Chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (2009 2017) (Trang 56 - 61)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2017

2.3. Chương trình và các hoạt động giáo dục

2.3.1. Chương trình giáo dục

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Từ năm 2009 đến nay, bậc THCS ngành Giáo dục Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông Cấp trung học cơ sở được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

Trong đó giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp

9. Học sinh vào lớp 6 sau khi hoàn thành Chương trình Tiểu học có độ tuổi là

11 tuổi. Việc tuyển sinh vào lớp 6 được tổ chức theo đúng quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Quyết định 12/2006/BGD&ĐT ngày 5/4/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo.

Nói đến khái niệm Chương trình giáo dục thì từ lâu nay, khái niệm này còn được nhìn nhận dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Tuy nhiên về

cơ bản, hiện nay chương trình giáo dục được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động được kế hoạch hoá và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội. Mức độ đạt các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một chương trình giáo dục.

“Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”. Chương trình giáo dục là sự kết hợp của Chương trình giáo dục tổng thể và chương trình môn học được quy định chi tiết, cụ thể trong Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Theo quy định của Luật giáo dục, Chương trình giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học;

có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đội ngũ giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm túc mục tiêu, phạm vi, kế hoạch, cấu trúc và yêu cầu đối với nội dung được quy định trong Chương trình giáo dục Trung học cơ sở, cụ thể:

Về kế hoạch giáo dục THCS: Tuân thủ thời lượng mỗi năm học ít nhất là

35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 6 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 5 tiết học; các trường lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 6 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 8 tiết học. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục.

Về thực hiện tốt nội dung Chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.

Về sách giáo khoa phải cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông;

duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa;

quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS: Đội ngũ giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt chuẩn kiến thức, kĩ năng đầy đủ theo các hướng:

Đáp ứng các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được; Cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học; Đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục THCS đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

Về phương pháp - hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS: giáo viên THCS thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm, chủ động học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng nhiều phương pháp theo hướng chủ động, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của Chương trình giáo dục THCS đề ra:

- Phương pháp dạy học của giáo viên phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng phối hợp, hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh để đem lại tiết học hiệu quả, niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

- Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục;

giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

- Giáo viên luôn chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

Về đánh giá kết quả giáo dục, các trường thực hiện:

- Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học các giáo viên luôn bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực; việc đánh giá căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học;

phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng; kết hợp giữa hình thức trắc nhiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác; sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.

Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên THCS thành phố đã nắm bắt và thực hiện tốt chương trình môn học và hoạt động giáo dục của môn học theo Chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Có sự nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới trong các hoạt động giáo dục môn học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học...

Giáo viên đóng vai trò quan trọng, là chủ thể quyết định sự thành công, hiệu quả, chất lượng giáo dục. Vì vậy, công tác phát triển năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Hằng năm, được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND thành phố Thái Nguyên trích kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên và chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của từng giáo viên và tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn chủ động đề xuất kế hoạch cụ thể đưa giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, quản lí học sinh... hay tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để cập chuẩn và nâng chuẩn. Hằng năm, giáo viên THCS tại các trường trên địa bàn thành phố đều có giáo viên tham dự Hội thi “giáo viên dạy giỏi”

các cấp và được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chỉ đạo các trường THCS, đội ngũ giáo viên THCS thành phố thực hiện tốt chương trình, kế hoạch giáo dục từng năm học, tiến độ, nội dung chương trình giảng dạy; chủ động nắm bắt, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để tổ chức các hoạt động giảng dạy phù hợp, linh hoạt, đảm bảo sẵn sàng cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh khi bộ sách giáo khoa mới được ban hành thực hiện. Khuyến khích các tập thể, cá nhân đẩy mạnh tự nghiên cứu, học tập để đổi mới phương pháp dạy học theo

chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu cải cách toàn diện giáo dục…

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (2009 2017) (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w