2. Hiệu quả sản xuất
4.4 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh
4.4.1 Định hướng quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp 4.4.1.1 Cơ sở định hướng
Bên cạnh những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN ở huyện là cơ sở chính để đưa ra giải pháp khắc phục, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bối cảnh thực tiễn và định hướng phát triển của địa phương cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng.
a) Căn cứ vào bối cảnh phát triển của đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, chính phủ và Nhà nước
* Bối cảnh phát triển của đất nước
- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đang đi vào giai đoạn phục hồi, nhưng tính bất định và rủi ro vẫn còn cao nên ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ngành nông nghiệp nói riêng. Thị trường vật tư nông nghiệp cũng vận động theo dòng chảy của cơ chế thị trường và chịu những tác động nhất định. Việc quản lý nhà nước sẽ giúp định hướng cho thị trường VTNN thực hiện tốt vai trò của mình.
- Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Việc đảm bảo thị trường VTNN vận hành tốt là đảm vào yếu tố thành công cho SXNN.
* Chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ
- Xuất phát từ Nghị định của Chính phủ số 27/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2008, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP ngày 23 tháng 1 năm 1005, của Chính phủ về tổ chức, quyền hạn của quản lý thị trường và thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 86 nông, lâm, thủy sản. Từ đó, rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường VTNN.
- Các chính sách mới được bổ sung, thay thế trong năm 2011 và những năm trước đó như phần 2.1.7 đã đề cập nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước.
b) Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Trực Ninh giai đoạn 2011 - 2020
* Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Chiến lược đề cập đến phát triển kinh tế theo vùng miền, trong đó nhấn mạnh tới vùng đồng bằng cần “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật”. Trong đó chú trọng đất đảm bảo chất lượng cũng như số lượng đầu vào là các vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất.
* Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Trực Ninh giai đoạn 2011 – 2020 có chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Cụ thể:
- Tiếp tục triển khai tốt Nghị quyết TW 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt có chú ý đến chương trình quy hoạch vùng rau màu chuyên canh, quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc - gia cầm tập trung, phát triển kinh tế trang trại và thủy sản. Đẩy mạnh SXNN và chuyển dich cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả, tích cực ứng dụng KHCN vào sản xuất, bảo quản chế biến; lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tăng GTSX trên một đơn vị diện tích;
- Tỉnh Nam Định đã chủ trương “Củng cố các HTXDV để hỗ trợ dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng kinh tế”.
4.4.1.2 Quan điểm, định hướng giải pháp
Theo cục QLTT, năm 2012 và những năm về sau hoạt đông buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả và gian lận thương mại sẽ tiếp tục diễn ra với tính chất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 87 phức tạp, vì thế, nhiệm vụ của QLTT là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dự báo, nắm chắc diễn biến thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi thông tin thất thiệt, đầu cơ găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, không tuân thủ các quy định KDVTNN.
Đặc biệt, QLTT đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát chất lượng và bình ổn thị trường theo chỉ đạo theo chương trình hành động của Bộ Công Thương nhằm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội mà Bộ Công Thương và bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành. Cụ thể, xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường năm, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp QLTT, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng QLTT và thanh tra giá để kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, ngăn chặn đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là các thời điểm mùa vụ. Xử phạt nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thương mại, thị trường, chất lượng.
Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng QLTT và thanh tra giá để kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thuộc diện bình ổn giá, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, nhất là các thời điểm mùa vụ hoặc thời gian có khả năng sốt giá như các dịp lễ tết, đầu năm, cuối năm…
Những định hướng cần tập trung giải quyết trong năm 2012: (i) Cần tập hợp tất cả các phương thức thủ đoạn mới phát sinh để xây dựng phương án đấu tranh cho phù hợp; (ii) Nghiên cứu kỹ các biện pháp, giải quyết dứt điểm các vấn đề về chất lượng và giá cả.
4.4.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định
4.4.2.1 Giải pháp cụ thể
a) Đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách nhà nước
Chính phủ cần quán triệt tinh thần của chủ trương, chính sách về quản lý thị trường VTNN cũng như các văn bản có liên quan một cách sâu rộng từ cấp tỉnh, huyện, nhất là cấp xã. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác về tuyên truyền, phổ biến cho mọi đối tượng. Đây là tiền đề để thực hiện thành công việc quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp ở mọi cấp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 88 - Thứ nhất là chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, giao thông, thủy lợi) để phục vụ thông thương cho VTNN và SXNN cho người dân. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp trên địa bàn huyện được phát triển, mở rộng quy mô và tính chất hang hóa, điều đó tạo điều kiện cho thị trường VTNN diễn ra sôi động, phong phú và đa dạng. Giao thông thuận lợi tao điều kiện cho việc vận chuyển vật tư nông nghiệp được thuận tiện.
- Thứ hai là Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT (ngày 29/03/2011) về “Quy định về việc kiểm tra, đánh giá về cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp - nông lâm thủy sản” nhằm đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn, thuốc thú y, BVTV).
Trước tiên, địa phương cần chú ý tới công tác tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương cũng như đến huyện, xã về các quy định của sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng VTNN để các đối tượng chịu sự quản lý và người dân được biết. Đông thời phối hợp nhiều ban ngành và các bên liên quan. Trên cơ sở đó, mỗi chủ thể, đối tượng biết được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý thị trường về VTNN, từ đó phát huy vai trò của mình được tốt hơn để công tác quản lý thị trường VTNN được đẩy mạnh.
Tiếp đến, địa phương và các đoản thể, hiệp hội cần tạo điều kiện tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, các bộ quản lý, hộ nông dân, hộ gia đình đi nghiên cứu, tham gia các hội thảo giới thiệu về giống cây trồng, vật nuôi và các vật tư nông nghiệp khác.
Các hội nghị, hội thảo dạng này được tổ chức thường xuyên và có uy tín tại nhiều địa phương. Đó là những VTNN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo về chất lượng, hiệu quả đã qua kiểm nghiệm và được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận. Hơn nữa còn được các nhà khoa học có uy tín giới thiệu và hướng dẫn về kỹ thuật và công nghệ.
Ngoài ra, cần chú ý quy định cụ thể cơ chế thưởng phạt đối với các chủ thể, đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về thị trường VTNN. Tăng cường cự giám sát của người dân đối với việc thực hiện các quy định về sản xuất và kinh doanh VTNN. Người dân chính là người trực tiếp sử dụng và tiêu dung các VTNN, do đó
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 89 họ là người nắm rõ nhất chất lượng của mỗi loại VTNN. Khuyến khích người dân báo cáo chính quyền về các vụ việc vi phạm về quản lý thị trường VTNN. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của chính người nông dân và bảo vệ hoạt động SXNN của chính các nông hộ, mang lại quyền lợi trước hết cho chính họ.
b) Nâng cao nhận thức, năng lực của các chủ thể và đối tượng tham gia công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN
Ngoài hoạt động tuyên truyền về quản lý nhà nước về thị trường VTNN, chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tại các đơn vị, cơ sở doanh nghiệp, các xã và hợp tác xã cho các đối tượng SXKD VTNN cũng như người dân để quán triệt sâu, sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính phủ tới các tác nhân tham gia trong quá trình quản lý nhà nước về thị trường VTNN.
Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, báo chí, các ấn phẩm, loa phát thanh để người dân hiểu về các chủ trương, chính sách nói chung và về quản lý thị trường VTNN nói riêng. Phát huy vai trò của các trưởng thôn, những người đứng đầu các hiệp hội trổng trọt, chăn nuôi, các HTX, những người có uy tín đối với người dân, thông qua đó để nâng cao nhận thức của người dân và các đối tượng về quản lý nhà nước về thị trường VTNN. Bản than những người nắm rõ về quy định trong quản lý thị trường VTNN cũng cần giúp người chưa hiểu có được những hiểu biết đầy đủ để thực hiện nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi cho chính mình.
Cụ thể:
- Đối với chính quyền địa phương: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thị trường VTNN được diễn ra suôn sẻ. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương sẽ góp phần đảm bảo việc các cơ sở SXKD VTNN ra vào trên địa bàn, có đủ giấy tờ pháp nhân và chứng nhận chất lượng theo quy định của nhà nước trước khi vào địa phương. Do vậy, trình độ của cán bộ chính quyền địa phương về thị trường VTNN và việc quản lý thị trường VTNN cũng rất quan trọng. Ban cán bộ địa phương cũng cần có kế hoạch tự đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết để tham gia vào công tác quản lý thị trường về VTNN để trợ giúp cho đội quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi của người SXKD VTNN cũng như của người dân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 90 - Đối với cán bộ đội quản lý thị trường số 7: bên cạnh việc đảm bảo về chuyên môn, cần tổ chức những đợt tập huấn về việc phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực VTNN. Tuy việc này khó, nhưng có thể kết hợp với các đợt tập huấn của cán bộ bên ngành nông nghiệp các cấp (chủ yếu là chi cục PTNT, chi cục trồng trọt, chi cục chăn nuôi - thú y)
- Đối với người SXKD VTNN: cần giúp những người này có được hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ trước khi tham gia cung ứng VTNN trên thị trường, cũng như có những hiểu biết đầy đủ về việc kiểm soát và lựa chọn các VTNN đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đối với người dân: tổ chức các lốp tập huấn về thị trường VTNN, cách sử dụng các loại VTNN và cách phát hiện hang đảm bảo chất lượng. Quy mô tùy tình hình thực tế của địa phương.
c) Nâng cao trình độ và quy mô sản xuất trên cơ sở mở rộng thị trường
Quy hoạch vùng sản xuất cũng góp phần tăng cường sản xuất hàng hóa phát triển và thị trường VTNN cũng phát triển theo. Tổ chức triển khai mô hình liên kết, đa dạng loại hình liên kết tại địa phương: nhóm liên kết hai nhà, ba nhà, bốn nhà; và chú trọng đến hình thức liên kết qua hợp đồng. Thông qua liên kết sẽ giảm được các khâu trung gian làm hạ giá thành VTNN, chất lượng được đảm bảo không qua nhiều cấp phân phối không có uy tín.
Có chiến lược quảng bá giới thiệu để các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư để đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như vốn cho hoạt động SXNN nói chung và thị trường VTNN nói riêng.
Đồng thời, chính quyền địa phương cần cung cấp kịp thời các thông tin về cung, cầu, giá VTNN, chất lượng của vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tăng cường hoạt động cung ứng đầu vào sản xuất cho nông dân bằng nhiều hình thức đa dạng:
liên kết với các DN cung ứng đầu vào thông qua HTX, hoặc DN cung ứng đầu vào thông qua trung gian, đặc biệt chú ý đến cung ứng thức ăn cho các hộ chăn nuôi.
Khuyến khích pháp lý hóa quan hệ liên kết.
- Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, khuyến cáo nông dân trong việc sử dụng VTNN: thông qua chương trình của Sở, Dự án, hoặc phối hợp với các doanh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 91 nghiệp sản xuất VTNN để tổ chức tập huấn, trình diễn.
- Xây dựng định mức VTNN sử dụng cho từng loại cây trồng - Khuyến cáo cách sử dụng phân bón theo quy trình, quy chuẩn
- Tổ chức tham quan hội thảo. Tăng cường hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT và hoạt động khuyến nông
+ Bản thân các cán bộ kỹ thuật có trình độ nên khả năng nắm bắt thị trường cũng sẽ tốt hơn nông dân, nên chính họ là người cũng phải tìm hiểu để tư vấn cho cán bộ lập kế hoạch chỉ đạo. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất. Góp phần vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển giao áp dụng TBKT.
d) Tổ chức quản lý
Việc quản lý thị trường VTNN trực tiếp nhất vẫn thuộc về đội quản lý thị trường số 7. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra chất lượng chủ yếu vẫn thông qua sự giúp sức bên phòng nông nghiệp huyện và các chi cục khi có yêu cầu. Cần có sự phối hợp giữa nhiều ban ngành và với cả các hộ SXKD VTNN cũng như chính người dân. Do vậy, việc tổ chức quản lý thị trường VTNN một cách chủ động càng có ý nghĩa.
Để tổ chức được bộ máy quản lý nhà nước về thị trường VTNN tại huyện Trực Ninh, cần có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành. Đây là giải pháp tổng hợp mang tính chất liên ngành giữa cả chính quyền địa phương, đội quản lý thị trường số 7, các cơ sở SXKD VTNN cũng như người dân. Việc lên kế hoạch cụ thể chi tiết thuộc về đội quản lý thị trường số 7 trên cơ sở tham vấn của chính quyền địa phương và phòng nông nghiệp huyện cùng các chi cục trực thuộc.
Trong bản kế hoạch, cần có mục tiêu cụ thể đối với các mặt hàng trong đó có VTNN. Chỉ rõ những khó khăn, tồn tại và đưa ra giải pháp thực hiện rõ ràng cụ thể.
Trong đó chú trọng tới các vấn đề sau đây:
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra đột xuất để nắm bắt tình hình một cách sát thực nhất về tình hình kinh doanh VTNN của huyện nhà
- Lập kế hoạch riêng đối với công tác quản lý nhà nước về thị trường VTNN