- Trả trước toàn bộ 17,78 -
- Trả trước một phần 24,44 15,56
- Trả chậm toàn bộ 57,78 71,11
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra , 2011)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Hầu hết các hộ điều tra đều mua VTNN tại xã/thị trấn gần nhà. Đối với phân bón, 88,89% các hộ trồng lúa được điều tra mua
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 64 ngay tại các đại lý gần nhà. Do tin cậy từ lâu và được vận chuyển tới tận nhà một cách nhanh chóng;
Đối với thức ăn chăn nuôi: cũng có đến 80% số hộ nuôi lợn lựa chọn việc mua ngay tại xã/thị trấn của mình ở vì dễ vận chuyển, được nợ lại khi có tiền thì trả.
Các đơn vị cung ứng đầu vào được người dân tin tưởng nhất chủ yếu là các công ty/doanh nghiệp và cửa hàng lớn về VTNN. Đối với phân bón và thức ăn chăn nuôi thì việc mua từ các đại lý lớn và mua chịu thì lãi suất phải trả cuối vụ sẽ thấp hơn so với các đại lý nhỏ lẻ hơn, có 57,78% hộ trồng lúa mua phân bón và 73,33%
số hộ nuôi lợn được điều tra mua thức ăn chăn nuôi. Đây là lý do mà người dân hay mua VTNN từ các đại lý lớn.
Về hình thức thanh toán, đối với phân bón thì có đến 57,78% số hộ trồng lúa nợ lại để trả cuối vụ; và 71,11% số hộ nuôi lợn để trả nợ sau khi bán hết lứa lợn.
Đối với những hộ nợ lại, họ phải chịu một khoản lãi từ tiền nợ VTNN tức là chịu giá bán cao hơn bình thường 5-10%.
Hoạt động của các cơ sở KDVTNN khá phong phú, bước đầu đáp ứng được nhu cầu về lượng VTNN của người dân trên địa bàn.
Hộp 4.2 Nhận định của hộ gia đình khi mua vật tư nông nghiệp
“Chúng tôi không có nhiều vốn để sản xuất, nguồn vay vốn của địa phương có hạn, không đi mua chịu thường xuyên của đại lý thì lấy gì mà làm ăn hả cô? Giá cám cao hơn bình thường dăm bảy phân. Nhiều khi khó thì phải chịu.
Được cái, làm ăn lâu cũng thành quen, chủ đại lý cũng chỉ bảo cách sử dụng khi có sản phẩm mới, khi nào lợn bị ốm cũng ra hỏi họ thuốc chữa. Lúc mình bí, người ta cũng không đòi nợ ngay. Mua bao nhiêu cũng có. Thế cũng yên tâm để mà làm ăn, sản xuất. Còn về chủng loại và cơ cấu vật tư nông nghiệp thì phóng phú lắm. Nhiều loại quá nhiều khi không biết nên dùng loại nào. Khi ấy thì hỏi tư vấn của đại lý”.
Một Nông dân nuôi lợn,thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 65 4.2.2.2 Ưu điểm, khuyết điểm của quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh
* Ưu điểm
Hiện nay thị trường cung cấp phân bón và thức ăn chăn nuôi cho SX nông nghiệp của huyện đã bước đầu phát triển, và đáp ứng được nhu cầu người dân ở địa phương.
Số lượng các đại lý/cơ sở KDVTNN trên địa bàn ngày càng nhiều. Các công ty cung cấp VTNN đã mở rộng thị trường tại huyện Trực Ninh trong những năm gần đây. Cơ quan quản lý thị trường đã nắm bắt được cơ bản số DN và đại lý KD VTNN trên địa bàn huyện.
Các mặt hàng VTNN cũng khá phong phú về chủng loại và cơ cấu khá phù hợp khi các công ty có chiến lược kinh doanh dự trên nhu cầu trực tiếp của người dân.
* Khuyết điểm
Hiện nay việc cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu do các xã, tư nhân đảm nhận và một phần được trạm khuyến nông cung cấp. Tuy nhiên phân bón do trạm khuyến nông cung cấp về thôn dưới hình thức trả chậm thường chậm hơn so với thời vụ của người nông dân và chất lượng không cao nên không tạo ra lòng tin cho người sử dụng. Việc thu hồi vốn phân bón, giống chậm gây khó khăn cho việc cung ứng cho vụ tiếp theo.
Cũng do phong phú và đa dạng về chủng loại và số lượng các loại đại lý/cửa hàng và các loại VTNN nên càng làm phức tạp hơn công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN. Thực tế, cơ quan quản lý thị trường chưa thể tổ chức kiểm tra quản lý hết được về số lượng, chủng loại và cơ cấu của VTNN trên địa bàn huyện cũng như chưa kiểm tra hết được các cơ sở KDVTNN do tính chất biến động về số lượng cơ sở nhất là các cơ sở chưa qua đăng ký kinh doanh, hoạt động tự phát.
Hoạt động phân phối VTNN chủ yếu do các DN tiến hành nên chính quyền địa phương nhiều khi không theo dõi được về số lượng, chủng loại.
Nhiều cửa hàng kinh doanh VTNN không đảm bảo điều kiện, địa điểm kinh doanh theo đúng quy định. Nhiều cửa hàng kinh doanh VTNN theo thời vụ thậm chí
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 66 bán hàng rong ngoài chợ. Do đó, công tác quản lý nhà nước càng gặp nhiều khó khăn và chưa thể quan tâm theo dõi hết hệ thống phân phối nhỏ lẻ này. Đây là vấn đề nhức nhối nhất trong công tác quản lý nhà nước về số lượng VTNN.
4.2.3 Quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp
4.2.3.1 Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp
Đây là hoạt động chủ yếu nhất mà đội quản lý thị trường thực hiện trong tác nghiệp của mình. Đó cũng là nội dung chủ yếu mà thông tư về kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN cũng như chất lượng VTNN mà bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành. Đó là việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn có thực hiện đúng cam kết kinh doanh các mặt hàng VTNN đảm bảo chất lượng, không tiêu thụ, phân phối VTNN giả tới người nông dân.
a. Các hoạt động đã triển khai
Theo số liệu thống kê của đội quản lý thị trường, các hoạt động kiểm tra của đội liên quan tới mặt hàng VTNN là không nhiều. Thi thoảng mới có đợt kiểm tra nếu có chỉ thị từ cấp trên.
Thực chất do tính chất của việc kiểm tra để đảm bảo về chất lượng của VTNN cần có sự quan tâm phối hợp đặc biệt từ các ban ngành có chuyên môn và phải xét nghiệm mẫu vật tư nông nghiệp mới xác định được nguồn hàng là thật hay giả. Nguồn kinh phí cho việc này chưa được đầu tư, nên bản thân các chi cục bên ngành nông nghiệp và liên quan tới chất lượng VTNN cũng không thể tiến hành kiểm tra chất lượng VTNN khi chưa có chỉ đạo và hỗ trợ từ cấp trên. Cán bộ bên ngành quản lý thị trường của đội quản lý số 7 chỉ có nghiệp vụ chuyên môn và không có chuyên ngành về phát hiện hàng VTNN kém chất lượng nên cũng khó tự phát kiểm tra chất lượng VTNN khi không có nguồn tin thông báo.
Năm 2010, thực hiện theo thông tư của bộ NN và PTNT về việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và chất lượng VTNN và Quyết định số 3352/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của UBND về việc thành lập đoàn kiểm tra Liên ngành kiểm tra việc thực hiện qui định của Nhà nước về quản lý thị trường, giá trên địa bàn tỉnh; đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với Sở nông nghiệp, sở công thương, phòng nông nghiệp và chi cục quản lý thị trường cũng như chi cục PTNT
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 67 phối kết hợp kiểm tra một số cơ sở KDVTNN trên địa bàn. Nội dung kiểm tra bao gồm đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết và bán theo giá niêm yết, công khai thông tin về giá hàng hoá, dịch vụ, buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận trong đo lường; gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch.
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với mặt hàng VTNN chưa được quan tâm đúng mức trong đội quản lý thị trường số 7. Trong 2 năm 2010 và 2011, vấn đề này được chú ý nhiều hơn khi có chỉ thị từ bộ trưởng Bộ NN & PTNT về kiểm tra chất lượng cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và chất lượng VTNN. Đội cũng đã có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chuyên môn để thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng.
b. Kết quả quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
Theo ý kiến của cán bộ đội quản lý số 7: Chưa phát hiện được cơ sở lớn nào KD VTNN giả. Phần lớn các đại lý nhỏ và cửa hàng phân phối nhỏ lẻ tới tận xóm, làng thì chưa có hoạt động thống kê nào. Các đại lý nhỏ lẻ này hoạt động tự phát và theo mùa vụ, có thể kinh doanh không thường xuyên giữa các vụ. Tuy có nghe dân phàn nàn về một số vấn đề về chất lượng phân bón chưa được tốt do thị trường tiêu thụ trôi nổi nhiều nguồn hàng đặc biệt là có xuất xứ từ Trung Quốc, chỉ mang tính chất nhỏ lẻ.
Bảng 4.6 Kết quả thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh giai đoạn 2008 – 2011
Nội dung thanh tra, kiểm tra chất lượng VTNN ĐVT 2008 2009 2010 2011 - Kiểm tra đột xuất cơ sở KD phân bón, thức ăn
chăn nuôi Cơ sở 4 7 10 19
- Vi phạm về điều kiện cơ sở hạ tầng kinh doanh Vụ 2 4 5 8
- Vi phạm về giấy phép kinh doanh VTNN Vụ 1 3 4 4
- Vi phạm về nhãn mác VTNN Vụ 1 2 4 7
- Phát hiện phân bón giả Vụ 1 1 1 3
- Phát hiện thức ăn chăn nuôi kém chất lượng Vụ - 1 1 2
- Số vụ vi phạm đã được xử lý Vụ 4 6 7 5
(Nguồn: Đội quản lý thị trường số 7, 2011)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 68 Qua bảng trên ta thấy, những số vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng VTNN ngày càng tăng qua các năm. Năm 2008, 2009 thì vấn đề chất lượng VTNN chưa được đội quản lý thị trường quan tâm nhiều, một năm chỉ có 4 -7 vụ kiểm tra đột xuất các cơ sở KDVTNN. Sang những năm 2010 và 2011 do có chủ trương từ chính phủ và có sự kết hợp với chi cục PTNT nên số vụ việc kiểm tra, thanh tra đã tăng lên đáng kể từ 7 vụ năm 2009 lên 10 vụ năm 2010 và 19 vụ năm 2011. Một phần có sự hỗ trợ kinh phí trong việc phát hiện VTNN giả.
Tổng số vụ vi phạm về nhãn mác hàng hóa khá nhiều. Đó là những vi phạm về quy chuẩn trong quy định về nhãn mác được lưu hành trên thị trường đối với hàng VTNN. Nhiều nhãn mác thô sơ, không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như cơ sở sản xuất của sản phẩm. Đây cũng là việc làm phát hiện dễ dàng nhất đối với các cơ quan quản lý thị trường. Số vụ việc được phát hiện tăng qua các năm theo số cơ sở được kiểm tra đột xuất. Việc làm này cũng tốn ít nhất về thời gian cũng như công sức và chi phí kiểm tra, đối chiếu.
Đối với vi phạm về phân bón giả, được phát hiện không nhiều, chủ yếu là thông qua phản ánh của người dân trong quá trình sử dụng lại với đại lý và chính quyền. Do đó đội quản lý thị trường biết được và xuống kiểm tra. Những vụ việc được phát hiện là đã có thực nghiệm khi đưa vào sử dụng, phân bón không đem lại hiệu quả mong muốn. Số vụ việc được phát hiện hàng năm chỉ có 1 – 2 vụ nhỏ lẻ.
Bản thân đội quản lý thị trường cũng không thể chủ động được việc phát hiện hàng giả vì điều kiện xét nghiệm mẫu tốn kém. Riêng năm 2010 và 2011, được chỉ đạo và kết hợp với chi cục PTNT một số cơ sở đã được lấy mẫu làm thí nghiệm xét nghiệm để kiểm định tính đúng sai của hàng VTNN. Việc làm này đòi hỏi thời gian và công sức cũng như chi phí cho xét nghiệm. Cũng không thể tiến hành thường xuyên và liên tục được. Kết quả là 3/9 cơ sở có chứa phân bón giả.
Cũng tương tự như việc phát hiện phân bón giả, việc phát hiện thức ăn chăn nuôi kém chất lượng chủ yếu cũng từ phản ánh của người dân là chủ yếu. Riêng năm 2011, việc xét nghiệm đối với một số mẫu của các cơ sở KD phân bón đã cho kết quả có 2/10 cơ sở có thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.
Tuy nhiên số vụ việc được xử lý chưa nhiều trên tổng số vụ vi phạm. Một
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 69 phần các cơ sở kinh doanh cũng không có điều kiện về kinh tế, nên khi bị xử phạt hành chính không có tiền để nộp phạt. Bản thân họ cũng không biết mình đang tiêu thụ phân bón giả, do chỉ nhận về bán theo sự phân phối của các công ty/doanh nghiệp đi tiếp thị.
c. Đánh giá của người dân về chất lượng vật tư nông nghiệp
Người dân là người trực tiếp sử dụng VTNN phục vụ cho SXNN, do đó họ chính là người đánh giá tốt nhất về hiệu quả và chất lượng của vật tư nông nghiệp.
Qua điều tra thông qua bảng hỏi, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.7 Đánh giá của người dân về chất lượng vật tư nông nghiệp
ĐVT: %
Chất lượng đầu vào Tốt Bình thường
Tạm chấp
nhận Không tốt Phân bón
- Đạm 42,22 37,78 13,33 6,67
- Lân 51,11 28,89 17,78 2,22
- Ka li 40,00 42,22 8,89 8,89
- NPK 53,33 46,67 - -
Thức ăn chăn nuôi 77,78 13,33 8,89 -
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)
Qua bảng 4.7 ta thấy rằng, 51,11% các hộ dân trồng lúa cho rằng chất lượng của lân là tốt, có gần 20% số hộ trồng lúa cho là chất lượng lân chỉ tạm chấp nhận và không tốt. Chỉ có 2/5 số hộ được hỏi đánh giá chất lượng của đạm và ka li là tốt.
Tỷ lệ đánh giá chất lượng không tốt nhiều nhất là đối với ka li. Như vậy, có thể thấy hệ thống quản lý nguồn cung cấp hàng có chất lượng tốt, hàng thật còn lỏng lẻo, khiến cho hàng kém chất lượng len lỏi vào.
Đối với các hộ chăn nuôi, có gần 80% số hộ nuôi đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi là tốt. So với VTNN phục vụ trồng trọt thì VTNN phục vụ chăn nuôi có chất lượng nhìn chung là cao hơn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 70 4.2.2.2 Ưu điểm, khuyết điểm của quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp
* Ưu điểm
Một số nhãn hàng VTNN có chất lượng đã được chính các công ty đảm bảo chỗ đứng trên thị trường huyện Trực Ninh bằng chính cam kết về chất lượng nếu làm việc trực tiếp với đại lý các cấp dưới quyền của công ty có giấy tờ chứng minh.
Đây là nét mới để đảm bảo chất lượng VTNN được lưu hành và uy tín của nhà cung cấp VTNN.
Trong 2 năm 2010, 2011, được sự quan tâm của các ban ngành trồng trọt chăn nuôi nên chất lượng của VTNN phần nào cũng được các ban ngành này chú ý quan tâm theo dõi, kiểm tra.
Chất lượng VTNN phục vụ chăn nuôi có tốt hơn so với VTNN phục vụ trồng trọt. Điều này là do VTNN phục vụ chăn nuôi sẽ có phản ứng tức thì khi cho con vật sử dụng, còn đối với trồng trọt thì thời gian cho thấy biểu hiện là dài hơn nên đôi khi cũng khó phân biệt.
* Khuyết điểm
Thực tế trên địa bàn huyện có hiện tượng một số đối tượng đem VTNN tới từng nhà dân để bán với mức giá hấp dẫn nên nhiều hộ đã chọn mua theo hình thức này, tuy nhiên chất lượng của VTNN chưa được kiểm định sẽ gây hậu quả lớn tới sản xuất. Hoạt động này diễn ra dưới hình thức giới thiệu bán nhỏ lẻ/thử nghiệm tại các đại lý nhỏ lẻ/ cửa hàng tự phát không chính thức của các công ty cung cấp VTNN. Điều này gây ra sự xáo trộn trong việc quản lý chất lượng khi một lượng hàng nhỏ dần dần tuồn vào trong hàng thật.
Kinh nghiệm của các nhà phân phối và cung ứng/ KDVTNN chưa đủ hiểu biết và trình độ để phân biệt nguồn hàng trước khi đem đi phân phối tiêu thụ theo các kênh phân phối của mình cho nên nhiều khi vô tình trở thành người phân phối hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thị trường với các ban ngành thuộc khối ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ. Chính quyền nhiều khi làm trung gian cho các DN vào địa bàn giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên