Kiến nghị Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 104 - 113)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLRR TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BR-VT

3.4. Một số kiến nghị

3.4.2. Kiến nghị Tổng cục Hải quan

- TCHQ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy định, các sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin và QLRR cụ thể tại các Chi cục và các đơn vị phòng ban nghiệp vụ tại các Cục HQ. Cụ thể hóa các nội dung thu thập, xử lý thông tin và QLRR trong Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn Luật, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc, tạo sự thống nhất cho việc tổ chức công tác thu thập, xử lý thông tin và QLRR; đưa ra các chỉ dẫn nghiệp vụ giúp cho cán bộ, công chức HQ vận dụng trong thực tiễn công tác QLRR;

- Nâng cao các yếu tố trong môi trường kiểm soát như công khai quy định về đạo đức nghề nghiệp; Tuyển dụng đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, đạo đức để thực hiện tốt công việc; Quy định cụ thể quy trình tự kiểm tra đối chiếu; Lập ra bộ phận kiểm soát nội bộ.

- Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu HQ nhằm đáp ứng đầy đủ thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ, theo đó việc trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành liên quan được thực hiện theo cơ chế HQ một cửa quốc gia, thông tin được trao đổi, kết nối qua hệ thống; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về trao đổi, cung cấp thông tin;

- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin nghiệp vụ theo hướng: Tích hợp, quản lý các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ phục vụ QLRR; Cung cấp đầy đủ chức năng phân tích, đánh giá rủi ro đáp ứng cho các yêu cầu nghiệp vụ hải quan; đầu tư hạ tầng mạng công nghệ thông tin, nâng cấp tốc độ đường truyền trong toàn ngành Hải quan sao cho vừa đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin thông suốt, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn mạng; Bên cạnh đó, cần nâng cao công tác đánh giá rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống nhận diện rủi ro và tiến hành công tác đánh giá rủi ro thường xuyên để ngăn ngừa rủi ro một cách kịp thời.

- Sớm hoàn thiện đề án vị trí việc làm trong lĩnh vực QLRR với đầy đủ bản Mô tả công việc và khung năng lực từng vị trí việc làm;

- Đưa nội dung áp dụng QLRR vào hoạt động HQ thành một tiêu chí trong đánh giá, phân loại và bình xét thi đua hằng năm của ngành HQ;

- Ngoài ra, xuất phát từ thực tế của Cục HQ tỉnh BR-VT, kiến nghị TCHQ hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ (Đội ngũ giảng viên, hỗ trợ giáo án giảng dạy, bổ sung nguồn kinh phí cho công tác đào tạo bỗi dưỡng kiến thức QLRR và chuyên môn nghiệp vụ...), ngoài ra xem xét, cấp bổ sung biên chế cho Cục HQ tỉnh BR-VT.

3.4.3. Kiến nghị Cục HQ tỉnh BR-VT

Để các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KSNB đối với công tác QLRR được thực hiện và có hiệu quả, tác giả kiến nghị Lãnh đạo Cục HQ tỉnh BR-VT cần đưa ra kế hoạch chương trình hành động cụ thể, quyết liệt. Sự quan tâm của lãnh đạo HQ các cấp cần được thể hiện trên nhiều mặt, trong đó tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là các chế độ chính sách về vật chất và tinh thần đối với cán bộ công chức làm công tác QLRR trong đơn vị; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, công chức phù hợp với công việc và nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Qua thực hiện nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề chính như: Làm rõ các vấn đề chung liên quan đến KSNB, làm rõ lý do cần phải hoàn thiện và nâng cao hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan. Đề tài cũng đi sâu nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về QLRR, như: phương pháp tiếp cận, quy trình, các tiêu chuẩn về QLRR; phân tích, đánh giá thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng áp dụng QLRR hiện nay của Hải quan Việt Nam; phân tích, đưa ra các dự báo liên quan đến công tác QLRR, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực của Hải quan thế giới và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cũng đã làm rõ tầm quan trọng của hoạt động KSNB trong việc thúc đẩy các hoạt động của đơn vị được diễn ra có trình tự, đạt được tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời cùng với những giải pháp, kiến nghị được đưa ra, tác giả nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp, bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác QLRR, góp phần hỗ trợ định hướng, nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác QLRR tại Cục HQ tỉnh BR-VT; đóng góp cho sự thành công của chương trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Bộ Tài chính (2013), Đề án “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro của ngành Hải quan giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020” của Bộ Tài chính, Hà Nội.

[2] Bộ Tài chính (2015), Tổ chức cán bộ 2010-2015 và định hướng mục tiêu nhiệm vụ đến 2021; Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020.

[3] Cục HQ tỉnh BR-VT, Báo cáo tình hình áp dụng Quản lý rủi ro qua các năm 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019, Bà Rịa-Vũng Tàu.

[4] Cục HQ tỉnh BR-VT, Báo cáo tổng kết năm 2014; 2015; 2016; 2017;

2018; 2019 và phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo, Bà Rịa- Vũng Tàu.

[5] Hội đồng Hợp tác Hải quan Thế giới (1999), Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục HQ (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung).

[6] Khánh Minh (2008), Các công cụ QLRR của WCO.

[7] Quốc hội (2014), Luật Hải quan, 54/2014/QH13, Hà Nội.

[8] Chính phủ (2015), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về TTHQ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Hà Nội.

[9] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

[10] Quách Đăng Hòa (2009), Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ QLRR trong công tác QLRR của ngành Hải quan. Hà Nội.

[11] Jose B.Sokol và Luc De Wulf (2005), Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan của một số nước, NXB Thế giới, Hà Nội.

[12] Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 về việc ban hành Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Hà Nội.

[13] Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 về việc ban hành Bộ Tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Nội.

[14] Trần Kim Dung (2013), Quản trị nhân lực, NXB Tổng hợp Tp. HCM, Hồ Chí Minh.

[15] UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (2010), Báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, Vũng Tàu.

[16] Tổng cục Hải quan (2009), Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 về việc ban hành Bộ chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Hà Nội.

[17] Nath & cộng sự (2011), Public Sector Performance Auditing and Accountability: A Fijian Case Study, Doctor Thesis, The University of Waikato.

[18] Ngô Trí Tuệ và các công sự (2004), Xây dựng hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

[19] Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Đặc điểm hệ thống KSNB trong các tập đoàn kinh tế, Tạp chí quản lý Kinh tế (S43)

Tiếng Anh

[1] Luc De Wulf và Jose’ B..Sokol (2005), Kinh nghiệm hiện đại hoá hải quan của một số nước (Bản dịch tiếng Việt).

[2] Luc De Wulf và Jose’ B..Sokol (2005), Sổ tay hiện đại hoá hải quan (Bản dịch tiếng Việt).

[3] Hải quan EU (2007), Hướng dẫn QLRR của cơ quan Thuế - Hải quan.

[4] Hải quan Hoa Kỳ (2005), Tài liệu Hải quan Hoa Kỳ và Bảo vệ vùng biên giới (Bản dịch tiếng Việt).

[5] Hải quan Hoa Kỳ (2007), Hướng dẫn quản lý rủi ro (Bản dịch tiếng

Việt).

[6] Hải quan Nhật Bản (2005-2015), Tài liệu đào tạo, hướng dẫn QLRR (Bản dịch tiếng Việt).

[7] INTOSAI (2007), Building Capacity in Supreme Audit Institution, UK Nationnal Office, Edition 1, 2007

Nguồn Internet:

[1] Website Hải quan Việt Nam (www.customs.gov.vn).

[2] COSO (2013), Internal Control (http://www.coso.org).

PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA

Nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hiệu quả về công tác kiểm soát đối với hoạt động QLRR trong thực hiện thủ tục hải quan của Cục HQ tỉnh BR- VT trong thời gian tới, Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của Quý ông/bà. Những nhận xét và đánh giá của Quý Ông/Bà; Anh/Chị là nguồn thông tin rất giá trị, giúp cho sự đánh giá các yếu tố, giải pháp được khách quan và đầy đủ hơn. Tất cả thông tin trong Phiếu khảo sát này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê, nghiên cứu, tổng hợp. Tôi cam kết bảo mật mọi thông tin mà Quý Ông/Bà; Anh/Chị cung cấp.

Câu hỏi

Môi trường kiểm soát

1 Cục HQ tỉnh BR-VT có phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ, công chức?

Cục HQ tỉnh BR-VT có xây dựng chuẩn mực đạo 2 đức, quy trình làm việc ứng xử cho các cán bộ, công

chức?

Cơ cấu tổ chức tạo có thuận lợi cho việc truyền đạt 3 thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động?

4 Có thực hiện các hình thức khen thưởng, kỷ luật?

Thực trạng về đánh giá rủi ro

Việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công chức 1 nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình công tác có được chú trọng?

Có tuyên truyền các rủi ro có thể xảy ra đến toàn thể

2 cán bộ công chức?

3 Có phân bổ nhân lực đối phó rủi ro hay không?

Hệ thống báo cáo thu thập, xử lý thông tin và quản lý

4 rủi ro có rõ ràng và đáng tin cậy?

Thực trạng về hoạt động kiểm soát

2 đơn vị theo định kỳ có thực hiện thường xuyên?

Việc kiểm tra nghĩa vụ của Doanh nghiệp có được 3 độc lập bởi các cá nhân khác với người quản lý thuế trực tiếp?

Thực trạng về thông tin truyền thông 1

Có thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, các quy định mới, giao ban định kỳ và những thông tin cần thiết?

2 Hệ thống thông tin trong đơn vị có luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả?

3 Có thực hiện việc kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan khác trên địa bàn?

Thực trạng về giám sát

1 Có tiếp tục công việc kiểm tra, giám sát sau khi DN đã nộp thuế, thông quan hàng hóa?

2 Có thường xuyên tổ chức định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ?

3 Khi phát hiện sai sót có phản ảnh kịp thời và báo cáo lên cấp trên?

Thực trạng về kiểm soát quy trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác QLRR

1 Hiện nay nhân sự tại Phòng QLRR đã đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tại Cục HQ Tỉnh BR-VT hoạt động nghiệp vụ thu 2 thập, xử lý thông tin có thực hiện thường xuyên hay

không?

3 Tại Cục HQ Tỉnh BR-VT có thực hiện đánh giá phân loại thông tin phục vụ cho QLRR không?

4

Sau khi thu thập, phân tích thông tin công chức được giao nhiệm vụ có lập biên bản bàn giao và báo cáo kết quả kiểm tra không?

5 Việc tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ QLRR có thực hiện theo quy trình không?

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của Quý báu của Ông/Bà, Anh/Chị!

Câu hỏi

Môi trường kiểm soát

Cục HQ tỉnh BR-VT có phân công công việc 1 phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi cán

bộ, công chức?

Cục HQ tỉnh BR-VT có xây dựng chuẩn mực 2 đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các cán

bộ, công chức?

Cơ cấu tổ chức tạo có thuận lợi cho việc truyền 3 đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong

các hoạt động?

4 Có thực hiện các hình thức khen thưởng, kỷ luật?

Thực trạng về đánh giá rủi ro

Việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công 1 chức nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình công

tác có được chú trọng?

2 Có tuyên truyền các rủi ro có thể xảy ra đến toàn thể cán bộ công chức?

3 Có phân bổ nhân lực đối phó rủi ro hay không?

4 Hệ thống báo cáo thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro có rõ ràng và đáng tin cậy?

Thực trạng về hoạt động kiểm soát

1 Có thực hiện việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng, ban, và các chi cục?

Điều động, luân chuyển cán bộ, công chức 2 trong toàn đơn vị theo định kỳ có thực hiện

thường xuyên?

Việc kiểm tra nghĩa vụ của Doanh nghiệp có 3 được độc lập bởi các cá nhân khác với người

quản lý thuế trực tiếp?

Thực trạng về thông tin truyền thông

1

Có thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, các quy định mới, giao ban định kỳ và những thông tin cần thiết?

Hệ thống thông tin trong đơn vị có luôn được 2 cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận

tiện và hiệu quả?

3 Có thực hiện việc kết nối, trao đổi thông tin với

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w