách đúng cùng các hỗ trợ về kinh phí cần thiết đã tạo điều kiện trong việc thu mẫu để xét nghiệm tại các cơ sở chuyên trách và xác định được chất lượng của các mẫu VTNN được kiểm tra. Sau khi kiểm tra, các cơ sở KD VTNN được phân loại theo nhóm A,B, C. Điều này phản ánh được sự đảm bảo về điều kiện sẵn sàng kinh doanh VTNN theo quy định.
Luồng thông tin được tuyên truyền phổ biến rộng khắp về thông tư sẽ giúp cho các cơ sở KD VTNN trên địa bàn có sự chuẩn bị tốt hơn về điều kiện kinh doanh để đảm bảo khi thanh tra, kiểm tra đến bất chợt thì đã có sự chuẩn bị và thay đổi. Phổ biến yêu cầu về cơ sở KD VTNN là điều kiện giúp cho các cơ sở tự mình hoàn thiện các điều kiện của mình để được phép kinh doanh.
4.3.1.3 Quản lý nhà nước về giá cả vật tư nông nghiệp
Cơ chế giá cả VTNN phải tuân theo cơ chế thị trường, song vẫn có định hướng quản lý của Nhà nước để đảm bảo lợi ích cho các bên SX KD và sử dụng vật tư nông nghiệp. Yếu tố giá được nhà nước có những tác động thích hợp khi giá VTNN tăng cao bằng cách hỗ trợ một phần giá VTNN dưới nhiều hình thức. Khi gia nhập WTO thì trợ giá dần dần phải loại bỏ, do đó để duy trì mức giá ổn định so với thị trường thế giới nói chung thì nhà nước cần điều chỉnh tốt cung – cầu về VTNN trong nước. Việc quản lý về giá đã góp phần giúp thị trường về VTNN được duy trì ở mức chấp nhận được và không ảnh hưởng quá nhiều tới người dân. Hiện nay, mức giá VTNN vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên là do nhiều yếu tố khác tác động tới.
Yếu tố thông tin về giá cả là một yêu tố quan trọng trong việc quyết định mức cung và mức cầu về VTNN. Vào thời điểm thời vụ, nông dân huyện cần nhiều VTNN, khi có thông tin cho rằng hàng VTNN khan hiếm sẽ đẩy giá lên cao do cầu cao mà cung không đủ. Điều này gây khó khăn cho thu nhập của người dân, người được lợi là người kinh doanh VTNN. Do đó, việc quản lý nhà nước về mức giá
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 82 trong khung giá chung nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên. Trong một số các buổi tập huấn, hội thảo về VTNN, nhiều DN/cơ sở KDVTNN đã đưa thông tin sai sự thật để đẩy giá VTNN lên.
4.3.2 Trình độ, năng lực của các chủ thể, đối tượng trong quản lý
4.3.2.1 Quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp
Trong quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại và cơ cấu VTNN trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn vì trình độ của các đối tượng (người nông dân, các chủ cơ sở KD VTNN) còn thấp. Qua điều tra cho thấy, học vấn của người dân làm nông nghiệp không cao. Mua VTNN thì chủ yếu ở gần nhà và theo thói quen tin cậy vào đại lý. Liều lượng cách dùng cũng chủ yếu là theo tư vấn của các đại lý. Việc lựa chọn loại VTNN phù hợp với điều kiện sản xuất của chính họ vẫn chưa được chủ động.
Các chủ cơ sở kinh doanh VTNN, một số rất nhạy bén với cung - cầu về thị trường nông nghiệp. Nhưng đa số vẫn thụ động trong việc lấy hàng và điều tiết nguồn hàng. Việc trình độ học vấn thấp khiến cho nhận thức về hoàn thiện các yêu cầu theo quy định của cơ sở KD VTNN còn thiếu và yếu, thụ động, thậm chí nhiều khi không hiểu biết.
Đối với các chủ thể là đội quản lý thị trường số 7 tại huyện Trực Ninh. Với trình độ đa số là trung cấp, 2 đại học. Thiếu chuyên môn về VTNN và các quy định về thị trường VTNN, họ chỉ có chuyên môn về ngành quản lý thị trường nói chung.
Do đó, trong quá trình tác nghiệp đối với mặt hàng VTNN còn gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân cán bộ cũng chưa nắm bắt được các yêu cầu về kinh doanh VTNN khiến quá trình triển khai còn gặp nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, trong sự chỉ đạo chung, những lần kiểm tra thì có sự trợ giúp của cán bộ bên Sở Nông nghiệp va các chi cục có liên quan. Do đó phần nào khắc phục được những thiếu sót về chuyên môn đối với thị trường VTNN.
Cán bộ chính quyền cũng chưa có đủ trình độ để nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thị trường với địa phương và người dân, các cơ sở KDVTNN trên địa bàn. Nhiều người không am hiểu nên cũng gặp nhiều vướng mắc trong triển khai các chỉ thị của cấp trên khi cần sự phối hợp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 83 4.3.2.2 Quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp
Người dân được điều tra tại huyện Trực Ninh, với trình độ nhận thức kém, trước hết ảnh hưởng tới việc tiếp cận với các VTNN trong quá trình sử dụng. Việc nhận biết VTNN thật với hàng giả, kém chất lượng vốn là việc không dễ đối với cán bộ thị trường, với người dân lại càng khó hơn. Do đó, một bộ phận người dân sẽ bị mua phải hàng giả mà không biết. Thêm vào đó, một số người dân trên địa bàn huyện muốn có thêm thu nhập lại tiến hành phân phối nhỏ lẻ hơn nữa nguồn VTNN, thiếu hiểu biết về điều kiện bảo quản sẽ làm cho VTNN bị hòng và địa điểm buôn bán không thích hợp.
Đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, cũng không có đủ trình độ và kinh nghiệm nhận biết chất lượng nguồn hàng. Nếu không căn cứ về nguồn hàng từ đâu tới, các giấy tờ kèm theo một cách chi tiết, cụ thể sẽ vô tình nhận phải hàng kém chất lượng và trở thành người phân phối, vi phạm luật về thị trường VTNN.
Đội ngũ cán bộ của đội thị trường số 7 cũng thiếu kinh nghiệm và chuyên môn về thị trường VTNN, nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng VTNN khi được chỉ đạo hay kiểm tra đột xuất. Chuyên môn về nghiệp vụ một số cán bộ chưa tinh thông sẽ lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.
Chính quyền địa phương cũng chưa giúp gì được nhiều trong việc kiểm soát chất lượng VTNN trên địa bàn huyện vì chưa đủ năng lực và trình độ.
Đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn yếu nên hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN chưa cao.
4.3.2.3 Quản lý nhà nước về giá cả vật tư nông nghiệp
Người dân trên địa bàn huyện Nam Trực, với nhận thức yếu sẽ không nhận biết được thông tin đúng về giá cả vật tư nông nghiệp khi được tiếp xúc với nhiều luông thông tin cũng một lúc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân.
Bản thân cán bộ chính quyền chưa đủ năng lực và thông tin để đảm bảo việc ổn định giá VTNN trên địa bàn huyện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 84 4.3.3 Trình độ và quy mô của nền sản xuất
4.3.3.1 Quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp
Hiện tại, nền SXNN tại huyện Trực Ninh còn nhỏ lẻ manh mún nên nhu cầu về số lượng VTNN cũng không thực sự lớn và cũng manh mún, phân tán. Điều này gây khó khăn trong quá trình phân phối tới các hộ nông dân. Khi trình độ SX còn thấp, cơ cấu và chủng loại các vật tư nông nghiệp cũng nghèo nàn. Các cơ sở KD VTNN sẽ không quan tâm đa dạng loại hình các loại VTNN để tăng sự lựa chọn. Và bản thân số lượng VTNN mà cac đại lý có cũng nhỏ giọt và trông chờ nhiều vào nhu cầu nhích dần lên của người dân.
4.3.3.2 Quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp
Quy mô sản xuất và trình độ SXNN huyện Trực Ninh chưa phát triển cũng khiến cho công tác quản lý thị trường vật tư nông nghiệp của huyện gặp khó khăn.
Các đại lý lớn có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của nhà nước không nhiều, trong khi các cơ sở tự phát với quy mô nhỏ lẻ lại nhiều. Do đó, khi kiểm tra cũng gặp nhiều phiền toái và chất lượng VTNN nhiều khi không được đảm bao do tính pháp lý và cam kết về chất lượng VTNN không cao.
4.3.3.3 Quản lý nhà nước về giá cả vật tư nông nghiệp
Nơi nào trình độ sản xuất và nền SXNN đạt sự phát triển cao thì ở đó thị trường VTNN sẽ sôi động và có quy củ để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Quy luật cung - cầu VTNN sẽ vận động và làm hàng hóa có gí trị hơn. Khi cầu lớn cung đủ thì cân bằng, nhà nước không cần can thiệp. Tại huyện Trực Ninh, việc quản lý về giá cả tại đây vẫn được thả nổi và không có quy tắc, vì mạnh ai người ấy bán và mạnh ai người ấy mua với nhiều mức giá khác nhau. Càng thông qua hệ thống càng nhiều cấp đại lý thì giá càng bị độn lên cao.
4.3.4 Tổ chức và quản lý thị trường
Việc xây dựng kế hoạch rõ ràng về quản lý nhà nước đối với thị trường VTNN là yếu tố quyết định hướng đi đúng đắn cho vấn đề này. Đội quản lý và các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện Trực Ninh chưa có tổ chức được việc này một cách bài bản. Do đó, việc chồng chéo giữa các ban ngành vẫn diễn ra, chưa có sự phối kết hợp cho cùng 1 vấn đề.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 85 Quản lý thị trường theo 3 nội dung quản lý chưa được đầu tư đúng mức, yếu tố tổ chức còn yếu và chưa có sự phân công rõ ràng do lực lượng còn mỏng và còn phải thực hiện các nhiệm vụ kiêm khác. Nhất là về mặt chất lượng của VTNN.