Tổng quan lý luận về QLRR trong lĩnh vực Hải quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 40)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG

1.2. Tổng quan lý luận về QLRR trong lĩnh vực Hải quan

1.2.1. Khái quát về quản lý hải quan và QLRR trong lĩnh vực hải quan Phương pháp quản lý hải quan truyền thống đứng trước yêu cầu phải thay đổi khi xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới hình thành từ thập kỷ 80 – 90 của thể kỷ XX khiến các dòng lưu chuyển hàng hóa gia tăng nhanh chóng. Thách thức này đặt

ra cho Hải quan các nước bài toán về tính hiệu quả, giải quyết sự quá tải công việc với các nguồn lực có hạn. Sức ép từ yêu cầu cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tăng, trong khi nhiệm vụ của cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật vẫn phải được thực hiện. Những điều này làm cho mâu thuẫn giữa việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo kiểm soát đối với hàng hóa XNK của cơ quan Hải quan ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này được thể hiện cụ thể trong ma trận tạo thuận lợi và kiểm soát Hải quan của David Widdowson dưới đây:

Cao

Kiểm soát

(1)

Thấp Tạo thuận lợi Cao

Hình 1.1: Ma trận tạo thuận lợi và kiểm soát

(Nguồn: David Widdowson (2005) Customs Modernization Handbook) Ma trận đã thể hiện các các cách thức quản lý của cơ quan Hải quan như sau:

Ô (1): Mục tiêu quản lý: kiểm soát cao, tạo thuận lợi thấp, đây là cách quản lý quan liêu- quản lý truyền thống của Hải quan: cơ quan Hải quan kiểm soát chặt chẽ tất cả các đối tượng, tạo ra sự cản trở rất lớn cho thuận lợi thương mại toàn cầu;

Ô (2): Mục tiêu quản lý: kiểm soát thấp, tạo thuận lợi thấp, đây là cách quản lý khủng hoảng, không mang lại lợi ích cho hoạt động thương mại cũng như chính phủ;

Ô (3): Mục tiêu quản lý: kiểm soát thấp, tạo thuận lợi cao, đây là cách quản lý không can thiệp, chứa đựng nhiều rủi ro đối với một quốc gia;

Ô (4): Mục tiêu quản lý: kiểm soát cao và tạo điều kiện thuận lợi, đây là cách quản lý cân bằng, tối đa hoá hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và lợi ích của doanh nghiệp.

Mục tiêu quản lý tại ô (4) chứa đựng hai yếu tố mâu thuẫn nhau, tuy khó thực hiện nhưng nó được các cơ quan Hải quan các nước quan tâm và dành nhiều nguồn lực thực hiện bởi những lợi ích to lớn đối với công tác quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Phương pháp quản lý cân bằng nhằm đạt mục tiêu tại ô (4) đã được cơ quan Hải quan nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả với việc thực hiện QLRR. Và đến tháng 06/1999, tổ chức Hải quan thế giới đã thông qua công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục Hải quan gọi tắt là công ước KYOTO sửa đổi trong đó đã đưa ra một số khuyến nghị về việc áp dụng phương pháp QLRR trong hoạt động Hải quan.

1.2.2. Khái niệm và phân loại rủi ro 1.2.2.1. Khái niệm rủi ro

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, do chưa có định nghĩa thống nhất nên trong mỗi lĩnh vực thường có các định nghĩa riêng. Các định nghĩa về QLRR khá đa dạng và phong phú, hiện có thể chia ra làm hai trường phái: truyền thống và hiện đại. Theo quan niệm truyền thống, “rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” (Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995), theo Từ điển Oxford

“rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”. Theo quan niệm hiện đại: “rủi ro là những biến động xảy ra ngoài mong muốn” hay “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người mà người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán được”.

Tổ chức Hải quan Thế giới cho rằng rủi ro là sự không tuân thủ pháp luật về Hải quan. Theo quan điểm của Hải quan Việt Nam được viện dẫn tại Điều 4 Luật

Hải quan năm 2014:“Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về Hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải”.

1.2.2.2. Phân loại rủi ro

Có thể phân biệt rủi ro theo các tiêu thức như sau:

(1) Rủi ro có thể tính toán và rủi ro không thể tính toán.

Rủi ro có thể tính toán được (hay rủi ro tài chính) là rủi ro mà tần số xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của nó có thể tiên đoán được. Rủi ro không thể tính toán được (hay rủi ro phi tài chính) là rủi ro mà người ta không/chưa tìm ra quy luật vận động nên không tiên đoán được xác suất xảy ra biến cố trong tương lai. Ví dụ: xác suất của biến cố người ngoài hành tinh đổ bộ xuống trái đất.

(2) Rủi ro động và rủi ro tĩnh

Rủi ro động (rủi ro suy tính hay một rủi ro đầu cơ) là rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa có thể dẫn đến khả năng kiếm lời. Rủi ro tĩnh hay rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất nhưng không có khả năng kiếm lời. Ở đây rủi ro tĩnh thường liên quan với sự hủy hoại vật chất, còn rủi ro động liên quan đến sự thay đổi giá cả, giá trị.

(3) Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

Rủi ro cơ bản là rủi ro xuất phát từ sự tác động hỗ tương thuộc về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người nào đó trong xã hội. Rủi ro riêng biệt là rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người.

Tác động của các rủi ro không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít người.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w