Thực trạng quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 66 - 72)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định

Nhấn mạnh lại một lần nữa, chủ thể trong quản lý nhà nước về thị trường VTNN trên địa bàn huyện Trực Ninh bao gồm:

- Đội quản lý thị trường số 7 và đại diện các đơn vị chuyên môn như Phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, trạm BVTV, trạm Thú y; trong đó, vai trò của Đội quản lý thị trường số 7 là chủ yếu và trực tiếp nhất

- Chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, hiệp hội tại huyện Trực Ninh

Đối tượng của quản lý nhà nước về thị trường VTNN huyện Trực Ninh là:

- Các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Trực Ninh - Các tác nhân tham gia khác trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ VTNN Người phản hồi trong quá trình sử dụng VTNN là các nông hộ

4.2.1 Khái quát về các đối tượng điều tra

4.2.1.1 Giới thiệu về Đội quản lý thị trường tại huyện Trực Ninh

Tên đơn vị: Đội quản lý thị trường số 7 trực thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định.

Về đội ngũ bộ máy quản lý, qua điều tra thấy: Tổng số cán bộ gồm 6 đồng chí, 1 đồng chí đội trưởng, 1 đồng chí phó đội trưởng và 4 đồng chí cán bộ kiểm soát viên thị trường, có 2 đồng chí trình độ đại học, 4 đồng chí trình độ trung cấp. Cơ sở vật chất của đơn vị còn hạn chế phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 58 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ vì hiện nay trình độ chuyên môn còn bất cập (do chuyển từ các cơ quan khác đến) hiện nay chỉ có 1/3 quân số có trình độ đại học (2/6 đồng chí). Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Về tình hình chấp hành các quy định về quản lý thị trường,

Chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng quy trình kiểm tra, kiểm soát; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại.

Công tác phân công địa bàn, nắm tốt công tác điều tra, trinh sát các đối tượng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Thực hiện phương châm: “Không có doanh nghiệp nào ra kinh doanh mà không kiểm soát được, không có hàng hòa nào sản xuất và kinh doanh trên địa bàn mà không biết, ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm ngay từ khi mới hình thành; kiểm tra phải tạo đà cho sản xuất trên địa bàn phát triển đúng hướng”

4.2.1.2 Khái quát về các hộ điều tra

Để có số liệu phục vụ cho nhu cầu nội dung nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ nông dân trồng lúa và nuôi lợn trong xã. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1 Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2011

Diễn giải ĐVT Hộ trồng lúa Hộ nuôi lợn

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 45 45

2. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 49,42 47,33

3. Trình độ văn hóa chủ hộ

- Cấp 1 Người 7 10

- Cấp 2 Người 26 19

- Cấp 3 Người 12 16

4. BQ nhân khẩu/hộ Nguời 5,36 3,53

5. BQ lao động chính/hộ LĐ/hộ 4,4 2,87

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 59 Qua bảng số liệu 4.1 trên ta thấy tuổi bình quân của người chịu trách nhiệm chính trong sản xuất của hộ trồng lúa là 49,42 tuổi còn hộ nuôi lợn là 47,33 tuổi. Tuổi bình quân đó chứng tỏ họ đã có đầy đủ những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp với yêu cầu đòi hỏi tính tỉ mỉ, cặn kẽ trong sản xuất.

Về trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ văn hóa và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất của hộ. Khi trình độ càng cao thì người nông dân dễ dàng tiếp cận những thông tin mới về sản xuất hơn, cũng như mạnh dạn sử dụng những hình thức sản xuất và tiến bộ kỹ thuật mới. Qua bảng số liệu nhận thấy trình độ văn hóa của chủ hộ nhìn chung còn thấp, chủ yếu là từ cấp 2 tới cấp 3, trong đó trình độ cấp 2 là chủ yếu, trình độ đại học và cao đẳng không có hộ nào. Trình độ cấp III thì nhóm hộ trồng lúa chiếm 26,67%, còn nhóm hộ nuôi lợn chiếm 35,56%. Điều này chứng tỏ rằng, đối với nhóm hộ nuôi lợn thì ở trình độ học vấn càng cao thì phần lớn họ nhận thức được lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như mạnh dạn sử dụng các hình thức sản xuất mới. Hiện vẫn còn tỷ lệ không nhỏ những hộ chưa hề qua đào tạo là một khó khăn cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật của sản xuất lúa chất lượng cao và xu hướng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

Số nhân khẩu và số lao động của hộ cũng có ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế của hộ nông dân. Bình quân nhân khẩu của nhóm hộ trồng lúa là 5,36 khẩu/

hộ, của hộ nuôi lợn là 3,53 khẩu/ hộ, còn bình quân lao động chính của hộ trồng lúa là 4,4 lao động/hộ, hộ nuôi lợnlà 2,87 lao động/ hộ. Điều này cho thấy, nguồn lao động trong nông nghiệp của các hộ ở đây rất dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho hộ phát triển nông nghiệp, vì tận dụng được lao động trong gia đình thì sẽ bớt được chi phí thuê nhân công, từ đó tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy, nhu cầu về vốn vay của hộ nuôi lợn là rất lớn.

Dùng chủ yếu để mua thức ăn và con giống. Diện tích trồng trọt của hộ trồng lúa cũng chỉ đạt mức trung bình, sản xuất nhỏ lẻ. Quy mô chuồng nuôi bình quân cũng chỉ đạt 0,13 sào. Việc tiến hành SXHH sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 60 Bảng 4.2 Tình hình đất đai và vốn vay của các hộ điều tra

Đơn vị tính: Đất đai: sào/ hộ Vốn vay: Triệu đồng/ hộ

Chỉ tiêu Hộ trồng lúa Hộ nuôi lợn

1. Đất đai

- Đất thổ cư 0,87 0,92

- Đất trồng lúa 4,57 -

- Chuồng trại chăn nuôi - 0,13

- Nuôi trồng thủy sản - 3,9

2. Tổng vốn đi vay 5 20

- Dùng cho SXNN 3 14,5

- Dùng mục đích khác 2 5,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2011)

Việc tiếp cận vốn cho sản xuất của người dân vô cùng khó khăn, chủ yếu là nguồn vốn từ Ngân hàng nông nghiệp huyện. Nguồn vốn mà các hộ nông dân được vay rất thấp, với lãi suất cao và thời hạn vay ngắn, hơn nữa điều kiện vay vốn phải có tài sản thế chấp. Đây là nguyên nhân các hộ nông dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất khi vào mùa vụ, khi tiến hành trồng mới, chăm sóc rừng và đầu tư cho chăn nuôi. Với số vốn vay thấp, thời hạn vay ngắn, rất khó khăn cho người nông dân mạnh dạn đầu tư trong thời gian dài và quy mô lớn, sẽ hạn chế rất nhiều quá trình phát triển nông nghiệp của địa phương.

4.2.2 Quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp 4.2.2.1 Thực trạng quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh

a. Hoạt động của đội quản lý thị trường đối với việc quản lý về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 61 Thực tế qua điều tra, đối với việc quản lý nhà nước về thị trường VTNN về số lượng, chủng loại, cơ cấu VTNN thì cơ quan quản lý thị trường chưa có hoạt động quản lý cụ thể. Hầu hết các mặt hàng VTNN vào thị trường huyện Trực Ninh một cách tự phát theo các nhánh của các đại lý các cấp và thông qua công ty kinh doanh VTNN.

Hộp 4.1 Quản lý về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp thì đội chưa nắm bắt được..

“Việc quản lý về số lượng cơ sở kinh doanh VTNN cũng như về số lượng, chủng loại, cơ cấu VTNN thì đội chúng tôi chưa nắm bắt được. Hầu hết là các mặt hàng thâm nhập vào thị trường tự phát và nhỏ lẻ. Số lượng cán bộ trong đội cũng ít, khối lượng công việc lại nhiều, không chỉ kiểm tra, kiểm soát đối với mỗi mặt hàng VTNN nên càng không thể phân chia nhỏ đội hơn để phụ trách từng mảng riêng. Hiện tại, đội mới chỉ tập trung được nhiều nhất vào mặt chất lượng của hàng hóa”.

Một cán bộ Đội quản lý thị trường số 7 tỉnh Nam Định, 2011 b. Hoạt động của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp về nội dung số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp

Bảng 4.3 Sản lượng phân bón của Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật Trực Ninh phân theo chủng loại tiêu thụ trên thị trường tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010

ĐVT: - SL: tấn - CC: %

2006 2007 2008 2009 2010

Sản phẩm

SL CC SL CC SL CC SL CC SL CC BQ(%)

Tổng 6.122 100 8.524 100 9.803 100 9.952 100 11.052 100 116,70 Lân 415 6,78 521 6,11 589 6,01 525 5,28 502 4,54 105,84 NPK5.12.3 1.651 26,97 1.803 21,15 1.989 20,29 2.032 20,42 2.055 18,59 105,70 NPKS6.12.2.2 3.855 62,97 5.849 68,62 6.788 69,24 6.916 69,49 7.818 70,74 120,68 NPKS17.5.16.1 201 3,28 351 4,12 437 4,46 479 4,81 677 6,13 137,52

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán và tính toán từ số liệu thu thập

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 62 Qua bảng 4.3 ta thấy tổng sản lượng tiêu thụ tại huyện Trực Ninh do công ty CP VTKTNN Trực Ninh cung cấp có tốc độ tăng bình quân là 16,7%. Trong đó, sản phẩm phân bón thúc NPKS 17.5.16.1 có tốc độ tăng lớn nhất, bình quân trong 5 năm tăng 37,52%. Tuy nhiên, do đặc điểm canh tác nên loại phân bón này chiếm tỷ trọng còn thấp so với những sản phẩm bón lót khác, năm 2005 sản lượng tiêu thụ là 201 tấn chiếm 3,28% trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ tại Trực Ninh, năm 2009 đã tăng lên 677 tấn chiếm 6,13%. Có được kết quả này là do Công ty đã chú trọng đầu tư cho công tác tuyên truyền, mở các hội thảo hướng dẫn sử dụng phân bón cho người sử dụng. Đặc biệt, là hướng dẫn để người dân hiểu được tầm quan trọng trong giai đoạn bón thúc của cây lúa có ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng thu hoạch nên đã có hướng đầu tư cho giai đoạn này nhiều hơn. Trong số các sản phẩm phân bón tiêu thụ tại thị trường huyện Trực Ninh thì sản phẩm phân bón NPKS 6.12.2.2 có sản lượng tiêu thụ lớn nhất, cụ thể năm 2005 là 3.855 tấn chiếm 62,97% trong cơ cấu tổng sản lượng tiêu thụ tại đây, trong vòng 5 năm qua cả sản lượng tiêu thụ và tỷ trọng của sản phẩm này đều tăng lên, năm 2009 sản lượng là 7.818 tấn chiếm 70,74% trong tổng sản lượng tiêu thụ tại Trực Ninh.

Trước đây do tập quán canh tác và trình độ canh tác còn lạc hậu nên người dân thường sử dụng phân đơn để bón cho cây trồng, tuy nhiên việc bón phân như vậy không mang lại hiệu quả cao do không có sự kết hợp đúng liều lượng các loại chất dinh dưỡng vào từng thời điểm sinh trưởng của cây trồng. Ngoài ra, để phát triển thị trường tiêu thụ phân bón theo chiều sâu các công ty còn thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng tại huyện và các xã. Cụ thể như sau:

Bảng 4.4 Số lượng hội nghị khách hàng được tiến hành trên địa bàn huyện Trực Ninh giai đoạn 2006 - 2010

Địa điểm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tại Công ty 20 22 25 30 40

Tại các xã 334 341 355 368 380

Trong đó: cấp huyện 40 46 46 50 60

Tổng 354 363 380 398 420

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Trực Ninh, 2011)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 63 Qua số liệu bảng 4.4 trên có thể thấy các công ty đã có sự đầu tư trong công tác quảng bá sản phẩm trên thị trường nói chung và trên địa bàn huyện Trực Ninh nói riêng. Số lượng các hội nghị tăng đều hàng năm, tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của các hội nghị này các công ty cần kết hợp với các hình thức quảng cáo trên đài, báo, ti vi và các phương tiện truyền thông khác.

Như vậy, hầu hết các cơ sở kinh doanh VTNN đã tìm cách đa dạng chủng loại, cơ cấu và cung cấp đủ số lượng về nhu cầu VTNN cho người dân.

c. Phản hồi từ các nông hộ sử dụng vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp

Bảng 4.5 Nguồn mua và hình thức thanh toán vật tư nông nghiệp của hộ điều tra năm 2011

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Mua phân bón (hộ trồng lúa)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)