Chương 3: NHỮNG KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (2009-2017)
3.1. Mạng lưới trường, lớp và đội ngũ cán bộ, giáo viên
3.1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Từ năm 2009-2017 ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của thành phố theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ. Ngành đã thực hiện tốt chủ trương theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, trong đó chỉ rõ cần phải thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và giáo dục các cấp theo Chỉ thị số 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngành Giáo dục Thành phố đã và đang tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Thái Nguyên được ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ- UBND ngày 20/1/2006 của UBND tỉnh, theo đó ngành tập trung thực hiện các mục tiêu sau:
Thứ nhất, có đủ số lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Thứ hai, cân đối được cơ cấu đội ngũ, các loại hình cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các cấp, bậc, ngành học. Chú trọng đào tạo giáo viên dạy âm nhạc,
58
mỹ thuật, công nghệ, tin học cho cấp trung học cơ sở, giáo viên dạy Giáo dục quốc phòng cho cấp trung học phổ thông. Đào tạo cán bộ thư viện, thí nghiệm đủ cho các trường.
Thứ ba, chuẩn hóa và nâng chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó mục tiêu giáo viên THCS đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 40%.
Thứ tư, 100% nhà giáo được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ để cập nhật kiến thức chuyên môn mới, 100% cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Thứ năm, củng cố, phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 100% giáo viên dạy nghề phổ thông được chuẩn hóa về trình độ và được bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới.
Thứ sáu, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xã hội hóa giáo dục đã được phê duyệt.
Thứ bảy, 100% các trường, cơ sở giáo dục có chi bộ Đảng, đa số các cơ sở đảng đạt đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh. Tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục toàn ngành đạt 45% trở lên, trong đó đội ngũ giữ chức vụ lãnh đạo phải 100% là đảng viên.
Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục của Thành phố, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của Trung ương, của Tỉnh ủy và của Thành ủy Thái Nguyên, ngành Giáo dục Thành phố đã thực hiện tốt công tác cán bộ:
Việc tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp nhận những cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia trong các cuộc thi, hội thi tỉnh, quốc gia về địa phương công tác.
Thành phố thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ, giáo viên giữa các nhà trường THCS theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các trường.
Việc bổ nhiệm cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm theo các quy định của Đảng, Nhà nước, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý của các nhà trường THCS trên địa bàn là đảng viên, có chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên được trú trọng, quan tâm. Hằng năm ngành Giáo dục Thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng củng cố kĩ năng, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới… Kết quả từ năm 2011 đến nay, 100% đội ngũ giáo viên Thành phố bậc THCS đạt chuẩn.
Bảng 3.4. Số giáo viên THCS thành phố đạt chuẩn qua một số năm học 2010-2017
Tổng số giáo viên Số giáo viên đạt chuẩn Công lập
Ngoài công lập Tỷ lệ đạt chuẩn %
(Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên)
Như vậy, có thể khẳng định đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn bậc THCS Thành phố đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong 6 tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, cụ thể:
1. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
2. Tiêu chuẩn về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
3. Tiêu chuẩn về năng lực dạy học.
4. Tiêu chuẩn về năng lực giáo dục.
5. Tiêu chuẩn về năng lực hoạt động chính trị xã hội.
6. Tiêu chuẩn về năng lực phát triển nghề nghiệp.
Trong quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn thực hiện nghiêm yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại, phương pháp đánh giá xếp loại và quy trình đánh giá xếp loại theo quy định.
Bên cạnh việc duy trì kết quả đạt chuẩn cán bộ, giáo viên, ngành Giáo dục Thành phố còn không ngừng quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên THCS trên chuẩn:
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn qua một số năm học (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên)
Đội ngũ quản lí giáo dục và giáo viên ngày càng đồng đều về trình độ chuyên môn cũng như trình độ lí luận chính trị. Với kết quả 100% giáo viên đạt chuẩn và tỷ lệ trên chuẩn qua một số năm học 2010-2011 đạt 58,9%, năm học 2015-2016 đạt 82%, năm học 2016-2017 đạt 85%, năm học 2017-2018 đạt 88,4% như trên cho chúng ta thấy được kết quả sự phát triển trong công tác xây dựng đội ngũ bậc giáo dục THCS của Tành phố. Để có được kết quả đó, ngành Giáo dục Thành phố đã thường xuyên chủ động tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên được rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm phù hợp; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tình thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của đơn vị. Thực hiện tốt công tác tư tưởng, chính trị nội bộ trong đơn vị trường học.
Đảm bảo quyền lợi, chế độ, chính sách của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục như thực hiện nghiêm túc các Nghị định, Thông tư của Chính phủ như: Nghị định số 61/NĐ-CP về nâng lương, xét phụ cấp thu hút, phụ cấp chức vụ, chuyển mã ngạch giáo viên, giải quyết chế độ hưu trí, chi hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ; nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 04/9/2007 về chính sách tinh giản biên chế...
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định trong Thông tư số 35/2008/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 14/7/2008; thường xuyên tham mưu, xây dựng kế hoạch cho Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên quan tâm phê duyệt và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên các cấp tham dự các lớp bồi dưỡng, nâng chuẩn, hoàn thiện theo yêu cầu của hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định.
Ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp quy tụ được những nhà giáo ưu tú, giàu kinh nhiệm để nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học theo từng
trình độ tiếp thu của học sinh, làm cho học sinh có hứng thú học tập, nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập để đạt kết quả tốt. Từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo, chống lưu ban, bỏ học hiệu quả, duy trì sĩ số học sinh trong từng lớp học. Qua đó, tỷ lệ tốt nghiệp, hiệu quả đào tạo tăng lên hằng năm. Bậc THCS luôn tốt nghiệp trên 98%.
Số lượng học sinh đến trường THCS ngày một tăng cũng là một yếu tố đòi hỏi ngành Giáo dục Thành phố phải quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc THCS để có thể đáp ứng tốt được nhu cầu học tập của con em nhân dân thành phố.
Bảng 3.6. Số lượng học sinh THCS thành phố qua một số năm học
STT Học sinh THCS
1 Tổng số
2 Công lập
3 Ngoài công lập