CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIS HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
2.2. Cơ sở xây dựng GIS hạ tầng đô thị
2.2.1 Quy trình ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng đô thị
Quy trình ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng đô thị được xây dựng phù hợp với phương thức quản lý của thành phố Phủ Lý bao gồm các bước sau (Hình 2.1):
Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng dữ liệu và nhu cầu sử dụng GIS trong công tác quản lý hạ tầng đô thị;
Bước 2: Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS hạ tầng đô thị với các nhóm lớp dữ liệu theo yêu cầu quản lý và các chuẩn dữ liệu hiện hành;
Bước 3: Xây dựng phương pháp thu thập dữ liệu và tiến hành khảo sát thu thập thông tin hạ tầng đô thị làm dữ liệu đầu vào cho CSDL GIS đô thị phục vụ công tác quản lý theo yêu cầu;
Bước 4: Tiếp nhận, xử lý, biên tập và xây dựng CSDL GIS hạ tầng đô thị theo thiết kế đã được thống nhất;
Bước 5: Tích hợp, hoàn thiện và xây dựng quy trình lưu trữ quản lý, khai thác CSDL GIS phục vụ quản lý hạ tầng đô thị;
Bước 6: Thiết lập hệ thống GIS hạ tầng đô thị bao gồm: phần cứng, phần mềm, năng lực cán bộ kỹ thuật quản lý hệ thống GIS, quy trình khai thác và cập nhật dữ liệu thường kỳ cho CSDL GIS hạ tầng đô thị.
54 Hình 2.1: Quy trình ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng đô thị 2.2.2 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu sử dụng GIS hạ tầng đô thị
Đánh giá hiện trạng và nhu cầu sử dụng GIS trong quản lý hạ tầng đô thị có thể được thực hiện bằng việc tham vấn trao đổi với các bên liên quan tại cấp bộ và địa phương thông qua nghiên cứu tài liệu, hội thảo, phỏng vấn trao đổi trực tiếp hoặc sử dụng phiếu điều tra. Các cơ quan liên quan cấp bộ cần tham vấn là Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Phát triển đô thị, Vụ Kiến trúc quy hoạch, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường và Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn. Nội dung cần được tham vấn là hiện trạng quản lý hạ tầng đô thị cấp quốc gia, các văn bản pháp quy, các quy chuẩn kỹ thuật, các chỉ số đô thị và yêu cầu báo cáo hàng năm…
Kết quả của việc tham vấn này là điều chỉnh khung thông tin theo những yêu cầu quản lý mới dựa trên khung thông tin tổng quát được mô tả tại mục 2.2.3 dưới đây.
Ở cấp địa phương, các cơ quan liên quan bao gồm: Sở Xây dựng, UBND thành phố, các Công ty URENCOs, Công ty công trình đô thị, Công ty cấp thoát
Bước 1: Đánh giá hiện trạng và nhu cầu GIS
Bước 2: Thiết kế GIS hạ tầng đô thị
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Bước 4: Xây dựng CSDL
Bước 5: Hoàn thiện và xây dựng quy trình quản lý, khai thác CSDL
Bước 6: Thiết lập hệ thống GIS hạ tầng đô thị
55 nước… Nội dung chính cần được đánh giá bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức và chức năng các cơ quan địa phương trong lĩnh vực quản lý hạ tầng đô thị;
- Các quy định và các yêu cầu thông tin trong quản lý hạ tầng đô thị và trong các báo cáo thường kỳ;
- Hiện trạng dữ liệu hạ tầng đô thị gồm: dữ liệu bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hồ sơ quản lý, dữ liệu quy hoạch, dữ liệu chỉ số hạ tầng đô thị, các dữ liệu liên quan…
- Hiện trạng trang thiết bị cho GIS đang được sử dụng tại các cơ quan liên quan;
- Đánh giá nhu cầu đào tạo GIS - số lượng cán bộ và mức trình độ kỹ năng cần đào tạo (theo phiếu điều tra).
Kết quả của bước này là xây dựng chi tiết khung thông tin cần quản lý đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương dựa trên khung thông tin tổng quát được mô tả tại mục 2.2.3 dưới đây.
2.2.3 Cơ sở xác định khung thông tin và lựa chọn chuẩn GIS hạ tầng đô thị 2.2.3.1 Cơ sở xác định khung thông tin dữ liệu quản lý hạ tầng đô thị
Việc thiết kế tổng thể CSDL GIS hạ tầng đô thị cần dựa trên kết quả rà soát hệ thống đô thị Việt Nam với 6 cấp đô thị (đô thị đặc biệt và đô thị loại I, II, III, IV, V) và hệ thống thể chế quản lý đô thị từ cấp trung ương đến cấp địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý hạ tầng đô thị.
Công việc xác định khung thông tin dữ liệu phục vụ quản lý hạ tầng đô thị được dựa trên việc rà soát các quy định quản lý của ngành các cấp (văn bản pháp lý, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng, hệ thống chỉ tiêu và quy định báo cáo...) như sau:
Quy định hiện hành về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Luật Xây dựng (16/2003/QH11) và Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng.
- Luật quy hoạch đô thị (30/2009/QH12).
- Hệ thống chỉ tiêu và báo cáo ngành Xây dựng, ban hành kèm theo QĐ số 28/2007/QĐ-BXD.
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc Phân loại đô thị.
56 - Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS) (24/11/2005).
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - QCXDVN 07:2008/BXD.
- Báo cáo hạ tầng môi trường ngành xây dựng (2008, 2010).
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - QCVN 01:2010/BXD.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế...
- Các văn bản quy định của Bộ Xây dựng: (1) Công văn số 2482/BXD-HTKT ngày 30/12/2009 về việc đề nghị cung cấp thông tin để xây dựng hệ thống CSDL quản lý thoát nước và chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam; (2) Công văn đề nghị Sở Xây dựng các địa phương cung cấp thông tin hiện trạng môi trường đô thị và sử dụng năng lượng năm 2008; (3) Công văn số 260/BXD-HTKT ngày 26/02/2009 của Bộ Xây dựng về công tác QLNN về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Hình 2.2: Quy định hiện hành về quản lý hạ tầng đô thị 2.2.3.2 Cơ sở lựa chọn chuẩn GIS hạ tầng đô thị
Về mặt kỹ thuật, việc áp dụng GIS trong quy hoạch và quản lý hạ tầng đô thị đang ngày càng được phổ biến rộng rãi và dần được thể chế hóa thông qua chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch của ngành. Cơ sở để thiết kế cấu trúc tổng thể CSDL GIS hạ tầng đô thị ngoài những quy định quản lý ngành mô tả ở mục trên, cần dựa trên các chuẩn dữ liệu không gian địa lý, chuẩn dữ liệu thuộc tính (thuộc chuẩn GIS quốc gia và quốc tế) nhằm đảm bảo hệ thống GIS hạ tầng đô thị có thể tương thích, dùng chung chia sẻ dữ liệu với các hệ CSDL khác.
Các chuẩn GIS quốc gia cần được sử dụng trong thiết kế CSDL GIS hạ tầng đô thị bao gồm:
1. Chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia do Bộ TN&MT ban hành theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT bao gồm: (a) hệ quy chiếu tọa độ VN2000; (b) quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý; (c) Quy chuẩn trình bày dữ liệu địa lý; và (d) các quy chuẩn khác;
2. Các quy phạm, quy định kỹ thuật liên quan như qui định kỹ thuật số hoá bản đồ địa hình, qui phạm thành lập bản đồ địa chính...;
3. Chuẩn mã tiếng Việt quốc gia do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định;
57 4. Chuẩn các mã số do Tổng cục Thống kê ban hành;
5. Chuẩn chuyên ngành xây dựng (do Bộ Xây dựng quy định) về hồ sơ quy hoạch, bản đồ, bản vẽ thiết kế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan...
Ngoài ra, các bộ chuẩn quốc tế về dữ liệu hạ tầng đô thị cũng cần được tham khảo, đặc biệt trong những trường hợp chưa có những quy định chuẩn của Việt Nam. Một trong những ví dụ là có thể tham khảo cấu trúc dữ liệu chuẩn của hãng ESRI (www.esri.com) đã được áp dụng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Cấu trúc dữ liệu chi tiết của từng lớp cụ thể được thiết kế dựa trên các chuẩn trên kết hợp với các quy định và yêu cầu quản lý trong thực tế như được trình bày chi tiết dưới đây.