3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Tiêu chí lựa chọn đối tượng và xã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với thị trường vật tư nông nghiệp như sau:
- Vật tư nông nghiệp có mức tiêu dùng khá trong SXNN như phân bón (chủ yếu gồm đạm, lân, ka li, NPK) và thức ăn chăn nuôi (cám).
- Các đối tượng phụ trách và chịu trách nhiệm về vấn đề quản lý nhà nước đối với thị trường VTNN và các tác nhân có liên quan trên địa bàn huyện
+ Đại diện bộ máy nhà nước: Đội quản lý thị trường + Đối tượng chịu sự quản lý: Các cơ sở SXKD VTNN
+ Người phản hồi về chất lượng VTNN: Người nông dân. Các hộ làm nông nghiệp trong ngành chăn nuôi và trồng trọt
- Các xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp và có mức tiêu dùng vật tư nông nghiệp đủ hình thành thị trường.
Trên cơ sở đó, đề tài tập trung:
- Khảo sát và phỏng vấn: cán bộ cấp huyện (những người làm công tác quản lý ở Phòng Công thương, Đội quản lý thị trường, Chi cục thuế)
- Khảo sát 5 công ty chuyên kinh doanh VTNN trên địa bàn bao gồm: Công ty Cổ phần VTNN Trực Ninh; Công ty TNHH Cường Tân; Công ty TNHH Doanh Chính; Công ty TNHH Tiến Cường; Công ty TNHH Minh Sang
- Chọn 3 xã đại diện là Thị trấn Cổ Lễ, thị trấn Cát Thành, xã Trực Đại + Hộ kinh doanh 30. Mỗi xã 10 hộ kinh doanh
+ Hộ nông dân 90 hộ (45 hộ trồng lúa, 45 hộ nuôi lợn). Mỗi xã 15 hộ trồng lúa, 15 hộ nuôi lợn.
Tại các xã cũng tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm với lãnh đạo UBND xã, cán bộ thuế, ban quản lý chợ…
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 50 cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành.
- Các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp của một số nước trên thế giới và Việt Nam; các ý kiến trên sách, báo, tạp chí; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề về lý luận.
- Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh và các báo cáo tổng kết của các cơ quan cấp huyện giúp đề tài làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu và góp phần khái quát tình hình SXNN của địa bàn nghiên cứu.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp. Chủ yếu là để làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về thị trường VTNN trên địa bàn huyện.
* Phương pháp phỏng vấn cá nhân
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra hộ nông dân để tiến hành điều tra nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Phỏng vấn các hộ nông dân trên địa bàn 3 xã theo 2 sản phẩm đã lựa chọn.
+ Chọn hộ: tổng số hộ điều tra là 90 hộ. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ, trong đó có 15 hộ trồng lúa và 15 hộ chăn nuôi lợn. Dựa trên tiêu chí đó là: Các hộ mua VTNN ở đâu? Số lượng? Cách thức trả tiền? Mức độ hài lòng về chất lượng, giá cả VTNN? Đầu tư cho SXNN như thế nào?
+ Mục đích: thu thập các số liệu về thông tin chung của hộ, tình hình sản xuất, năng suất, sản lượng, tình hình đầu tư về VTNN của hộ, những yêu cầu về VTNN mà hộ mong muốn.
* Phỏng vấn bán cấu trúc với cán bộ cơ quan nhà nước:
Bao gồm: cán bộ quản lý thị trường (6 người); cán bộ chính quyền huyện và 3 xã nghiên cứu (4 người), nhằm tìm hiểu về các chủ trương chính sách liên quan tới quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp; mức độ quan tâm và thi hành nhiệm vụ tại địa phương.
* Điều tra doanh nghiệp kinh doanh VTNN và các đại lý bán VTNN: Mục đích là để thu thập các thông tin chung về doanh nghiệp, tình hình sản xuất - kinh doanh, đánh giá về thị trường VTNN và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 51
* Quan sát trực tiếp:
Chúng tôi tiến hành quan sát thực tế đặc điểm địa bàn, thực trạng sản xuất nông nghiệp và việc mua bán, sử dụng VTNN. VTNN có đáp ứng được nhu cầu của người dân không?.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Thông tin, số liệu sau khi thu thập được từ các phiếu điều tra, sử dụng phần mềm Excel để xử lý, thực hiện tính toán, tổng hợp và phân tổ, kết hợp các loại số liệu khác nhau để có được những chỉ tiêu phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.2.4 Phương pháp phân tích
3.2.4.1 Phương pháp phân tổ và thống kê mô tả
Chúng tôi thu thập các thông tin về tình hình đất đai, dân số, lao động, tình hình SXNN… sau đó phân tổ theo năm và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả toàn diện tình hình sử dụng đất đai, dân số - lao động, kết quả sản xuất kinh doanh diễn biến qua các năm của địa bàn nghiên cứu.
Thông qua các số liệu thống kê sơ cấp đã được phân tổ thành nhóm hộ trồng lúa và nuôi lợn, mô tả và sử dụng các hộp ý kiến giúp phân tích thực trạng quản lý nhà nước về VTNN trong mối quan hệ giữa cán bộ quản lý và cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN với người dân và chính quyền địa phương ; phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra những đánh giá cho thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thị trường VTNN.
3.2.4.2 Phương pháp phân tích so sánh
Sau khi phân tổ các thông tin về tình hình sử dụng đất đai, dân số - lao động, kết quả SXKD, chúng tôi so sánh giữa các năm để thấy rõ xu hướng diễn biến, phát triển qua các năm của các vấn đề trên. Trên cơ sở đó nhận định tác động tới SXNN và liên kết nếu có.
Chúng tôi thu thập các số liệu về tình hình chung của hộ, đặc điểm sản xuất của hộ, chi phí đầu tư cho một đơn vị diện tích sản xuất lúa, chi phí đầu tư cho 100kg lợn thịt đến khi xuất chuồng, năng suất, sản lượng để đánh giá nhu cầu về VTNN và xu hướng mua bán VTNN.