Điều kiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị phục vụ giảm thiểu tai biến ngập lụt (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIS HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

2.1.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng

Tổng quan mạng lưới giao thông khu vực thành phố Phủ Lý :

+ Đường sắt: - Tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam: chạy song song với QL 1A, khổ đường đơn rộng 1m. - Tuyến đường sắt chuyên dùng chạy từ ga Phủ Lý, qua ga Thịnh Châu vào nhà máy xi măng Bút Sơn, đoạn tuyến này có chiều dài

50 5km, khổ đường đơn rộng 1m.

+ Đường thuỷ - Tuyến sông Đáy có chiều dài 8km, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sông cấp 3, chiều rộng tối thiểu 100m, chiều sâu tối thiểu 2,5m, mực nước max là 4,72m, có thể cho tàu 200 T chạy qua.

- Tuyến sông Nhuệ có chiều dài 3,5km, chiều rộng bình quân 60m, độ sâu luồng bình quân 3,0m.

+ Đường bộ: - Quốc lộ 1A (Đường Lê Hoàn): là tuyến đường chạy xuyên qua 3.7 km thành phố Phủ Lý; mặt đường được rải bê tông nhựa đường, đoạn 5m + 11.5m + 2m + 11.5m + 5m + 5m. - Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến khu vực đông thành phố: đang xây dựng. - Quốc lộ 21B: Đoạn tuyến qua Thành phố có chiều dài 0,5km, mặt đường nhựa thấm nhập rộng 4m, nền đường 5m. - Quốc lộ 21A (Đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Lý Thường Kiệt): Đoạn tuyến qua Thành phố có chiều dài là 9,5km, đường bê tông nhựa, mặt đường rộng 9m, nền đường 12m. - Tỉnh lộ 971 (Đường Trần Hưng Đạo đi Lý Nhân), đoạn qua thành phố dài 2,5km, rộng 7m. - Giao thông nội thị: Mạng lưới đường nội thị có dạng ô cờ với khoảng cách 150 - 200m, phần lớn đã được rải nhựa.

Mạng lưới đường ở phía Đông, các tuyến đường cũ xuống cấp, phần lớn chưa có hè, mạng lưới đường ở phía Tây mới xây dựng, chất lượng tốt.

Tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông: 236,5km.

Trong đó:

- Đường đối ngoại: 29km - Đường đô thị: 33,5km

- Đường xã, tổ dân phố, đường ra đồng: 174km 2.1.3.2 Hệ thống cấp nước

Nguồn nước sử dụng cấp nước cho thành phố Phủ lý là nước mặt sông Đáy.

Bao gồm 2 nhà máy xử lý nước - Nhà máy nước số 1 đặt tại phường Quang Trung thành phố Phủ lý công suất 10.000 m3/ngày, xây dựng năm 1997. - Nhà máy nước số 2 đặt tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng công suất 15.000 m3/ngày xây dựng năm 2001.

Mạng lưới đường ống xây dựng đến hộ tiêu thụ bao gồm các tuyến truyền tải, phân phối và dịch vụ. Vật liệu ống gang, nhựa, sắt tráng kẽm. Phạm vi phục vụ 96% dân cư nội thị. Tổng chiều dài các tuyến ống chính khoảng 25 km đường kính từ 100 - 300 mm Ngoài ra, các hộ dân trong khu vực sử dụng nguồn nước mưa và

51 nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt ăn uống.

2.1.3.3 Thu gom và xử lý chất thải rắn

Hiện nay Hà Nam có 2 khu vực xử lý chất thải:

a. Nhà máy xử lý chất thải rắn số 1 tại Thung Đám Gai, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm đang hoạt động; phạm vi phục vụ (thành phố Phủ Lý và một số xã, thị trấn của huyện Thanh Liêm); diện tích 4,5 ha; cách thành phố Phủ Lý khoảng 16 km; công suất hiện tại 120 tấn ng.đ do Công ty Cổ phần môi trường Ba An quản lý;

b. Nhà máy xử lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Đồng Văn II, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên đang hoạt động; phạm vi phục vụ (huyện Duy Tiên và một phần thành phố Phủ Lý), diện tích khoảng 1,2 ha; cách thành phố Phủ Lý khoảng 16 km; công suất hiện tại 100 tấn/ng.đ do Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa quản lý.

2.1.3.4 Hệ thống điện

Hiện trạng cấp điện giai đoạn 2015 ÷ 2020:

- Nâng công suất TBA 220kV Phủ Lý lên quy mô công suất 2x250MVA.

- Xây mới TBA 110kV Tiên Hiệp (110/22kV), công suất 1x40MVA.

- Cải tạo TBA 110kV Thạch Tổ (110/35/22kV) thành (110/22kV), nâng công suất lên 40MVA.

- Giữ nguyên công suất TBA 110kV Phủ Lý 2x40MVA và TBA 110kV Châu Sơn 1x63MVA.

Lưới 110kV: Cải tạo tuyến 110kV mạch đơn sang mạch kép. Từng bước ngầm hóa đường dây 110kV trong khu vực trung tâm thành phố, di chuyển hướng tuyến đường dây theo quy hoạch đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

Lưới 35kV, 22kV, 10kV: về lâu dài sẽ chuyển đổi chỉ sử dụng lưới điện 22kV. Giai đoạn đầu lưới 35kV vẫn giữ nguyên, khi trạm 110kV có điện áp 22kV thì lưới 35kV chuyển sang vận hành 22kV. Đối với các khu vực trung tâm, khu đô thị mới hệ thống đường dây cấp điện được ngầm hóa trong hào kỹ thuật hoặc tuynen để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

Lưới điện 0,4kV: Sử dụng hệ thống điện hạ áp 220/380V ba pha; khu vực trung tâm đô thị, khu đô thị mới sử dụng trục dây cáp ngầm; khu vực ven đô thị, khu vực ngoại thành khuyến khích sử dụng đường dây cáp ngầm.

Lưới điện chiếu sáng: Từng bước hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng công cộng (đường giao thông, công viên, quảng trường, công trình kiến trúc....) trên toàn bộ

52 thành phố.

2.1.3.5 Thoát nước và xử lý nước thải

Mạng lưới thoát nước ở khu dân cư cũ thành phố Phủ Lý đang là hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải. các khu dân cư xây dựng mới hệ thống thoát nước được xây dựng tách riêng nước mưa và nước thải, hệ thống cống thu gom, trạm xử lý đang được xây dựng ở từng khu vực. Hệ thống cống chung tại khu vực đô thị cũ đó được hình thành tương đối ổn định, trong khi đó tại các khu đô thị mới hệ thống mương, cống còn đang trong quá trình xây dựng.

Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải bệnh viện cũng như nước thải chăn nuôi đề xả trực tiếp vào hệ thống mương cống thoát nước mưa và xả ra các vực nước trên địa bàn thành phố, sông Châu Giang, sông Nhuệ và sông Đáy.

Nhận xét: Nhìn chung mạng lưới thoát nước đô thị Phủ Lý trong những năm gần đây đã đầu tư xây dựng được khá nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo tỷ lệ đạt 100% theo đường giao thông - Cần phải trải đều hệ thống thoát trên các trục đường và các công trình đầu mối trạm bơm và hồ điều hòa đảm bảo thoát cho cả các khu vực đô thị.

2.1.3.6 Ngập lụt

Hiện nay sau các đợt mưa lớn kéo dài thì các tuyến đường như: Biên Hòa, Nguyễn Văn Trỗi, Quy Lưu, Nguyễn Viết Xuân, … trong thành phố Phủ Lý đều bị ngập lụt. Trong đó, tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Biên Hòa bị ngập sâu, có chỗ nước ngập khoảng 30cm.

Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do nền đường tại các khu vực này thấp, lưu lượng nước đổ về khi mưa to rất lớn, khả năng tiêu thoát của hệ thống cống hiện trạng không thể đáp ứng được

Đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Phủ Lý:

a. Thuận lợi

- Vị trí TP. Phủ Lý thuận lợi về đầu mối giao thông vùng và quốc gia.

- Quỹ đất xây dựng dồi dào ,có khả năng khai thác cho phát triển đô thị.

- Hệ thống hồ nước trong đô thị tạo điều kiện khai thác cảnh quan cây xanh mặt nước kết hợp với hệ thống sông có thể cải thiện môi trường cảnh quan cho đô thị.

b. Hạn chế:

- Thành phố bị chia cắt bởi các tuyến giao thông quốc gia (đường sắt, QL1A,

53 QL21), gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, cảnh quan cũng như an toàn giao thông đô thị. TP bị hạn chế sự liên hệ giữa các khu đô thị hai bên sông, giữa các trung tâm công cộng đô thị.

- Địa hình thấp trũng, phải san lấp nhiều khi phát triển mở rộng xây dựng đô thị.

Khu vực Tây sông Đáy nằm trong vùng thoát chậm lũ sông Hồng.

- Cảnh quan hai bên sông chưa được khai thác triệt để cho tổ chức không gian kiến trúc của đô thị.

- Hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ còn hạn chế. Hệ thống phân bố chợ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của đô thị.

- Các trung tâm, vui chơi giải trí, văn hoá thể thao còn thiếu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị phục vụ giảm thiểu tai biến ngập lụt (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)