Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuân thủ pháp luật của DN

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 47 - 51)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG

1.3. QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan

1.3.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuân thủ pháp luật của DN

Cơ quan HQ thực hiện công tác quản lý tuân thủ pháp luật để hướng doanh nghiệp XNK đến việc chấp hành các quy định về thủ tục hải quan, nộp đủ, đúng các khoản thuế, không vi phạm chính sách hàng hóa, và tuân thủ các quy định pháp luật hải quan.

Cơ quan HQ quản lý tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp thông qua tiến hành thu thập thông tin (quá trình hoạt động XNK, quá trình chấp hành pháp luật…), xây dựng hồ sơ người XNK, áp dụng các tiêu chí đánh giá tuân phủ pháp luật đối với doanh nghiệp, từ đó áp dụng chính sách ưu tiên hoặc các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác trong quản lý đối với hàng hóa XNK, XNC của DN đó. Việc đánh giá tuân thủ pháp luật của DN được thực hiện hàng ngày trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, trên cơ sở hệ thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu từ hồ sơ DN và các hệ thống thông tin, dữ liệu có liên quan của ngành Hải quan, để phân loại doanh nghiệp theo ba loại:

Loại 1- DN tuân thủ tốt pháp luật; Loại 2- DN tuân thủ pháp luật ở mức độ trung bình; Loại 3- DN không tuân thủ pháp luật.

Hình 1.3 Mô hình Kim tự tháp tuân thủ (Nguồn: Tổ chức Hải quan thế giới – WCO)

Bảng 1.1 Mô hình quản lý tuân thủ

Các loại khách hàng

Hành vi của khách hàng

Năng lực cơ quan hải quan

Thông tin Có thông tin chất lượng cao, kịp thời và chính xác về việc đi hay đến của hành khách, hàng hóa và phương tiện vận tải

Xác định Xác định các mức độ rủi ro có thể xảy ra khi hành khách, hàng hóa hay phương tiện vận tải đến hoặc đi.

Hành động Những hành động cần thiết để xác định rủi ro và giảm thiểu sự can thiệp quá mức làm gián đoạn thương mại và du lịch hợp pháp

•Các chương trình tuân thủ

•Tập huấn và tư vấn

•Chế tài răn đe cụ thể

•Soi chiếu hàng hóa và hành lý

•Hướng dẫn xác định trọng điểm tuân thủ

•Chế tài xử phạt nghiêm minh

•Chương trình kiểm tra sau thông quan quay vòng

•Tăng cường theo dõi

•Xác định thông qua điều tra và kiểm tra

•Kiểm tra sau thông quan toàn diện

• Xử

phạt

•Can thiệp trước và sau thông quan

•KTSTQ toàn diện

•Kiểm tra rà soát hành khách/ hàng hóa

• Xử phạt

Hướng điều chỉnh của Hải quan đối với hành khách và thương nhân Các cấp độ gia tăng của việc Hải quan can thiệp vào dòng thương mại

(Nguồn: Tổ chức Hải quan thế giới - WCO).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động KSNB được thế giới đặc biệt quan tâm đến từ những năm 70 của thế kỷ XX sau hàng loạt các vấn đề tài chính và chính trị xảy ra ở Hoa Kỳ. Báo cáo COSO ra đời tạo nền tảng lý luận cơ sở về KSNB, trên cơ sở đó tổ chức INTOSAI đã trình bày những vấn đề đặc thù của KSNB trong khu vực công. Tương tự báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; và Giám sát. Các yếu tố này chính là tiêu chí đánh giá sự hiện hữu của hệ thống. Một hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động của tổ chức.

Trong chương 1, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về lý thuyết, nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn, các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động KSNB đối với một đơn vị, tổ chức; đồng thời khái quát về công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan, từ đó làm cơ sở so sánh, đánh giá và xác định những hạn chế tồn tại. Đồng thời, qua phân tích cơ sở lý thuyết nhận thấy Báo cáo COSO 2013 đã thể hiện được sự gắn kết chặt chẽ giữa KSNB, quản trị rủi ro và quản trị DN. Báo cáo COSO 2013 cũng khẳng định xu hướng xây dựng các chuẩn mực hiện nay trên thế giới đó là dựa trên nguyên tắc. Do đó, tác giả lấy đây là kim chỉ nam để định hướng nâng cao, đề xuất thiết kế một hệ thống KSNB hiệu quả nhằm mang lại tối đa lợi ích cho đơn vị.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w