Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (2009 2017) (Trang 46 - 51)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2017

2.2. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học

2.2.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất

Những thách thức đặt ra trong giai đoạn 2006-2010 đã được Thành ủy, UBND thành phố Thái Nguyên, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo các trường THCS tập trung khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Mạng lưới hệ thống trường lớp tiếp tục mở rộng và phát triển. Năm học 2009-2010, Thành phố có tổng số 27 trường THCS công lập và 01 trường phổ thông cơ sở ngoài công lập (Trường PTCS Nguyễn Trãi), đến năm học 2015- 2016 Thành phố đã có 28 trường THCS công lập và 02 trường phổ thông cơ sở (Trường PTCS công lập 915 Gia Sàng, Trường PTCS ngoài công lập Nguyễn

Trãi), như vậy đã xây dựng được thêm 02 trường THCS đạt chỉ tiêu đề ra theo Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Cơ sở vật chất xây dựng cơ bản và cơ sở vật chất trang, thiết bị dạy và học của các nhà trường được quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng, tu sửa, trang bị.

Trong giai đoạn 2011-2015 ngành Giáo dục Thành phố đã kiên cố hóa 1.218 phòng học và 893 phòng chức năng khác. Hoàn thành mục tiêu thay thế toàn bộ phòng học tạm, phòng học cấp 4 bằng phòng học kiên cố [49, tr3].

Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập, dân lập, tư thục được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục thực hiện có hiệu quả. Nhìn chung, toàn ngành Giáo dục Thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng và duy trì trường đạt chuẩn quốc gia. Nếu như năm học 2005-2006 thành phố mới có 3/27 trường THCS đạt chuẩn quốc gia; năm học 2011-2012 có 17/28 trường THCS đạt chuẩn quốc gia thì đến năm học 2015-2016 đã có 23/29 trường THCS đạt chuẩn quốc gia đáp ứng được nhu cầu học tập của 13.291 học sinh với 345 lớp học. Đây là một kết quả đánh dấu sự phát triển bứt phá của bậc THCS thành phố Thái Nguyên [nguồn: Tác giả tổng hợp].

Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 2020; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 25/4/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Ngày 16/4/2008 UBND tỉnh có Quyết định số 796/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 để thống nhất trong chỉ đạo thực hiện trong toàn tỉnh.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành rất nhiều các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện như: Ngày 9/7/2008

Quyết định số 1539/QĐ-UBND về việc phân bổ trái phiếu Chính phủ hỗ trợ thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của tỉnh Thái Nguyên năm 2008; Quyết định số 1709/QĐ-UBND ngày 30/7/2008 về việc phê duyệt danh mục các trường, lớp học được đầu tư xây dựng kiên cố hóa giai đoạn 2008-2012 tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 2022/QĐ-UBND ngày 3/9/2008 về việc phê duyệt mẫu thiết kế nhà lớp học trường mầm non, tiểu học, THCS và nhà công vụ cho giáo viên thuộc Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, tỉnh Thái Nguyên..., đồng thời giao Sở giáo dục và Đào tạo (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) cũng đã tiến hành bàn giao 21 mẫu thiết kế được chọn cho tất cả các huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện. Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh, chủ động tham mưu cho UBND thành phố Thái Nguyên tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn, đảm bảo thực hiện theo đúng số lượng, theo các mẫu thiết kế được phê duyệt trong việc xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Thành phố Thái Nguyên là đơn vị dẫn đầu trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

Bên cạnh thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, được sự quan tâm của UBND thành phố Thái Nguyên, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được nhiều nguồn kinh phí hợp pháp khác để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất xây dựng cơ bản và trang thiết bị dạy học cho các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015 là tiền đề, động lực để Ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên triển khai thực hiện thắng lợi, hiệu quả Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 16/3/2016 của UBND thành phố Thái Nguyên về Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2020. Kể từ khi Đề án được ban hành, các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương trên địa bàn Thành phố luôn quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ

tiêu, mục tiêu cụ thể được đề ra trong Đề án. Qua đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố Thái Nguyên không ngừng phát triển về cả số lượng và nâng cao về chất lượng. Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2015-2016 đã có 23/29 trường THCS thành phố đạt chuẩn quốc gia (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số trường THCS của thành phố Thái Nguyên đạt chuẩn quốc gia tính đến năm 2015-2016

STT Tên trường

1 THCS Chu Văn An

2 THCS Quang Trung

3 THCS Tân Thành

4 THCS Độc lập

5 THCS Nha Trang

6 THCS Tân Long

7 THCS Hoàng Văn Thụ

8 THCS Lương Ngọc Quyến

9 THCS Thịnh Đức

10 THCS Tân Cương

11 THCS Quang Vinh

12 THCS Trưng Vương

13 THCS Phú Xá

14 THCS Quyết Thắng

15 THCS Hương Sơn

16 THCS Đồng Quang

17 THCS Phúc Trìu

18 THCS Tích Lương

19 THCS Đồng Bẩm

20 THCS Gia Sàng

21 THCS Túc Duyên

22 THCS Nguyễn Du

23 THCS Tân Lập

Nguồn:

40

Bên cạnh thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, UBND thành phố Thái Nguyên còn huy động nhiều nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học và trang thiết bị dạy học. Tính đến năm học 2015-2016, bậc THCS Thành phố tuy số lượng phòng học giảm đi so với năm học 2005-2006 nhưng đã được tu bổ, xây mới kiên cố hóa, khang trang hơn, to đẹp hơn (năm học 2015-2016, bậc THCS thành phố có tổng số 306 phòng học kiên cố đáp ứng yêu cầu học tập của 13.291 học sinh với 345 lớp học so với năm học 2005-2006 là có 415 phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của 13.869 học sinh với 362 lớp học) [34].

Như vậy có thể nhận thấy, từ năm 2009 đến nay, Ngành Giáo dục Thành phố đã bám sát các văn bản chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, tham mưu ban hành và triển khai thực hiện các Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên qua các giai đoạn 2006-2010; giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016- 2020 được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu đúng tiến độ và có những chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Mạng lưới trường lớp THCS tiếp tục được củng cố, mở rộng và phát triển, cơ sở vật chất của các nhà trường được quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng và tu sửa. Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, thực hiện ngày càng có hiệu quả cao.

Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng và duy trì trường dân lập, tư thục đạt chuẩn quốc gia theo các Đề án.

Số lượng phòng học được sửa chữa và xây mới tăng lên về số lượng và chất lượng từng năm nhờ được sự quan tâm, đầu tư kinh phí, huy động được nhiều nguồn kinh phí hợp pháp để thực hiện các Đề án phát triển giáo dục của thành phố. Tổng số kinh phí đầu tư thực hiện Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 là: 291.404.000.000 đồng (tăng hơn gần 10 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gần 7 lần so với giai đoạn 2006-2010). Trong đó:

- Nguồn ngân sách thành phố: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường công lập: 110.895.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí xã hội hóa: 64.609.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân xây dựng trường ngoài công lập: 115.900.000.000 đồng [49, tr4]

Như vậy có thể thấy, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên rất quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo... việc kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên được quan tâm đầu tư xây dựng, bên cạnh đó có thể nhận thấy sự đóng góp tích cực của việc xã hội hóa đã huy động được nguồn vốn không hề nhỏ: 64.609.000.000 đồng, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án phát triển giáo dục. Công tác xã hội hóa để phát triển các trường ngoài công lập bậc THCS được thực hiện có hiệu quả, vị trí, chất lượng giáo dục của các trường THCS ngoài công lập ngày một nâng cao.

Tính đến năm 2017, 100% các trường THCS thành phố Thái Nguyên không còn phòng học cấp 4, phòng học mái ngói.

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (2009 2017) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w